Bài tập hóa học cơ bản

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2427Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập hóa học cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập hóa học cơ bản
BÀI TẬP HÓA HỌC CƠ BẢN
Câu 1: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2(dư) thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 26,7.	B. 12,5.	C. 25,0.	D. 19.6.
Câu 2: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tử R và khí hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. As.	B. S.	C. P.	D. N.
Câu 3: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau vào nước dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Vậy 2 kim loại kiềm là:
A. Na và K	B. K và Rb	C. Li và Na	D. Rb và Cs
Câu 4: Khi hòa tan kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch muối có nồng độ 18,199%. Kim loại M là :
A. Fe.	B. Mg.	C. Zn.	D. Cu.
Câu 5: Cho 17,70 gam hỗn hợp muối cacbonat và sunfat của kim loại X thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn, tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch BaCl2 1M. Kim loại loại X là
A. Li.	B. Na	C. K.	D. Rb.
Câu 6: Nung 20,8 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg và Al trong oxi một thời gian thu được 21,52 gam chất rắn X. Hòa tan X trong V ml dung dịch HCl 0,5M vừa đủ thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 300.	B. 150.	C. 200.	D. 400.
Câu 7: Cho 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là
A. 43,3 gam	B. 54,4 gam.	C. 40,3gam	D. 53,4 gam
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 7,33 gam.	B. 5,83 gam.	C. 7,23 gam.	D. 4,83 gam.
Câu 9: Hòa tan a mol Fe trong dung dịch H2SO4 thu được 12,32 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 75,2 gam muối khan. Giá trị của a là
A. 0,6.	B. 0,4.	C. 0,3.	D. 0,5.
Câu 10: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là
A. Zn.	B. Fe.	C. Al.	D. Mg.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3(loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 3,36.	D. 1,12.
Câu 12: Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,0 M thu được 11,82 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được kết tủa nữa. Hãy tính giá trị của V?
A. 3,584 lít	B. 3,36 lít	C. 1,344 lít	D. 3,136 lít
Câu 13: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Để đốt cháy 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?
A. 1,75	B. 1,6	C. 4	D. 2,67
Câu 14: Cho từ từ dung dịch có 0,4 mol HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol K2CO3 thu được V lít (đktc) khí. Giá trị của V là
A. 3,36.	B. 6,72.	C. 2,24.	D. 2,128.
Câu 15: Từ 34 tấn NH3 sản xuất 160 tấn dd HNO3 63%.Hiệu suất của phản ứng điều chế HNO3 là
A. 50%	B. 60%	C. 85%	D. 80%
Câu 16: Cho 50 gam hổn hợp X gồm bột Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hổn hợp X là
A. 40,8%.	B. 40%.	C. 20,4%.	D. 53,6 %.
Câu 17: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m.
A. 1,080 gam.	B. 0,810gam.	C. 1,755 gam.	D. 0,540 gam.
Câu 18: Dung dịch Y chứa: 0,1 mol Ca2+, 0,3 mol Mg2+, 0,4 mol Cl- và y mol HCO3-. Khi cô cạn dung dịch Y thu được muối khan có khối lượng là
A. 30,5 gam.	B. 37,4 gam.	C. 25,4 gam.	D. 49,8 gam.
Câu 19: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.Độ dinh dưỡng của phân lân trong supephotphat kép(chứa 98% Ca(H2PO4)2, còn lại là tạp chất không chứa photpho là
A. 60,68%.	B. 59,47% .	C. 61,92%.	D. 25,96%.
Câu 20: Cho 2,74 gam Ba vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và CuSO4 0,3M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,96.	B. 4,66.	C. 2,94.	D. 5,64.
Câu 21: Cho 7,5 gam hỗn hợp bột Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 8,400	B. 5,600	C. 19,60	D. 13,067
Câu 22: Dung dịch X chứa 0,015 mol Na+, x mol HCO3- , 0,1 mol NH4+ và 0,05 mol NO3-. Dung dịch Y chứa Ca(OH)2 1M. Cho từ từ 200 ml dung dịch Y vào dung dịch X, đun nóng nhẹ ( giả sử nước bay hơi là không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Y giảm là m gam. Giá trị của m là:
A. 8,2	B. 21,7	C. 6,5	D. 15,2
Câu 23: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55	B. 9,85	C. 19,70	D. 39,40
Câu 24: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5 M và BaCl2 0,4 M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 19,7 gam.	B. 29,55 gam.	C. 23,64 gam.	D. 17,73 gam.
Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm tan hết trong 200ml dung dịch chứa BaCl2 0,3M và Ba(HCO3)2 0,8M thu được 2,8 lít H2 (ở đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 43,34	B. 49,25	C. 31,52	D. 39,4
Câu 26: Hoà tan hết hỗn hợp Al và một oxit sắt bằng dung dịch HNO3 dư thu được 2,912 lít NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được 66,99 gam muối khan. Nếu hoà tan lượng muối khan này vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 14,4 gam chất rắn. Oxit sắt là :
A. Fe2O3	B. FeO2	C. Fe3O4	D. FeO
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X.Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m
A. 82,8 gam	B. 57,4 gam	C. 79 gam	D. 104,5 gam
Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 7,8.	B. 5,4.	C. 43,2.	D. 10,8.
Câu 29: Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,1M phản ứng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 1,17.	B. 2,34.	C. 1,56.	D. 0,78.
Câu 30: Cho 300 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M được dung dịch X. Cô cạn X được số gam chất rắn khan là
A. 13,2	B. 59,8	C. 73,8	D. 46,6
Câu 31: Thêm từ từ cho đến hết 0,5 mol dung dịch HCl vào hỗn hợp dung dịch Y gồm 0,2 mol NaOH và 0,15 mol NaAlO2. Lượng kết tủa thu được là:
A. 15,6 gam	B. 11,7 gam	C. 3,9 gam	D. 7,8 gam
Câu 32: Cho 20 gam hỗn hợp kim loại M và Al vào dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl ( số mol HCl gấp 3 lần số mol H2SO4) thì thu được 11,2 lít H2 (đktc) và 3,4 gam kim loại dư. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem cô cạn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 75,1 gam	B. 71,5 gam	C. 57,1 gam	D. 51,7 gam
Câu 33: Cho dung dịch chứa 0,2 mol H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa a mol NaOH vừa đủ sau phản ứng thu được dung dịch chứa 26,2 gam muối. Tính a?
A. 0,20.	B. 0,25.	C. 0,30.	D. 0,45.
Câu 34: Trộn lẫn dung dịch có chứa 100 gam H3PO4 14,7% với dung dịch 16,8 gam KOH. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là
A. 28,8 gam.	B. 31,5 gam.	C. 26,1 gam.	D. 14,7 gam.
Câu 35: Nung 31,8 gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat hóa trị II (hóa trị không đổi) đến khối lượng không đổi, còn lại 16,4 gam chất rắn. Hấp thụ toàn bộ khối lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là. 
A. 17,73 gam	B. 9,85 gam	C. 19,7 gam	D. 39,4 gam
Câu 36: Hoà tan m gam Na vào dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu được dung dịch X. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch X thu được 5,0 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,15	B. 4,6	C. 2,3	D. 3,45
Câu 37: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 a mol/l vào bình chứa 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 2a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,48 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào bình thì thu được V lít khí NO(dkc). Giá trị của V là
A. 0,448	B. 1,12	C. 0,896	D. 0,672
Câu 38: Cho hỗn hợp Y gồm ba kim loại K, Zn, Fe vào nước dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn B không tan có khối lượng 14,45 gam. Cho B vào 100 ml CuSO4 3M, thu được chất rắn C có khối lượng 16,00 gam. Thành phần % khối lượng của Fe trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40%	B. 50%	C. 30%	D. 20%
Câu 39: Chia 5,56 gam hỗn hợp X gồm Fe và 1 kim loại M có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau, phần 1 hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 1,568 lít H2. Phần 2 hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít NO( sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm theo khối lượng của M trong X là
A. 19,42%	B. 40,29%	C. 80,58%	D. 59,71%
Câu 40: Cho 47,4 gam phèn nhôm-kali (K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O) vào nước thu được dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 42,75 gam	B. 46,6 gam	C. 73,2 gam	D. 54,4 gam
Câu 41: Hỗn hợp X gồm M và R2O trong đó M là kim loại kiềm thổ và R là kim loại kiềm. Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào 58,4 gam dung dịch HCl 12% thu được dung dịch Y chứa 15,312 gam các chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là
A. 8,832	B. 3,408	C. 4,032	D. 8,064
Câu 42: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp: Fe, S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư chỉ thu được 3,584 lít NO ( đkc)và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 19,945 gam	B. 15.145 gam	C. 18,355 gam	D. 17,545 gam
Câu 43: Cho 9,2 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe vào 210 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 15,68 gam hai kim loại. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là 
A. 60,87%.	B. 24,35%.	C. 36,52%.	D. 70,43%.
Câu 44: Để 5,6 gam sắt trong không khí một thời gian thu được hỗn hợp X. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X vào 63 gam dung dịch HNO3 thu được 0,336 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được kết tủa lớn nhất. Nồng độ % của dung dịch HNO3 là
A. 50,5%.	B. 32,7%.	C. 60,0%.	D. 46,5 %.
Câu 45: Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2.	B. 32,4.	C. 10,8.	D. 21,6.
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam hiđrocacbon X bằng một lượng vừa đủ khí O2, thu được CO2 và 0,5 mol H2O. Công thức của X là
A. C4H8.	B. C4H10.	C. C3H6.	D. C3H8.
Câu 47: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,2.	B. 9,6.	C. 8,2.	D. 16,4.
Câu 48: Cho 0,05 mol triolein tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 14,4.	 B. 9,2.	 C. 27,6.	 D. 4,6.
Câu 49: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH. C. H2N-CH2-CH2-CH2- COOH .	D. H2N-CH2-COOH.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit đơn chức X thu được 2a mol CO2. Trong một thí nghiệm khác cho 0,2 mol anđehit X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa Giá trị lớn nhất có thể có của m là
A. 21,6 gam.	B. 43,2 gam.	C. 86,4 gam.	D. 64,8 gam.
Câu 51: Trung hòa một lượng axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1M.Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,2 gam muối khan.Công thức của axit là
A. HCOOH.	B. CH3COOH.	C. C2H3COOH.	D. C2H5COOH.
Câu 52: Cho 10,4 gam một hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch NaOH 4%. % khối lượng của etyl axetat trong X là
A. 42,3%.	B. 57,7%.	C. 88%.	D. 22%.
Câu 53: Đốt cháy hoàn toàn 15,84 gam hỗn hợp 2 este CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 cho toàn bộc sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 12,96 gam.	B. 27,36 gam.	C. 44,64 gam.	D. 31,68 gam.
Câu 54: Cho m gam một axit cacboxylic mạch không nhánh tác dụng với NaHCO3 dư được 2,24 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam axit trên tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9,1 gam muối. X là
A. axit fomic.	B. axit axetic	C. axit oxalic	D. axit acrylic
Câu 55: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 6 gam C2H5OH có mặt H2SO4 đậm đặc làm xúc tác. Tìm khối lượng este tạo thành khi hiệu suất 65% .
A. 5,72 gam	B. 8,8 gam	C. 13,2 gam	D. 13,54 gam
Câu 56: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức CxHyO . khi đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết (b – c) = 3a. Khi hidro hóa hoàn toàn 0,1 mol X thì thể tích H2 (đktc) cần là:
A. 2,24lit	B. 6,72 lit	C. 8,96 lit	D. 4,48 lit
Câu 57: Một hỗn hợp gồm phenol và benzen có khối lượng 25 gam khi cho tác dụng với dd NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp thu được tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 0,625 gam	B. 24,375 gam	C. 15,6 gam.	D. 9,4 gam.
Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH thu được 6,72 lít CO2 , 1,12 lít N2 và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
A. 17,4.	B. 9,4.	C. 8,7.	D. 15,2.
Câu 59: Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là :
A. C2H3COOCH3	B. CH3COOC2H3	C. HCOOC3H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu 60: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine (Meth). Đốt cháy 14,9 gam Meth thu được 22,4 lit CO2, 13,5 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Tỷ khối hơi của Meth so với H2 < 75. Công thức phân tử của Meth là
A. C20H30N2.	B. C8H11N3	C. C9H11NO.	D. C10H15N
Câu 61: Đun a gam hỗn hợp hai chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp hai muối của hai axit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiến nhau và một ancol. Giá trị của a là
A. 9,0.	B. 12,0.	C. 14,8.	D. 6,0.
Câu 62: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc nóng. Để có 74,25 kg xenlulozo trinitrat, cần dng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng dạt 90%). Giá trị của m là :
A. 10,5kg	B. 42,52kg	C. 52,5kg	D. 25,5kg
Câu 63: Sơ đồ điều chế ancol etylic từ tinh bột: Tinh bột glucozơ ancol etylic. Lên men 162 gam tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 80% và 90%. Thể tích dung dịch ancol etylic 400 thu được là (Biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 230 ml	B. 207 ml	C. 115 ml	D. 82,8 ml
Câu 64: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng dung dịch thay đổi:
A. giảm 10,4 gam.	B. tăng 7,8 gam.	C. giảm 7,8 gam.	D. tăng 14,6 gam.
Câu 65: Một hỗn hợp A gồm C2H6 , C2H4 , C3H4 . Cho 6,12 gam hỗn hợp A vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 7,35 gam kết tủa . Mặt khác lấy 2,128 lít hỗn hợp A (đktc) cho phản ứng với dung dịch Br2 1M thấy dùng hết 70 ml dung dịch Br2 . Khối lượng của C2H6 có trong 6,12 gam hỗn hợp A là
A. 3,0 gam.	B. 1,5 gam.	C. 1,2 gam.	D. 2,1 gam.
Câu 66: Dẫn hỗn hợp khí X chứa C2H2, C2H4, H2 qua Niken nung nóng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp Y qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,2 gam và thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Z thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Khối lượng hỗn hợp X là:
A. 5,9 gam.	B. 6,4 gam.	C. 7,5 gam.	D. 4,8 gam.
Câu 67: Lên men a gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 20 gam kết tủa Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,8 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của a là :
A. 30 gam.	B. 2 gam.	C. 20gam.	D. 3 gam.
Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa và khối lượng bình nước vôi tăng 16,8 gam. Giá trị của V là
A. 4,48.	B. 2,24	C. 6,72	D. 8,96
Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn m gam một este đơn chức X cần vừa hết 10,08 lit oxi đktc, sinh ra 8,96 lit CO2 đktc mặt khác m gam X phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M . Số đồng phân cấu tạo của X có dạng CxHy-OOCH là
A. 3.	B. 4	C. 7	D. 8
Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Tính m
A. 44 g	B. 52,8 g	C. 48,4 g	D. 33 g
Câu 71: Oxi hoá 46,08 gam ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành ba phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch KOH 1,0 M. Phần 2 tác dụng với Na dư thu được 7,168 lit H2 (đktc). 
Phần 3 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Biết hiệu suất phản ứng oxihoá ancol là 75 %. Giá trị của m là :
A. 43,20.	B. 86,4.	C. 77,76.	D. 120,96.
Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ và glixerol thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của glixerol trong hỗn hợp có giá trị là
A. 43,8 %	B. 46,7%	C. 23,4%	D. 35,1 %
Câu 73: Cho hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon X, Y, Z thuộc 3 dãy đồng đẳng khác nhau, hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1,5 : 3,2 rồi đốt cháy hoàn toàn thu được hỗn hợp chỉ gồm CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 1,3 : 1,2. Biết tỉ khối của khí B đối với hiđro là 19. Tỉ khối của khí A đối với hiđro là
A. 12	B. 10	C. 11	D. 13
Câu 74: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2- CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20g kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 8,2	B. 5,4	C. 8,8	D. 7,2
Câu 75: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Ala và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là :
A. 41,1 gam.	B. 43,8 gam.	C. 42,16 gam.	D. 34,8 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_DINH_LUONG_HOA_CO_BAN.doc