ĐỒ THỊ HÀM SỐ Y = AX + B Bài 1: Cho 3 đường thẳng : d1: y = 2x – 1; d2: y = 3x – 2; d3: y = (m -1)x + 3 Vẽ hai đường thẳng d1 và d2 trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy. Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng d1 và d2 . Tìm m để 3 đường thẳng trên đồng quy. Bài 2: Cho hàm số y = (2m + 3).x – n + 4 (d). Tìm m biết: (d) có tung độ gốc là 3 và đi qua điểm A(1 ; 3). (d) đi qua 2 điểm M(2 ; 4) và N( -1 ; 2). (d) đi qua gốc tọa độ và giao điểm của hai đường thẳng y = 2x + 4 và y = x - 5 Bài 3: Viết phương trình đường thẳng: Đi qua 2 điểm A(-1 ; 2) và B(2 ; -4). Có tung độ gốc là 3 và đi qua điểm M(2 ; 5). Đi qua hai điểm P(1 ; 3) và Q(2 ; -5). Bài 4: Tính khoảng cách giữa hai điểm: A(1 ; 1) và B( 3 : 5). C( -1 ; 2) và D( 3 ; -4). E( 3 ; -3) và F( 4 ; 2). M( -2; -3) và N( 3 ; -1). Bài 5: Cho hai đường thẳng : (d1): y = -2x + 4 và (d2): y = -x – 3. Vẽ đồ thị hai hàm số trên trên cùng một mặt phẳng tọa độ. Gọi A là giao điểm của hai đường thẳng trên và B, C là giao điểm của hai đường thẳng trên với trục Ox và Oy. Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC. Tìm m để (d1) ; (d2) và (d3): y = (3m + 1) x – 5 đồng quy. Bài 6 : Vẽ tam giác ABO trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Biết O(0 ; 0) , A(2 ; 3), B(5 ; 3) a) Tính diện tích tam giác ABO b) Tính chu vi tam giác ABO Bài 7: Cho hàm số y = (m-1).x + m a) Xác định m để đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 b) Xác định m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3 c) Vẽ đồ thị của 2 hàm số ứng với giá trị của m vừa tìm được ở câu a) và b) trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy Bài 8 : Cho các hàm số : y = x + 4 ; y = -2x + 4 a) Vẽ 2 đồ thị hàm số trên cùng mặt phẳng tọa độ b) 2 đường thẳng y = x + 4 ; y = -2x + 4 cắt nhau tại C và cắt trục hoành theo thứ tự tại A và B. Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC
Tài liệu đính kèm: