Bài tập dạng tăng giảm khối lượng môn Hóa học 9

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1717Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập dạng tăng giảm khối lượng môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập dạng tăng giảm khối lượng môn Hóa học 9
Bài 1 : Cho 32 gam bột đồng kim loại vào bình chứa 500 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian, cho phản ứng ngừng lại, người ta thu được hỗn hợp các chất rắn X cân nặng 62,4gam và dung dịch Y. Tính nồng độ mol của các chất trong Y.
Bài 2 : : Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R hóa trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2 . Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4%. Xác dịnh R. 
Bài 3: Hai lá kẽm có khối lượng bằng nhau, một lá ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2, một lá ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng lá thứ nhất giảm 0,05 gam. 
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Khối lượng lá kẽm thứ hai tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
Biết rằng cả hai trường hợp lượng kẽm bị hòa tan như nhau.
Bài 4: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 500ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả đồng và bạc sinh ra đều bám vào thanh sắt. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng là 100,48 gam.
Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt.
Bài 5: Cho 10,4g Hỗn hợp bột Mg và Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 2M, sau phản ứng thu được 19,2g chất rắn B và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc, rửa và nung kết tủa mới thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24g hỗn hơp 3 oxit. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 6: Cho 13,44g bột Cu vào một cốc đựng 500 ml dung dịch AgNO3 0,3M.Khuất đều hỗn hợp một thời gian, sau đó đem lọc ta thu được 22,56g chất rắn A và dung dịch B.
	1. Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B.Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi.
	2. Nhúng một thanh kim loại R nặng 15g vào dung dịch B,khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch, cân nặng 17,205g.Giả sử tất cả các kim loại thoát ra đều bám vào thanh kim loại R.Hỏi R là kim loại nào?
Bài 7: Cho a gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta lọc được a + 27,2 gam chất rắn gồm 3 kim loại và một dung dịch chỉ chứa một muối tan.Hãy xác định kim loại M và số mol chất tan trong dung dịch.
Bài 8: Cho 6,45g hỗn hợp 2 kim loại hóa trị (II) là A và B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí (đktc) và 3,2 gam chất rắn.Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5 M thu được dung dịch D và kim loại E.Lọc lấy E rồi cô cạn dung dịch D thu được muối khan F.
	1. Xác định kim loại A và B biết A đứng trước B trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
	2. Đem lượng muối F nung ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 6,16 g chất rănns và V lít hỗn hợp khí. Tính V(đktc) Biết khi nhiệt phân muối F tạo thành oxit kim loại, NO2 và O2 .
	3. Nhúng một thanh kim loại A vào 400ml dung dịch muối F có nồng độ mol là CM. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh kim loại ra rửa sạch và làm khô rồi cân lại thì thấy khối lượng của nó giảm đi 0,1 gam. Tính CM ,biết rằng tất cả kim loại sinh ra sau phản ứng bám trên bề mặt kim loại A.
Bài 9: Cho 6,85 gam kim loại hóa trị II vào dung dịch muối sunfat của một kim loại hóa trị II khác ( lấy dư ) thu được khí A và 14,55 gam kết tủa B.Gạn lấy kết tủa B nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C.Đem chất rắn C hòa tan trong dung dịch HCl lấy dư thấy chất rắn C tan một phần, phần cò lại không tan có khối lượng 11,65 gam.Xác định khối lượng nguyên tử của 2 kim loại và gọi tên.
Bài 10: Cho 80 gam bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng, đem lọc thu được dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong đem lọc thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Cho 40 gam bột kim loại R ( có hóa trị II) và 1/10 dung dịch D, Sau phản ứng hoàn toàn đem lọc tách được 44,575 gam chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và xác định kim loại R.
Bài 11: Có 2 thanh kim loại M ( có hóa trị II trong hợp chất). Mỗi thanh nặng 20gam
	1. Thanh thứ nhất được nhúng vào 100ml dung dịch AgNO3 0,3M. Sau một thời gian phản ứng,lấy thanh kim loiạ ra, đem cân thấy thanh kim loại nặng 21,52gam Nồng độ AgNO3 trong dung dịch còn lại là 0,1M. Coi thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại. Xác định kim loại M.
	2. Thanh thứ 2 được nhúng vào 460gam dung dịch FeCl3 20%. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, thấy trong dung dịch thu được nồng độ % của MCl2 bằng nồng độ % của FeCl3 còn lại. Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ : M + FeCl3 → MCl2 + FeCl2. Xác định khối lượng kim loại sau khi được lấy ra khỏi dung dịch.
Bài 12: Cho dung dịch A chứa CuSO4.
	1. Cho hỗn hợp gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg và 200ml dung dịch A rồi khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 2,2 gam phần không tan B.
	2. Nhúng đinh Sắt nặng 11,2 gam vào 200ml dung dịch A. Sau một thời gian lấy đinh Sắt ra, cô cạn dung dịch thì thu được 4,6 gam chất rắn khan C. Xác định khối lượng mỗi chất trong B, C. Biết Cu mới sinh ra bám hết vào đinh Sắt.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_dang_tang_giam_khoi_luong_HSG.doc