Bài tập Đại số 11 - Chương II: Tổ hợp – xác suất (Phần B)

doc 8 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 4913Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Đại số 11 - Chương II: Tổ hợp – xác suất (Phần B)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Đại số 11 - Chương II: Tổ hợp – xác suất (Phần B)
BÀI TẬP ÔN CHƯƠNG II
Một cơ quan có 4 cổng ra vào.
	a) Hỏi một người khách có thể chọn bao nhiêu cách ra vào cơ quan đó?
	b) Có thể chọn bao nhiêu cách vào ra cơ quan đó bằng 2 cổng khác nhau (cổng vào khác cổng ra)?
	ĐS: 
Có 10 môn học buổi sáng và 7 môn học buổi chiều.
	a) Hỏi có mấy khả năng học sinh lựa chọn để buổi sáng chỉ học 1 môn và buổi chiều chỉ học 1 môn?
	b) Hỏi có mấy khả năng học sinh lựa chọn để buổi sáng chỉ học 1 môn và buổi chiều không học môn nào?
	ĐS: 
Một người có 6 cái áo, 5 cái quần và 3 đôi giày. Trong đó có 3 áo sọc và 3 áo trắng, 2 quần đen, 2 đôi giày đen. Hỏi người đó có bao nhiêu cách chọn mặc áo – quần – giày, nếu:
	a) Chọn áo, quần, giày nào cũng được?
	b) Nếu chọn áo sọc thì với quần nào, giày nào cũng được; còn nếu chọn áo trắng thì chỉ mặc với quần đen và đi giày đen?
	ĐS: 
Một nhóm học sinh gồm có 30 em giỏi Toán và 20 em giỏi Văn. Có bao nhiêu cách chọn ra 5 học sinh sao cho có ít nhất 3 em giỏi Toán?
	ĐS: 
Một đồn cảnh sát có 9 người. Trong ngày cần cử 3 người làm nhiệm vụ ở địa điểm A, 2 người ở địa điểm B, còn 5 người thường trực tại đồn. Hỏi có bao nhiêu cách phân công?
	ĐS: 
Trong số 107 số điện thoại 7 chữ số thì những số có 7 chữ số khác nhau chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
	ĐS: 
Hội đồng quản trị của một công ty gồm 15 người. Từ hội đồng đó bầu cử ra một chủ tịch, một phó chủ tịch và 2 ủy viên kiểm tra) Hỏi có bao nhiêu cách?
	ĐS: 16380
Trong bình hoa có 10 bông hồng đỏ và 5 bông hồng trắng. Có bao nhiêu cách lấy ra từ bình hoa 4 bông hồng cùng màu?
	ĐS: 215
Một bộ sách gồm 30 tập. Hỏi có bao nhiêu cách sắp bộ sách đó lên kệ sách dài sao cho tập 1 và tập 2 không đứng kề nhau.
	ĐS: 30! – 2 . 29! = 28 . 29!
Hai nhân viên bưu điện cần phải chuyển 10 lá thư đến 10 địa chỉ. Hỏi họ có bao nhiêu cách phân công công việc đó?
	ĐS: 210
Cần phát 12 đề thi gồm 6 đề A và 6 đề B cho 12 học sinh, mỗi học sinh đều được 1 đề. Có bao nhiêu cách sắp xếp các học sinh ấy thành hai dãy mỗi dãy 6 học sinh sao cho các học sinh ngồi kề nhau thì không cùng đề với nhau còn các học sinh ngồi trước cùng đề với học sinh ngồi ngay phía sau.
	ĐS: 2 . 6! 6!
Có thể chia 12 quyển sách khác nhau cho 4 đứa trẻ theo bao nhiêu cách biết rằng:
a) Mỗi đứa trẻ được 3 quyển sách?
 	b) Hai đứa lớn nhất được 4 quyển sách mỗi đứa và hai đứa bé nhất được 2 quyển sách mỗi đứa?
 	ĐS: 	a) 369600; 	b) 207900.
Có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi cho 5 người khách:
a)	Vào 5 ghế thành 1 dãy
 	b)	Vào 5 ghế chung quanh một bàn tròn, nếu không có sự phân biệt giữa các ghế này?
	ĐS: a) 120 	b) 24
Một dãy ghế dành cho 3 nam và 2 nữ. Có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi nếu:
 	a)	Họ ngồi thế nào cũng được?
 	b)	Nam ngồi kề nhau, nữ ngồi kề nhau?
 	c)	Chỉ có nữ ngồi kề nhau?
 	ĐS: 	a) 120; 	b) 24; 	c) 24.
Xếp 6 người ngồi vào 1 dãy 6 ghế, có bao nhiêu cách nếu:
 	a)	Có 3 người trong họ muốn ngồi kề nhau?
 	b)	Có 2 người trong họ không muốn ngồi kề nhau?
 	c)	Có 3 người trong họ không muốn ngồi kề nhau đôi một?
 	ĐS: 	a) 144; 	b) 480; 	c) 144.
Có bao nhiêu cách xếp 5 người gồm 3 nam và 2 nữ vào một hàng ghế gồm 8 ghế nếu:
 	a)	Họ ngồi thế nào cũng được?
 	b)	Họ ngồi kề nhau?
 	c)	3 nam ngồi kề nhau, 2 nữ ngồi kề nhau và giữa hai nhóm này có ít nhất 1 ghế trống?
 	ĐS: 	a) 6720; 	b) 480; 	c) 144.
Một hàng ghế gồm 10 chiếc ghế. Có bao nhiêu cách sắp xếp một đôi vợ chồng ngồi vào các ghế đó nếu:
 	a)	Họ ngồi ghế nào cũng được?
 	b)	Họ ngồi kề nhau?
 	c)	Vợ ngồi bên phải chồng?
 	d.	Họ ngồi cách nhau một ghế?
 	ĐS: 	a) 90; 	b) 18; 	c) 9; 	d) 16.
Có bao nhiêu cách xếp 5 người vào một cái bàn có 5 chỗ ngồi sao cho A và B ngồi cạnh nhau nếu?
 	a)	Cái bàn là bàn dài?
 	b)	Cái bàn là bàn tròn không phân biệt các chỗ?
 	c)	Cái bàn là bàn tròn có đánh số (có phân biệt chỗ)?
 	ĐS: 	a) 48; 	b) 12; 	c) 60.
Lớp có 12 nam trong đó có An và có 8 nữ trong đó có Bình. Có bao nhiêu cách cử ra 5 người đi dự trại hè quốc tế sao cho phải có ít nhất hai nam, ít nhất hai nữ, hơn nữa An và Bình không đồng thời được cử đi?
	ĐS: 9240
Một lớp học có 15 học sinh ưu tú trong đó có An và Bình. Có bao nhiêu cách cử 4 học sinh ưu tú đi du học ở 4 nước khác nhau, mỗi nước một người, trong 4 người đó có An và Bình.
 	ĐS: 
Có 5 học sinh trong đó có An và Bình. Hỏi có bao nhiêu cách xếp họ lên một đoàn tàu gồm 8 toa nếu:
 	a) 5 người lên cùng một toa?	 	b) 5 người lên 5 toa đầu?
 	c) 5 người lên 5 toa khác nhau? 	d) An và Bình lên cùng toa đầu?
 	e) An và Bình lên cùng một toa?
 	f) An và Bình lên cùng một toa, ngoài ra không có người nào khác lên toa này?
 	ĐS: a) 7; 	b) 120; 	c) 6720 	d) 512; 	e) 4096; 	f) 343.
Giám đốc một công ty muốn chọn một nhóm 5 người vào hội đồng tư vấn. Trong công ty có 12 người hội đủ điều kiện để được chọn, trong đó có hai cặp vợ chồng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu:
 	a)	Hội đồng này có đúng một cặp vợ chồng?
 	b)	Hội đồng này không thể gồm cả vợ lẫn chồng (nếu có)?
 	ĐS: 	a) 112; 	b) 560.
Cho 5 quả cầu màu trắng có bán kính khác nhau và 5 quả cầu màu xanh có bán kính khác nhau. Người ta muốn xếp 10 quả cầu đó vào một hàng 10 chỗ cho trước.
 	a)	Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?
 	b) 	Có bao nhiêu cách xếp sao cho hai quả cầu đứng cạnh nhau thì phải khác nhau?
 	c)	Có bao nhiêu cách xếp sao cho 5 quả cầu trắng đứng kề nhau?
 	ĐS: 	a) 3628800; 	b) 28800; 	c) 86400.
Cho 1 thập giác lồi:
	a) Tìm số đường chéo?
	b) Tìm số tam giác có đỉnh là đỉnh của thập giác?
	c) Trong các tam giác trên có bao nhiêu tam giác có ít nhất một cạnh là cạnh của thập giác? Có bao nhiêu tam giác không có cạnh nào là cạnh của thập giác?
	ĐS: 
a) Cho trước 15 điểm trong mặt phẳng sao cho 3 điểm bất kỳ trong số đó không cùng nằm trên 1 đường thẳng. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua 2 điểm trong số đó?
b) Cho trước 25 điểm trong không gian sao cho 4 điểm bất kỳ trong số đó không cùng nằm trong 1 mặt phẳng. Có bao nhiêu tam giác nối 3 điểm bất kỳ trong số đó? Có bao nhiêu tứ diện nối 4 điểm bất kỳ trong số đó?
	ĐS: a) 105; 	b) 2300; 12650.
Một họ n đường thẳng song song cắt một họ m đường thẳng song song. Hỏi có bao nhiêu hình bình hành được tạo thành?
 	ĐS: 	
Cho một đa giác lồi n đỉnh (n ³ 4)
 	a)	Tính số đường chéo của đa giác này?
 	b)	Biết rằng 3 đường chéo không đi qua cùng một đỉnh thì không đồng quy, hãy tính số các giao điểm không phải là đỉnh của các đường chéo ấy?
 	ĐS: 	a) 	b) 
Cho tam giác ABC. Xét tập hợp đường thẳng gồm 4 đường thẳng song song với AB, 5 đường thẳng song song với BC và 6 đường thẳng song song với CA. Hỏi các đường thẳng này tạo được:
 	a)	Bao nhiêu tam giác?
 	b)	Bao nhiêu hình thang mà không phải là hình bình hành?
 	ĐS: 	a) 120; 	b) 720.
Có bao nhiêu số gồm 5 chữ số khác nhau được lập nên từ các số 1, 2, 3, 4, 5 và:	
	a) Bắt đầu với chữ số 3?
	b) Không bắt đầu với chữ số 5?
	c) Bắt đầu với số 54?
	d) Không bắt đầu với số 543?
Có 100000 chiếc vé số được đánh số từ 00000 đến 99999. Hỏi có bao nhiêu vé số gồm 5 chữ số khác nhau?
Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 ta có thể lập được bao nhiêu số chẵn, mỗi số gồm 5 chữ số khác nhau?
Có bao nhiêu số gồm n chữ số, trong đó các chữ số chỉ là 1, 2, 3, sao cho mỗi chữ số có mặt ít nhất một lần trong mỗi số đó?
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau từng đôi sao cho tất cả các chữ số đều khác không và có mặt đồng thời các chữ số 2, 4, 5.
 	ĐS: 1800.
Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số trong đó
 	a)	Có một chữ số 1?
 	b)	Có chữ số 1 và các chữ số đều khác nhau?
 	ĐS: 	a) 1225; 	b) 750.
a) Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau.
 	b)	Tính tổng các số ở câu a)
 	ĐS: 	a) 648; 	b) 355680.
Có bao nhiêu số lớn hơn 2000 với các chữ số khác nhau từng đôi lấy từ tập X = {0, 1, 2, 3, 4}
 	ĐS: 	168.
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số biết rằng hai chữ số đứng kề nhau phải khác nhau?
 	ĐS: 	59049
Với các chữ số 2, 3, 5, 8 có thể lập được bao nhiêu
 	a)	Số tự nhiên lớn hơn 400 và nhỏ hơn 600?
 	b)	Số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau từng đôi và chia hết cho 4?
 	ĐS: 	a) 16; 	b) 6.
Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau từng đôi và:
 	a)	Các số này lớn hơn 300000?
 	b)	Các số này lớn hơn 300000 và chia hết cho 5?
 	c)	Các số này lớn hơn 350000?
 	ĐS: 	a) 360; 	b) 120; 	c) 264.
Với 6 chữ số 2, 3, 5, 6, 7, 8 người ta muốn lập những số gồm bốn chữ số khác nhau.
 	a)	Có bao nhiêu số nhỏ hơn 5000?
 	b)	Có bao nhiêu số chẵn nhỏ hơn 7000?
 	ĐS: 	a) 120; 	b) 120.
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số khác nhau từng đôi và khác 0 biết rằng tổng của 3 chữ số này bằng 8.
 	ĐS: 	12.
Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số khác nhau từng đôi biết rằng tổng 3 chữ số này bằng 12.
 	ĐS: 	54.
Với các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 người ta muốn lập các số gồm 8 chữ số khác nhau từng đôi. Có bao nhiêu số trong đó
 	a)	Chữ số 1 có mặt 3 lần, mỗi chữ số khác có mặt đúng 1 lần?
 	b)	Chữ số 1 có mặt hai lần, chữ số 2 có mặt hai lần, mỗi chữ số khác có mặt đúng một lần?
 	ĐS: 	a) 6720 HD: ; b)10080 	HD: .
Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, có thể lập được bao nhiêu số có năm chữ số khác nhau từng đôi trong đó:
 	a)	Phải có mặt chữ số 0?	b)	Phải có mặt chữ số 6?
 	c)	Phải có mặt hai chữ số 0 và 6?
 	ĐS: 	a) b) c) 
Cho S = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10}. Có bao nhiêu tập con A của S trong mỗi trường hợp sau:
 	a)	A có 5 phần tử.
 	b)	A có 5 phần tử và phần tử bé nhất của A là 3.
 	c)	A có 5 phần tử và phần tử bé nhất của A bé hơn hay bằng 3.
 	ĐS: a) 252; b) 35; c) 231.
a) Có bao nhiêu tập con của {1, 2, ..., 11} chứa ít nhất một số chẵn?
 	b)	Có bao nhiêu tập con của {1, 2, ..., 12} chứa ít nhất một số chẵn?
 	ĐS: a) 211 – 26; b) 212 – 26.
Giả sử chỉ có một phần tư số tập con 5 phần tử của {1, 2, ..., n} chứa số 7. Hãy tìm n.
 	ĐS: 	n = 20.
Tính giá trị các biểu thức sau:	
	A = 	B = 	
	C = 	D = 
Giải các phương trình:
	a) 	b) 
	c) 	d) 
 	ĐS: 	c) x = 6 v x = 11; 	d) x = 7; 	
Giải các hệ phương trình
 	a)	b) 
 	c)	
 	ĐS: 	a) x = 5, y = 7; b) x = 7, y = 3; c) x = 7, y = 3.
Chứng minh rằng:
	a) (n!)2 > nn (nÎN, n³2)
	b) (nÎN, n³2); khi nào dấu “=” xảy ra)
Chứng minh các đẳng thức sau:
	a) (k £ n; k, nÎN)
	b) 	(4 £ k £ n)
	c) 
	d) 
Chứng minh các đẳng thức sau:
 	a)	b) 
 	c)	
 	d)	
 	e)	
 	f)	
 	g)	
 	h)	
 	ĐS: 	f. (1 + x)n(n + 1)n = (1 + x)2n. So sánh hệ số của xn ở cả 2 vế.
	g. Sử dụng công thức Pascal 
Tính các tổng sau:
 	a)	
 	b)	
 	c)	
 	d)	
 	e)	
 	ĐS: 	a) Khai triển các biểu thức và 
	b) Đạo hàm các hàm số: f(x) = (1 + x)n và g(x) = x(1 + x)n.
	d) ; e) 0.
CMR: (với k+3 ³ n ; n, kÎN) là 3 số hạng liên tiếp của 1 cấp số cộng.
Viết khai triển của biểu thức , từ đó chứng minh rằng :
Chứng minh các hệ thức sau:
	a) 
	b) 
	c) 
Chứng minh rằng:
	a) 
	b) 
Chứng minh: 
a) Tính I = 
	b) Chứng minh : 
Cho nÎN, chứng minh hệ thức sau:
Với giá trị nào của x thì số hạng thứ 4 trong khai triển của lớn hơn số hạng thứ 3 và thứ 5.
 	ĐS: 	.
Số hạng thứ 3 trong khai triển không chứa x. Với giá trị nào của x thì số hạng đó bằng số hạng thứ 2 trong khai triển .
 	ĐS: 	x = 2.
a) Dùng khai triển của P = , CMR số các hoán vị khác nhau của m chữ a, n chữ b, p chữ c là: N = 
	b) Áp dụng:Tính hệ số của đơn thức trong khai triển của P =  
Xác định hệ số của trong khai triển của P = 
Tìm số hạng không chứa x trong khai triển, biết:
a) , biết 
b) , biết tổng các hệ số trong khai triển bằng 64.
c) , biết tổng các hệ số bậc chẵn trong khai triển bằng 512.
d) , biết tổng hệ số của số hạng thứ hai và thứ 3 trong khai triển bằng 25,5.
 	ĐS: 	a) 792.	b) 240	c) 45a2	d) 
Tìm giá trị của x sao cho trong khai triển của, (n là số nguyên dương) có số hạng thứ 3 và thứ 5 có tổng bằng 135, còn các hệ số của ba số hạng cuối của khai triển đó có tổng bằng 22.
 	ĐS: 	x = 2; x = –1.
Tìm số nguyên dương n sao cho trong khai triển của tỉ số của số hạng thứ 4 và số hạng thứ 3 là 
 	ĐS: 	n = 5.
Tìm giá trị của x sao cho trong khai triển của hiệu số giữa số hạng thứ k + 1 và số hạng thứ k bằng 30 còn số mũ của x trong số hạng thứ k gấp đôi số mũ của x trong số hạng thứ k + 1.
 	ĐS:	
Với những giá trị nào của x, số hạng thứ 3 của khai triển bằng 3600.
Tìm giá trị của số thực x, sao cho trong khai triển tổng các số hạng thứ 3 và thứ 5 là 135, tổng của 3 hạng tử cuối là 22.
Gieo một đồng tiền hai lần, xét biến cố A = “ ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp ”. Tính n() và n(A).
Gieo đồng thời ba con xúc sắc cân đối, đồng chất. Gọi A là biến cố ba mặt không giống nhau. Tính n() và n(A).
Gieo một con xúc sắc hai lần. tính xác suất của biến cố:
A : “ tổng số chấm hai lần gieo bằng 8”.
B : “ tổng số chấm hai lần gieo là một số chia hết cho 9 ”.
C : “ tổng số chấm hai lần gieo là như nhau ”.
Gieo một con xúc sắc hai lần. Tính xác suất của biến cố:
A : “ lần đầu được mặt có số chấm lẻ, lần sau được mặt có số chấm lớn hơn 2 ”.
B : “ một lần được số chấm là chẵn, một lần được số chấm là lẻ ”.
Cho 7 số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Gọi X là tập hợp các số gồm hai chữ số khác nhau lấy từ 7 số trên. Lấy ngẫu nhiên 1 số thuộc X. Tính xác suất để:
Số đó là số lẻ.
Số đó chia hết cho 5
Số đó chia hết cho 9.
Một hộp đựng 8 viên bi xanh, 6 viên bi đỏ, cân đối, đồng chất. Lấy ngẫu nhiên 4 viên. Tính xác suất để được:
a) 4 viên bi màu xanh.	b) 4 viên bi màu đỏ.
c) 2 viên bi màu xanh và 2 viên bi màu đỏ.
Một hộp bóng đèn có 12 bóng, trong đó có 7 bóng tốt. Lấy ngẫu nhiên 3 bóng.Tính xác suất để lấy được:
ít nhất 2 bóng tốt	b) ít nhất 1 bóng tốt.
Một lớp học gồm 20 học sinh trong đó có 6 học sinh giỏi Toán, 5 học sinh giỏi Văn và 4 học sinh giỏi cả 2 môn. GVCN chọn ra 2 em. Tính xác suất để 2 em đó là học sinh giỏi.
Một hộp có 20 quả cầu giống nhau, trong đó có 12 quả cầu trắng và 8 quả cầu đen. Lấy ngẫu nhiên 3 quả. Tính xác suất để trong 3 quả chọn ra có ít nhất một quả màu đen.
Một tổ có 6 học sinh nam và 4 học sinh nữ. GVCN chọn ra 2 em đi thi văn nghệ. Tính xác suất để 2 em đó khác phái.
Một lớp có 30 học sinh, trong đó có 8 em giỏi, 15 em khá và 7 em trung bình. Chọn ngẫu nhiên 3 em đi dự đại hội. Tính xác suất để :
a) Cả 3 em đều là học sinh giỏi	b) Có ít nhất 1 học sinh giỏi
c) Không có học sinh trung bình.

Tài liệu đính kèm:

  • docdaiso11 chuong 2b.doc