Bài ôn tập môn hóa 12 - Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Trường THPT thành phố Sađec

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2832Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn hóa 12 - Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Trường THPT thành phố Sađec", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn hóa 12 - Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm - Trường THPT thành phố Sađec
TRƯỜNG THPT TP SAĐEC
Chương 6: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
Câu 1: Kim loại thuộc nhóm IIIA là kim loại nào dưới đây?
A. K	B. Ca	C. Na	D. Al
Câu 2: Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta dùng
A. CaSO4 	B.Ba(HCO3)2 	C. Na2SO4 	D. Na2CO3
Câu 3: Cho dãy các chất: Li, Na, Ca, K, Al, Ba. Có bao nhiêu chất là kim loại kiềm?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 4: Cấu hình electron của Mg(Z = 12) là :
A. 1s22s22p6 3s13p1 	B. 1s22s22p6. 	C. 1s22s22p63s1. 	D. 1s22s22p63s2
Câu 5: Kim loại kiềm thổ có số elerctron lớp ngoài cùng là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 6: Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa ion Ca2+, Mg2+ và
A. HCO3─	B. Cl─ C. SO42─	 D. Cả B và C đều đúng
Câu 7: CaCO3 còn gọi là :
A. thạch cao khan	B. đá vôi	C. Thạch cao sống	D. Vôi tôi
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
C. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
Câu 9: Hợp chất của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là:
A. Thạch cao sống.	 B. Vôi sống.	C. Đá vôi.	D. Thạch cao nung.
Câu 10: Al(OH)3 phản ứng được với cả hai dung dịch: 
A. Na2SO4, NaOH. 	B. NaOH, HCl. 	C. KCl, NaNO3. 	D. NaCl, HCl. 
Câu 11: Phương trình phản ứng nào sau đây chứng minh tính bazơ của NaHCO3?
A. NaHCO3 + NaOH ® Na2CO3 + H2O	B. 2NaHCO3 ®Na2CO3 + H2O + CO2
C. NaHCO3 + HCl ® NaCl + H2O + CO2	D. Na2CO3 + H2O+ CO2 ® 2NaHCO3
Câu 12: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là công thức của 
A. quặng boxit.	B. phèn chua.	C. phèn nhôm.	C. thạch cao sống.
Câu 13: Để điều chế Al(OH)3 người ta dùng cách nào dưới đây?
A. cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3	
B. cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Al(OH)3
C. cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3
D. cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2
Câu 14: Dãy kim loại nào sau đây thuộc kim loại kiềm thổ?
A. Li, Na, K	B. Mg, Na, K	C. Mg, Ca, K	D. Mg, Ca, Sr
Câu 15: Kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Be	B. K	C. Fe	D. Ag
Câu 16: Những chất nào sau đây không có khả năng vừa tác dụng được với dung dịch bazơ vừa tác dụng với dung dịch axit?
A. Al(OH)3	 B. MgO 	C. Al2O3 	D. NaHCO3
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: KHCO3 + X K2CO3 + H2O. X là hợp chất
A. KOH	B. NaOH	C. K2CO3	D. HCl
Câu 18: Cho phản ứng : aAl + bHNO3 cAl( NO3)3 + dNO2 + eH2O 
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên tố giản. Tổng hệ số (c + d + e) là:
A. 5	B. 6	C. 7	D. 14
Câu 19: Dãy gồm các chất tác dụng với H2O là :
A. K, Na, K2O, Cu B. Be, K, Na, Ca C. K, Na, CaO, K2O D. Cu, K, Na, K2O
Câu 20: Cho dãy các kim loại: K, Ca, Al, Li. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là :
A. K.   	B. Ca.   	C. Al.   	D. Li. 
Câu 21: Cho các chất sau : Al, Al2O3, Na2CO3, NaHCO3, BaCO3, Ba(HCO3)2. Số chất lưỡng tính là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 22: X có cấu hình electron 1s22s22p63s2. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 3, nhóm IIA.	B. chu kì 3, nhóm IIB.
C. chu kì 3, nhóm IA.	D. chu kì 3, nhóm IB.
Câu 23: Nguyên tố có năng lượng ion hóa lớn nhất là:
	A. Li	B. Na	C. K	D. Cs
Câu 24: Cho Al lần lượt vào dãy các chất: NaCl, NaOH, HCl, H2SO4 đặc nguội, CuSO4. Số phản ứng xảy ra là:
  A. 2.   	B. 4.   	C. 3.   	D. 5.
Câu 25: Chỉ dùng hóa chất nào trong các hóa chất dưới đây để nhận biết được 3 kim loại: K, Mg, Al.
A. H2O. 	B. Dung dịch HCl loãng. 	C. Dung dịch NaOH. 	D. Dung dịch NH3.
Câu 26: Nhiệt phân Ca(HCO3)2 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X gồm :
A. CaCO3	B. CaO	C. Ca(OH)2	D. Ca
Câu 27: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2+ H2O	B. Al2O3 +3CO → 2Al +3CO2
C. NaAlO2 +CO2 + H2O→ Al(OH)3 + NaHCO3	D. Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
Câu 28: Dãy kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe, Al, K	B. Ca, Al, Na	C. Na, Al, Fe	D. Ca, Al, Fe 
Câu 29: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là:
A. có kết tủa nâu đỏ.	B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng.	D. dung dịch vẫn trong suốt.
Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng : Na X Y NaHCO3 X, Y lần lượt là :
A. Na2O, NaOH B. NaCl, Na2SO4 	 C. NaCl, Na2O D. Na2O, NaCl
Câu 31: Phương pháp trao đổi ion làm mềm được
A. nước cứng tạm thời	B. nước cứng vĩnh cửu	C. nước mềm	D. cả A, B 
Câu 32: Thứ tự tăng dần tính khử của các kim loại kiềm thổ là : 
A. Mg , Ca , Sr , Be B. Sr , Ca , Mg , Be 
C. Be , Mg , Ca , Sr D. Ca, Be , Mg , Sr 
Câu 33: Cho biết K(Z = 19), cấu hình electron của ion K+ là:
A. 1s22s22p63s23p64s1	B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p64s2	D. 1s22s22p6
Câu 34: Trong nhóm IA, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì : 
A.tính khử kim loại tăng 	B. tính khử kim loại giảm 
C. bán kính nguyên tử giảm	D. tính khử kim loại không đổi 
Câu 35: Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit.
A. Cr2O3  	B. Na2O  	C. MgO.  	 D. K2O
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 6,44 g kim loại kiềm R bằng nước thu được dung dịch X và 3,136 lít khí (đktc). Kim loại là 
A. Li B. Na C. K D. Cs
Câu 37: Hòa tan 6,72 gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,016 lít H2 (đktc). Khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp là:
	A. 1,62 gam	B. 2,43 gam	C. 5,1 gam	D. 4,29 gam
Câu 38: Cho 1,88g K2O tác dụng với nước thu được 200ml dung dịch. Nồng độ mol của chất trong dung dịch là:
A. 0,04M	B. 0,02M	C. 0,4M	D. 0,2M
Câu 39: Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,04M. Số gam kết tủa thu được 
   A.  5,0 gam.   	B.  2,5 gam.   	C.  0 gam.   	D.  7,5 gam.  
Câu 40: Cho 3,8 g hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II, tác dụng với HCl dư cho 6,72l khí H2 (đktc). Xác định 2 kim loại
A. Mg, Ca                B. Be, Mg              C. Ca, Sr                   D. Sr, Ba
Câu 41: Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 10,08 lít H2 (đktc). Giá trị m là:
	A.21,6 gam	B. 10,8 gam	C. 5,4 gam	D. 1,08 gam
Câu 42: Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam Al trong dung dịch NaOH dư thì thể tích khí thu được (đktc) là :
A. 3,36 lít	B. 2,688 lít	C. 1,792 lít	D. Kết quả khác.
Câu 43: Để điều chế nhôm người ta tiến hành điện phân nóng chảy 6,12 gam nhôm oxit với hiệu suất 80%. Khối lượng nhôm thu được là:
	A. 4,05 gam	B. 2,592 gam	C. 10,8 gam	D. 3,24 gam
Câu 44: Cho NaOH dư vào dung dịch chứa 50,45 gam hỗn hợp MgCl2 và AlCl3. Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 10 gam rắn.Vậy khối lượng AlCl3 trong hỗn hợp đầu là :
A. 26,7 g 	B. 37,7 g C. 23,75 g 	D. 33,375 g
Câu 45: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,04 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng:
A. 0,000 lít 	C. 0,896 lít	B. 0,448 lít 	D. 1,344 lít
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 15,9 gam Mg, Al (theo tỉ lệ mol 1 : 5) trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 0,1 mol khí N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 14,8 gam B. 106,5 gam C. 127,3 gam. 	D. 121,3 gam.
Câu 47: Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là
A. 49,25 gam.        	B. 39,40 gam.        	C. 19,70 gam.        	D. 78,80 gam.
Câu 48: Trộn 24g Fe2O3 với 10,8g Al rồi nung ở nhiệt độ cao ( không có không khí ) . Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 9,408 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là 
A. 12,5% B. 60% C. 80% D. 90% 
Câu 49: Trộm 100 ml dung dịch HCl 0,06M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thì thu được 200 ml dung dịch X có pH = 13. Giá trị của a là:
	A. 0,04M	B. 0,05M	C. 0,06M	D. 0,07M 
Câu 50: Có 600 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 200 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc). Lấy 200 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 66,3 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tổng khối lượng muối có trong 600 ml dung dịch X là
A .38 gam B . 114 gam. C .83 gam D .228 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docCHƯƠNG 6-SADEC.doc