Bài ôn tập môn hóa 12 - Chương 5: Đại cương kim loại

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2924Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn hóa 12 - Chương 5: Đại cương kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn hóa 12 - Chương 5: Đại cương kim loại
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu 1: Kim loại tác dụng với Cl2 và HCl tạo cùng loại muối là
	A. Cu	 	 B. Al 	C. Fe	 	D. Ag
Câu 2: Loại phản ứng hoá học nào xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại?
	A. Phản ứng thế	B. Phản ứng oxi hoá – khử
	C. Phản ứng phân huỷ	D. Phản ứng hoá hợp
Câu 3: Điện phân dung dịch (điện cực trơ) chứa muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?
	A. NaCl	B. CaCl2	C. AgNO3 	D. AlCl3
Câu 4: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
 A. Bột sắt.	B. Bột lưu huỳnh.	C. Natri.	 D. Nước.
Câu 5: Dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, phương pháp loại bỏ tạp chất là 
	A. dùng Cu dư.	B. dùng Fe dư.	 C. dùng Zn dư.	 D. dùng Na dư.
Câu 6: X là kim loại phản ứng được với dd H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dd Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
	A. Mg, Ag.	 B. Fe, Cu.	 C. Ag, Mg.	 D. Cu, Fe.
Câu7: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, bột Cu. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp bột vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Hỏi dung dịch X chứa chất nào?
 A. AgNO3	B. FeCl3	C. NaOH	 D. Cả AvàB
Câu 8: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
	A. Cu, Al, Mg. 	B. Cu, Al, MgO. 	C. Cu, Al2O3, Mg.	D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 9 : Hỗn hợp X gồm Al , Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dd 
 A. dd NaOH (dư ) B. HCl ( dư ) 	C. AgNO3 ( dư ) D. NH3 (dư)
Câu 10: Nhúng một thanh Fe vào dd HCl, nhận thấy thanh Fe sẽ tan nhanh nếu ta nhỏ thêm một vài giọt dd nào sau đây?
	A. Dd H2SO4.	B. Dd Na2SO4.	C. Dd CuSO4.	D. Dd NaOH.
Câu 11: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl dư thì dãy các chất nào đều bị tan hết?
	A. Cu, Ag, Fe	B. Al, Fe, Ag	C. Cu, Al, Fe 	 D. CuO, Al, Fe 
Câu 12: Để điều chế Mg từ dung dịch MgCl2 người ta có thể :
	A. chuyển hóa dung dịch MgCl2 thành MgO rồi khử bằng H2 ở nhiệt độ cao
	B. dùng kim loại mạnh đẩy Mg ra khỏi dung dịch muối
	C. Điện phân MgCl2 nóng chảy 
	D. Cả 3 phương pháp trên.
Câu 13: Cho 14,5 g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít H2 ở (điều kiện tiêu chuẩn) cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối lượng muối khan tạo ra là:
	 A. 43,3g	 B. 33,8g	 C. 34,3g.	 D. 33,4g
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là
 A. 1,12 gam.	B. 11,2 gam.	C. 0,56 gam.	D. 5,6 gam. 
Câu 15: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dd H2SO4 0,1M thì khối lượng muối thu được là 
 A. 3,81g B. 4,81g C. 5,21g 	D. 4,86g
Câu 16: Cho hỗn hợp các chất rắn Fe, Zn, Al, CuO, Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A. Cho NH3 dư vào dung dịch A, thu khí được kết tủa B. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn C. Dẫn khí CO dư qua C thu được chất C, thành phần của chất C là:
A. Fe, Al2O3, MgO.	B. FeO, Al2O, ZnO.
C. Fe, Al2O3, MgO.	D. Fe, Al, MgO.
Câu 17: Cho hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm hai kim loại. Hai kim loại đó là
A. Al, Ag.	B. Fe, Cu.
C. Cu, Ag.	D. Fe, Ag.
Câu 18: Cho hỗn hợp gồm Na, K, Ca và Ba tác dụng với nước dư thì thu được 3,36 lit khí (đktc) và dung dịch A. Để trung hòa hết dung dịch A thì phải dùng hết bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2M?
A. 75ml.	B. 150ml.
C. 300ml.	D. 37,5ml.
Câu 19: Cho các thí nghiệm sau:
FeCl3 tác dụng với dd KI
AlCl3 tác dụng vói dd Na2CO3
NaHSO4 tác dụng với Ba(HCO3)2
Ca(HCO3)2 tác dụng với dd NaOH
Ba(OH)2 tác dụng với NH4Cl
Cu tác dụng với dd HNO3 loãng
Số thí nghiệm vừa có kết tủa vừa có khí thoát ra là
A. 2.	B. 3.
C. 4.	D. 5.
Câu 20: Hòa tan 29,6gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 có số mol bằng nhau bằng 450ml dung dịch HCl 2M thì thu được dung dịch A. Cho AgNO3 dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 129,15gam.	B. 139,95gam.
C. 114,8gam.	D. 125,6gam.
Câu 21: Cho các trường hợp sau:
Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuSO4.
Để thanh thép ngoài không khí ẩm.
Nhúng thanh nhôm vào dung dịch MgCl2.
Nhúng miếng sắt tây vào dung dịch HCl.
Có bao nhiêu trường hợp xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa?
A. 2.	B. 3.
C. 4.	D. 5.
Câu 22: Cho 18 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Mg và Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thì thu được 25,2gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A cần Vml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 450ml.	B. 900ml.
C. 225ml.	D. 2700ml.
Câu 23: Dãy các kim loại sau được xếp theo chiều tăng dần tính khử?
A. Ag, Ni, Sn, Fe, Zn, Mg, Al.	B. Ag, Sn, Ni, Fe, Zn, Al, Mg.
C. Ag, Ni, Sn, Fe, Zn, Al, Mg.	D. Ag, Sn, Fe, Ni, Zn, Al, Mg.
Câu 24: Hòa tan 8,1 gam hỗn hợp gồm Al, Mg bằng 450ml dung dịch HNO3 2M thì thu được 2,24 lit khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 50,9 gam.	B. 54,9 gam.
C. 21,3 gam.	D. 55,5 gam.
Câu 25: Cho khí V1lit khí CO đi m1gam qua hỗn hợp chứa Fe2O3 và CuO thì thu m2 gam được hỗn rắn gồm kim loại và các oxit kim loại. Cho hỗn hợp rắn trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thì thu được V2 lit khí NO. Mối quan hệ giữa V1, V2, m1, m2 là
A. V1 = V2.	B. V1 = V2.
C. V1 = V2+ (m1 – m2).	D. V1 = V2+ (m1 – m2).
Câu 26: Cho 1,66 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,2M, sau phản ứng thu được 4,64 gam hỗn hợp kim loại. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50,91%.	B. 67,47%.
C. 49,09%.	D.32,53%.
Câu 27: Dẫn khí H2 dư đi qua hỗn hợp CuO, MgO, Na2O, Fe3O4 sau phản ứng thu được hỗn hợp gắn gồm:
A. Cu, Na, MgO, Fe.	B. Cu, Na2O, Mg, Fe.
C. Cu, Na2O, MgO, Fe.	D. Cu, Na, Mg, Fe.
Câu 28: Dẫn khí CO từ từ qua m gam hỗn hợp CuO, ZnO, FeO, Fe2O3, Al2O3 thì thu được 20gam chất rắn và khí X. Dẫn X vào 200ml Ca(OH)2 2M thì thu được 30gam kết tủa, đun nóng dung dịch sau phản ứng lại có kết tủa nữa. Giá trị của m là
A. 24,8 gam.	B. 28gam.
C. 26,4 gam.	D. 36 gam.
Câu 29: Dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu ( biết phản ứng tạo ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất).
 A. 5,76 gam	 B. 6,4 gam
 C. 5,12 gam	 D. 8,96 gam
Câu 30: Điện phân 100ml CuSO4 0,1M, NaCl 0,1M đến khi catot bắt đầu thoát khí thì ngừng điện phân. pH của dung dịch sau khi điện phân là ( coi thể tích không đổi trong quá trình điện phân )
A. 2.	B. 3.
C. 1.	D. 4.
Câu 31: Cho các phát biểu sau
Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi quá- khử.
Trong các phản ứng hóa học, ion kim loại luôn thể hiện tính oxi hóa.
Ăn mòn kim loại và điện phân cực âm là anot xảy ra quá trình khử.
Hỗn hợp CuS; PbS có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng.
Hỗn hợp Cu; Fe(NO3)2 có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng.
Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 3.
C. 4.	D. 5.
Câu 32: Điện phân dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4 trong thùng điện phân không có màng ngăn. Sau một thời gian thu được 2,24 lít khí ở anot thì dừng lại, để yên bình điện phân đến khi catot không thay đổi. Khối lượng kim loại thu được ở catot là
 A. 12g. 	 B. 6,4g. 
 C. 17,6g. D. 7,86 g.
Câu 33: Có các dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
 A. 1	 B. 3	
 C. 2	 D. 4
Câu 34: Nhóm các ion kh«ng bÞ ®iÖn ph©n khi ë tr¹ng th¸i dung dÞch là :
 A. Cu2+,Al 3+,NO3-, Cl - B. Na+,Al 3+, Cl -,NO3-
 C. Na+,SO42-, Cl -,Al 3+ D. Na+,Al 3+,NO3-,SO42-
Câu 35: Cho các nhận định sau:
(1) Các kim loại kiềm là các chất khử mạnh, còn Ag, Au là những chất khử yếu. 
(2) Ở nhiệt độ thường, kim loại là chất rắn, trừ Hg là chất lỏng.
(3) Kim loại có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dễ dát mỏng, kéo dài.
(4) Có một số kim loại lưỡng tính như Al, Zn.
(5) Trong các phản ứng hoá học kim loại luôn luôn đóng vai trò chất khử. 
(6) Các nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. 
(7) Kim loại không bao giờ thu electron để trở biến thành ion âm.
Số nhận định đúng là:
 A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 36: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu diễn:
A. Nguyên tắc điều chế kim loại.	B. Tính chất hoá học chung của kim loại.
C. Sự khử của kim loại.	D. Sự oxi hoá ion kim loại.
Câu 37: Người ta gắn tấm kẽm vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để
	A. Vỏ tàu được chắc hơn
	B. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất không bị oxi hóa
	C. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa
	D. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường
Câu 38:Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là
	A. K; Ni; Al	B. Ni; Al; K	C. Al; Ni; K	D. Al; K; Ni
Câu 39: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?
	A. Fe, Al và Cu.	B. Zn, Mg và Fe.	C. Fe, Mn và Ni.	D. Ni, Cu và Ca.
Câu 40: Dãy gồm các kloại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là: 
 A. Cu, Pb, Ag. 	B. Fe, Al, Cr. 	 C. Fe, Mg, Al. 	D. Cu, Fe, Al. 
Câu 41Cho các kim loại và các dung dịch sau: Al, Cu, FeSO4, HNO3 loãng, HCl, AgNO3. Số lượng phản ứng xảy ra giữa từng cặp chất là
	A. 7	B. 8	C. 9	D. 10
Câu 42: Thực hiện các thí nghiệm hóa học sau :
1) Khử Fe2O3 bằng khí CO dư ở nhiệt độ cao. 2) Cho Mg dư vào dd FeCl3.
3) Điện phân dd CuSO4 ,anot than chì. 4) Dùng Na tác dụng dd FeSO4. 
Có mấy thí nghiệm có sinh ra kim loại sau phản ứng?
A. 4	 B. 3.	 C. 1.	 D. 2
 Câu 43: Có 3 ống nghiệm đựng3 dung dịch: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo thứ tự ống là 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm( giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ:
A. X giảm, Y giảm, Z không đổi.	 B. X tăng, Y giảm, Z không đổi.
 C. X giảm, Y tăng, Z không đổi. D. X tăng, Y tăng, Z không đổi.
 Câu 44: Hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg. Cho hỗn hợp tác dụng với axit HCl dư thì thể tích khí (đktc) thu được là:
A. 11,2 lit.	B. 6,72 lit	C. 4,48 lit	D. 8,96 lit
Câu 45: Cho 0,56 gam Fe vào 50 ml dung dịch AgNO31M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 2,16g	B. 5,4g	C. 3,24g	D. 4,25.
Câu 46: Cho Zn dư vào dung dịch Cu(NO3)2, Mn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Số phản ứng hóa học xảy ra là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 47: Cho các chất : K ; Ca; Mg ; MgO; CaO; Al2O3 ; Na2CO3. Có bao nhiêu chất tan được trong nước ở nhiệt độ thường tạo thành dd có môi trường kiềm. 
 A. 3	 B. 6	 C. 5	 D. 4
Câu 48: Khi cho khí H2 đi qua hh A chứa : CuO , Fe2O3 ,MgO, Al2O3 đun nóng ., được chất rắn X. Cho X vào dd NaOH đặc dư , khuấy kỹ thu đuợc chất rắn Y . Nếu pứ xảy ra hoàn toàn ,thì chất rắn Y gồm : 
 A. Mg, Cu, Fe B. MgO, Fe2O3, Cu C. MgO, Cu, Fe	. Mg, Cu, Fe,Al 
 Câu 49. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 2,80.	 B. 3,08.	 C. 3,36.	 D. 4,48.
 Câu 50: Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là
 A. 1,28 gam và 1,400 lít.	 B. 2,40 gam và 1,848 lít. 
 C. 1,28 gam và 2,744 lít. D. 2,40 gam và 1,400 lít.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHƯƠNG 5 -LVUNG 2.doc