Bài ôn tập hóa 12: Hidrocacbon

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập hóa 12: Hidrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập hóa 12: Hidrocacbon
HIDROCACBON
Câu 1: Cho các chất CH3-CHCl2; ClCH=CHCl; CH2=CH-CH2Cl, CH2Br-CHBr-CH3; CH3-CHCl-CHCl-CH3; CH2Br-CH2-CH2Br. Số chất khi tác dụng với dung dịch NaOH loãng đun nóng tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Cu(OH)2/OH- là:
	A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 2: Cho các chất: C2H2, C2H4, C2H5OH, CH3COOCH=CH2, CH2=CH-CH2Cl, 
	CH3-CHCl2, CH3COOCH(Cl)-CH3. Số lượng chất tạo trực tiếp ra andehit bằng 1 phản ứng là
	A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 3: Cho các chất: buta-1,3- đien, benzen, ancol anlylic, anđehit axetic, axit acrylic, vinylaxetat. Khi cho các chất đó cộng H2 dư (xúc tác Ni,to) thu được sản phẩm hữu cơ, đốt cháy sản phẩm hữu cơ này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Số chất thỏa mãn là:
	A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: X là dẫn xuất đibrom sinh ra khi cho isopentan phản ứng với brom có chiếu sáng. Thủy phân hoàn toàn X cho hợp chất hữu cơ đa chức Y hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của Y là
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 8.
Câu 5: X là hidrocacbon ở thể khí điều kiện thường tác dụng với AgNO3?NH3 số công thức cấu tạo thõa mãn là:
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 8.
ANCOL – PHENOL - ETE
Câu 1: Cho các chất sau: Phenol(1), Anilin(2), Toluen(3), Metyl phenyl ete(4), m-nitro phenol(5). Số chất tác dụng với nước Brom là
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 2: Trong số các dung dịch sau: (1) glucozơ, (2) 3-monoclopropan-1,2-điol (3MCPD), (3) etilenglicol, (4) KOH loãng, (5) tripeptit, (6) amoniac, (7) propan-1,3-điol. Số các dung dịch hoà tan được Cu(OH)2 là
	A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 3: Chỉ ra số câu đúng trong các câu sau: (1) Phenol, axit axetic, CO2 đều p/ứ được với NaOH; (2) Phenol, ancol etylic không p/ứ với NaHCO3; (3) CO2, và axit axetic p/ứ được với natriphenolat và dd natri etylat; (4) Phenol, ancol etylic, và CO2 không phản ứng với dd natri axetat; (5) HCl p/ứ với dd natri axetat, natri p-crezolat
	A. 5	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 4: Cho ancol X có CTPT C5H12O, khi bị oxi hoá tạo sp tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X là
	A. 7	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C.	(2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic.
(3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol.
(4) Phenol tan tốt trong etanol.	(5) Phenol làm quỳ tím hóa đỏ.
(6) Nhóm OH phenol không bị thế bởi gốc axit như nhóm OH ancol.
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
	A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 6.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
	a) Đốt cháy hoàn toàn1 ancol no,đơn chức ta luôn thu được 
	b) Oxi hóa hoàn toàn ancol bằng CuO ta thu được andehit 	c) Nhiệt độ sôi của ancol anlylic lớn hơn propan-1-ol
	d)	Để phân biệt etylen glicol và glixerol ta dùng thuốc thử Cu(OH)2
	e)	Đun nóng etanol (xt H2SO4 ) ở 140C ta thu được etilen
	Số phát biểu không đúng là:
	A. 1 	B.2 	C.3 	D.4
Câu 7: Cho các nhận xét sau: phenol dễ dàng làm mất màu nước brom do nguyên tử hiđro trong vòng benzen dễ bị thay thế (1); Phenol làm mất màu nước brom do phenol dế dàng tham gia phản ứng cộng brom (2); phenol có tính axit mạnh hơn ancol (3); phenol tác dụng được với dd NaOH và dd Na2CO3 (4); phenol tác dụng được với Na và dd HCHO (5); phenol và ancol etilic đều tan tốt trong nước (6); Tất cả các đồng phân ancol của C4H9OH đều bị oxi hóa thành anđehit hay ancol (7). Số nhận xét đúng là:
	A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
ANĐÊHIT – AXIT CACBOXYLIC
Câu 1: Cho các chất sau đây trộn với nhau
(1) CH3COONa + CO2 + H2O 	(2) (CH3COO)2Ca + Na2CO3 (3) CH3COOH + NaHSO4	(4) CH3COOH + CaCO3 (5) C17H35COONa + Ca(HCO3)2	 (6) C6H5ONa + NaHCO3
	Số phản ứng xảy ra là
	A. 3	B. 4	C. 6	D. 2
Câu 2: Cho các chất: anđehit acrylic, axit fomic, phenol, poli etilen, stiren, toluen, vinyl axetilen. Số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng với dung dịch nước brom là?
	A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
Câu 3: Cho các nhận xét sau:
1. Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt.
2. Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục.
3. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ có chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
4. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt.
5. Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và đun nóng.
	Số nhận xét đúng là:
	A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 4: Cho các phát biểu sau: Anđehit chỉ thể hiện tính khử; Anđehit phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra ancol bậc một; Axit axetic không tác dụng được với Cu(OH)2; Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic; Nguyên liệu để sản xuất axit axetic theo phương pháp hiện đại là metanol. Số phát biểu đúng là
	A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
ESTE – CHẤT BÉO
Câu 1: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl(thơm), HCOOC6H5(thơm), C6H5COOCH3(thơm), HO-C6H4-CH2OH(thơm), CH3COOCH=CH2. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nhiệt độ cao, áp suất cao cho sản phẩm có hai muối?
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 2: X là este 2 chức có tỉ khối hơi so với H2 bằng 83. X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4 và nếu cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 cho tối đa 4 mol Ag. Số công thức cấu tạo thỏa mãn thỏa mãn điều kiện trên của X là:
	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 6.
Câu 3: Cho các phát biểu sau: (1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức mạch hở trong dd kiềm thu được muối và ancol. (2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xt H2SO4 đặc) là p/ứ thuận nghịch. (3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (xt H2SO4 đặc), nguyên tử O của ptử H2O có nguồn gốc từ axit. (4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. (5) Các axit béo đều là cácaxit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn. Số phát biểu đúng là:
	A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 33: Cho các nhận định sau:
(1) Peptit chứa từ hai gốc aminoaxit trở lên cho phản ứng màu biure
(2) Tơ tằm là polime được cấu tạo chủ yếu từ các gốc của glyxin và alanin
(3) Ứng với công thức phân tử C2H8N2O3 có 3 CTCT dạng muối amoni
(4) Khi cho propan-1,2-điamin tác dụng với NaNO2/HCl thu được ancol đa chức
(5) Tính bazơ của C6H5ONa mạnh hơn tính bazơ của C2H5Ona
(6) Các chất HCOOH, HCOONa, HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng gương
Số nhận định đúng là:
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 6
Câu 37: Cho các phản ứng sau đây
(1) Tinh bột + H2O(H+, t0) 	(2) Policaproamit + H2O(H+, t0) 	
(3) Polienantoamit + H2O(H+, t0) 	(4) Poliacrilonitrin + Cl2(as) 	
(5) Pliisopren + nS 	(6) Cao su Buna-N + Br2(CCl4) 	
(7) Poli(metyl acrylat) + NaOH(đun nóng) 
(8) Nilon-6 + H2O(H+, t0) 	(9) Amilopectin + H2O(H+, t0) 
	(10) Cao su thiên nhiên (t0) 	(11) Rezol (đun nóng 1500C) 	
(12) Poli(hexa metylen-ađipamit) + H2O(H+, t0) 
Số phản ứng thuộc loại cắt mạch Polime là:
	A. 7	B. 6	C. 8	D. 9
Câu 22: Trong các nhận xét sau:KLPT của một amin đơn chức luôn là số lẻ (1) ; các amin đều độc(2) ; benzylamintan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím (3) ; anilin dể dàng phản ứng với dd brom là do ảnh hưởng của nhóm NH2 đến nhân thơm (4). Số nhận xét đúng là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
1. Độ ngọt của saccarozơ cao hơn fructozơ.
2. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng phản ứng tráng gương.
3. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
4. Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.
5. Thuốc súng không khói có công thức là: [C6H7O2(ONO2)3]n.
6. Xenlulozơ tan được trong Cu(NH3)4(ỌH)2.
Số nhận xét đúng là:
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 35: Cho các polime sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron, cao su buna-S, poli vinylclorua, poli vinylaxetat, nhựa novolac. Số polime có chứa nguyên tố oxi trong phân tử là:
	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 9: Trong các chất sau: tripanmitin, alanin, crezol, hiđroquinon, cumen, phenol, poli(vinyl axetat), anbumin. Có bao nhiêu chất có phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng ?
	A. 6.	B. 4.	C. 8.	D. 7.
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12O3N2 khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai khí làm xanh quỳ tím tẩm nước cất. X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 16: Trong các chất sau: glucozơ; fructozơ; saccarozơ; mantozơ; tinh bột; xenlulozơ. Số chất phản ứng được với AgNO3/NH3 và số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường lần lượt là: 
	A. 4 và 3 B 3 và 4 C. 3 và 6 D. 4 và 6
Câu 26: Cho các polime: thủy tinh hữu cơ; nilon 6; nilon 6.6; nilon 7; nhựa novolac; tơ olon; poli vinyl axetat. Số polime bị thủy phân trong môi trường H+/OH- là:
	A.2 	B.3 	C.4 	D.5
Câu 11: Cho các chất sau đây, có bao nhiêu chất là chất điện li mạnh: AgCl, CaCl2, CuCl2, KHCO3, CaCO3, C6H6, C2H5OH, K2Cr2O7, CH3COONa, NH4NO3, ClNH3-CH2COOH, Axit benzoic.
	A. 10	B. 9.	C. 8.	D. 7.
Câu 28: Cho các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề đúng?
Các nguyên tử các nguyên tố đều chứa 3 loại hạt cơ bản n, p ,e.
Mỗi obitan nguyên tử chỉ chứa tối đa 2 electron.
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học bằng nguyên tử khối của đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử cao nhất.
Các electron trong lớp vỏ được sắp xếp theo các lớp từ bé đến lớn và trong một phân lớp thì các e sắp xếp sao cho số electron độc thân là lớn nhất.
Các nguyên tử liên kết với nhau để giảm năng lượng các electron.
- 	Ở điều kiện bình thường, tất cả các nguyên tử đều ở trạng thái liên kết hóa học.
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 32: Cho các yếu tố sau: Nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt, môi trường phản ứng, tia bức xạ, nồng độ, sự khuấy trộn. Có bao nhiêu yếu tố có thể làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch?
	A. 4.	B. 3.	C. 8.	D. 5.
Câu 39: Cho các nhận xét sau:
Trong các phản ứng hóa học, oxi luôn thể hiện tính oxihoa.
Các halogen không tác dụng với N2, O2.
Thu khí N2 trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp dời chỗ nước.
Trong công nghiệp có thể thu O2 và N2 bằng chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Có thể điều chế HCl, HBr, HI trong PTN bằng phương pháp sunphat.
Phân đạm Ure là phân bón trung tính và có hàm lượng đạm cao nhất trong các loại phân đạm hiện nay.
Nguyên liệu sản xuất H2SO4 trong công nghiệp là FeS2, S.
Than đá ở Quảng Ninh có chất lượng cao vì chủ yếu là than cốc.
Số nhận xét đúng là:
	A. 7.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 44: Cho sơ đồ phản ứng sau
	MgCO3 MgCl2 Mg Mg(NO3)2 Mg(OH)2
đpdd
	(1) MgCO3 + 2HCl MgCl2 + C O2 + H2O	
	(2) MgCl2 Mg + Cl2
	(3) Mg + 2HNO3loãng Mg(NO3)2 + H2	
	(4) Mg(NO3)2 + 2KOH Mg(OH)2 + 2KNO3
	Cho biết những phản ứng nào sai:
	A. (1) và (3)	B. (2) và (4)	C. (2) và (3)	D. (1) và (2)
Câu 49: Cho các cặp chất sau tác dụng với nhau ở điều kiện nhiệt độ thích hợp:
1) Mg + CO2	2) Cu + HNO3 đặc 	3) NH3 + O2
4) Cl2 + NH3	5) Ag + O3	6) H2S + Cl2
7) HI + Fe3O4 8) CO + FeO
	Có bao nhiêu phản ứng tạo đơn chất là phi kim?
	A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 7.
Câu 2: Trong số các cặp chất (trong dung dịch) sau: KClO3 và HI; NH4Cl và NaNO2; HF và SiO2; CaOCl2 và HCl; H2S và Cl2; SO2 và KMnO4; HBr và H2SO4 đặc, số cặp có xảy ra phản ứng oxi hoá khử trong điều kiện thích hợp là
	A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Sục H2S vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng. 
(2) Cho CaC2 vào dd HCl dư. 
(3) Cho nước vôi trong vào nước có tính cứng toàn phần. 
(4) Cho xà phòng vào nước cứng. 
(5) Sục SO2 vào dung dịch BaCl2. 
(6) Cho supephotphat kép vào nước vôi trong. 
Số thí nghiệm có kết tủa xuất hiện là
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 6
Câu 7: Sục H2S đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2, ZnCl2, BaCl2, HCl sau khi các phản ứng hoàn toàn thì số chất kết tủa tạo thành
	A. 1	B. 3	C. 2	D. 0
Câu 15: Trong các hỗn hợp sau: (1) 0,1mol Fe và 0,1 mol Fe3O4; (2) 0,1mol FeS và 0,1 mol CuS; (3) 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4; (4) 0,02 mol Cu và 0,5 mol Fe(NO3)2; (5) 0,1 mol MgCO3 và 0,1 mol FeCO3. Những hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư là
	A. (1), (3), (4), (5).	B. (1), (2), (5).	
	C. (1), (3), (5).	D. (1), (2), (4), (5).
Câu 45: Cho các thí nghiệm sau:
	1. Sục Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2. 	2. Sục CO2 vào dung dịch cloruavôi.
	3. Sục O3 vào dung dịch KI. 	4. Sục H2S vào dung dịch FeCl2.
5. Cho HI vào dung dịch FeCl3. 	
6. Cho dung dịch H2SO4 đặc nóng vào NaBr tinh thể.
Số trường hợp xẩy ra phản ứng oxi hóa khử là:
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 3.
Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau: Cho Fe vào dung dịch HCl; Đốt dây sắt trong khí clo; Cho Fe dư vào dd HNO3 loãng; Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư; Cho Fe vào dd KHSO4. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
	A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Câu 9: Số hiđrocacbon ở thể khí (đktc) tác dụng được với dd AgNO3 trong NH3 là:
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 11: Cho các phát biểu sau: Dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ; Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa cho nhau; Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở; Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ; Saccarozơ thể hiện tính khử trong phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là:
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 27: Cho các thí nghiệm sau
	(1) Cho AgNO3 vào dung dịch HF 
(2) Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3
(5) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch Cu(OH)2
(6) Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư
 	Số thí nghiệm sau khi phản ứng hoàn toàn cho kết tủa là:
	A.1 	B.2 	C.3 	D.4

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_TAP_ON_TAP_LY_THUYET_MUC_DO_3_TT.doc