Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 5

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài luyện tập môn hóa học Luyện tập phần 5
Luyện Tập 5
Câu 1. Nguyên nhân gây ra tính bazơ của amin là:
	A. do amin dễ tan trong nước.	B. do nguyên tử N còn cặp electron tự do.
	C. do phân tử amin bị phân cực.	D. do amin có khả năng tác dụng với axit.
Câu 2. Trong các chất: CH3CH2NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N và NH3. Chất có tính bazơ mạnh nhất là:
	A. NH3.	B. (CH3)3N.	C. (CH3)2NH.	D. CH3CH2NH2.
Câu 3. Trong các chất: CH3NH2; C2H5NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2.Chất có tính bazơ mạnh nhất là:
	A. CH3NH2.	B. C2H5NH2.	C. (CH3)2NH.	D. C6H5NH2.
Câu 4. Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 có thể dùng dung dịch:
	A. HCl.	B. HNO3.	C. HCl và NaOH.	D. NaOH và Br2.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Anilin tác dụng được với HBr vì trên N còn có đôi electron tự do.
	B. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút e của nhân thơm lên nhóm chức NH2.
	C. Anilin tác dụng được với dung dịch Br2 vì có tính bazơ.
	D. Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
Câu 6. Tên gọi của aminoaxit có công thức cấu tạo CH3 – CH(NH2) – COOH là:
	A. axit - aminopropionic.	B. axit - aminoaxetic.
	C. axit - aminopropionic.	D. axit - aminoaxetic.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 :3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,83	B. 18,29	C. 19,19	D. 18,47
Câu 8. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí , làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 8,2.	B. 10,8.	C. 9,4.	D. 9,6.
Câu 9. Chất X ( chứa C,H,O,N) có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố C,H,O lần lượt là 40,45%;7,86%; 35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl, X có nguồn gốc từ thiên nhiên và 
MX <100. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
	A. CH3CH(NH2)COOH.	B. H2NCH2CH2COOH.
	C. H2NCH2COOH.	D. H2NCH2CH(NH2)COOH.
Câu 10. Cho 18,6 gam một ankylamin tác dụng với dung dịch FeCl3 (dư), thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của ankylamin là:
A. CH3NH2.	B. C2H5NH2.	C. C3H7NH2.	D. C4H9NH2.
Câu 11. X là một - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH, Cho 0,89 gam X phản ứng vừa đủ với NaOH tạo ra 1,11 gam muối. Công thức cấu tạo của X có thể là:
	A. NH2 – CH2 – COOH.	B. CH3 – CH(NH2) – COOH.
	C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH.	D. NH2 – CH = CH – COOH. 
Câu 12: Dung dịch metylamin trong nước làm
	A. quì tím không đổi màu. 	B. quì tím hóa xanh.
	C. phenolphtalein hoá xanh. 	D. phenolphtalein không đổi màu.
Câu 13: Chất có tính bazơ là	
	A. CH3NH2. 	B. CH3COOH. 	C. CH3CHO. 	D. C6H5OH.
Câu 14: Đem trùng ngưng hỗn hợp gồm 22,5 gam glyxin và 44,5 gam alanin thu được m gam protein với hiệu suất mỗi phản ứng là 80%. Vậy m có giá trị là:
	A. 42,08 gam.	B. 38,40gam	C. 49,20gam	D. 52,60 gam
Câu 15: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
	A. 11,95 gam. 	B. 12,95 gam. 	C. 12,59 gam. 	D. 11,85 gam.
Câu 16: Cho 5,9 gam etylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C3H7NH3Cl) thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
	A. 8,15 gam. 	B. 9,65 gam. 	C. 8,10 gam. 	D. 9,55 gam.
Câu 17: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
	A. 7,65 gam. 	B. 8,15 gam. 	C. 8,10 gam. 	D. 0,85 gam.
Câu 18: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
 	A. 18,6g 	B. 9,3g 	C. 37,2g 	D. 27,9g.
Câu 19: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
 A. C2H5N 	B. CH5N 	C. C3H9N 	D. C3H7N
Câu 20: Nicotine là một chất hữu cơ có trong thuốc lá, gây nghiện và mầm mống của bệnh ung thư. Hợp chất này được tạo bởi 3 nguyên tố C,H,N. Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine , thu được nitơ đơn chất, 1,827 gam H2O và 3,248 lit (ở đktc) khí CO2. CTĐG của nicotine là:
	A. C3H5N.	B. C3H7N2.	C. C4H9N.	D. C5H7N.
Câu 21: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
	A. dung dịch NaCl. 	B. dung dịch HCl. 	C. nước Br2. 	D. dung dịch NaOH.
Câu 22: Cho - aminoaxit mạch thẳng X có công thức H2NR(COOH)2 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 9,55 gam muối. Tên gọi của X là:
	A. Axit 2- aminopropanđioic.	B. Axit 2- aminobutanđioic.
	C. Axit 2- aminopentanđioic.	D. Axit 2- aminohexanđioic.
Câu 23: Hỗn hợp A gồm hai aminoaxit no, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, có chứa một nhóm amino và một nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 47,8 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 3,5 M (có dư), được dung dịch B. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch B cần 1300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là:
	A. CH3CH(NH2)COOH ; CH3 CH2CH(NH2)COOH.
	B. CH3 CH2CH(NH2)COOH ; CH3 CH2CH2CH(NH2)COOH.
	C. CH3 CH2CH2CH(NH2)COOH ; CH3 CH2CH2 CH2CH(NH2)COOH.
	D. H2NCH2COOH ; CH3CH(NH2)COOH.
Câu 24: Keo dán ure fomanđehit được tổng hợp theo sơ đồ:
H2NCONH2 + HCHO H2NCONH-CH2OH ( - NH – CONH – CH2 - )n 
Biết hiệu suất của cả quá trình trên là 60%. Khối lượng dung dịch HCHO 80% cần dùng để tổng hợp được 180 gam keo dán trên là:
	A. 156,25 gam.	B.160,42 gam.	C. 128,12 gam.	D. 132,18 gam.
Câu 25: Este X được điều chế từ một aminoaxit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam X thu được 16,2 gam H2O, 17,92 lit CO2 và 2,24 lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Tỉ khối hơi của X so với không khí gần bằng 3,552. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
	A. H2NCH2COOC2H5.	B. H2N(CH2)2COOC2H5.
	C. H2NC(CH3)2COOC2H5.	D. H2NCH(CH3)COOC2H5.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBT-5-LT.docx