Bài kiểm tra định kỳ tháng 11/2015 tổng hợp hữu cơ thời gian làm bài: 75 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1261Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ tháng 11/2015 tổng hợp hữu cơ thời gian làm bài: 75 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra định kỳ tháng 11/2015 tổng hợp hữu cơ thời gian làm bài: 75 phút
 BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC - LTĐH	 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ THÁNG 11/2015
 TỔNG HỢP HỮU CƠ
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC	 Thời gian làm bài: 75 phút, không kể thời gian phát đề 
 ( Đề thi có 04 trang) 
Họ và tên thí sinh :..
Lớp :.............	 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137, He = 4.
Câu 1: Este HCOOCH3 có tên gọi là
A. etyl fomat.	B. metyl axetat.	C. etyl axetat.	D. metyl fomat.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm.
B. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy.
C. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot.
D. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 3: Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là:
A. metyl amin	B. đietyl amin	C. đimetyl amin	D. etyl amin
Câu 4: Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng thủy phân :
A. Glucozơ	B. Protein	C. Nilon-7	D. Amilozơ
Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol tristearin thu được bao nhiêu gam glixerol ?
A. 4,6	B. 9,2	C. 13,8	D. 6,9
Câu 6: Cho 0,1 mol một anđehit mạch hở X (có tỉ khối so với He bằng 7,5) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được bao nhiêu gam Ag ?
A. 21,6	B. 32,4	C. 43,2	D. 54,0
Câu 7: Số hợp chất đơn chức mạch hở là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C3H6O2, tác dụng được với dung dịch NaOH mà không tác dụng được với Na là:
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 8: Peptit nào dưới đây không tham gia phản ứng màu Biure :
A. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
B. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2CH2COOH
C. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH
D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH hoặc H2N-CH(CH3)-CONH-CH2CH2COOH
Câu 9: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là
A. 25,00%.	B. 50,00%.	C. 36,67%.	D. 20,75%.
Câu 10: Trung hòa hết 10,08 gam axit acrylic cần vừa đủ V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V ml là :
A. 168	B. 140	C. 210	D. 280
Câu 11: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
A. etyl axetat.	B. benzyl axetat.	C. isoamyl axetat.	D. phenyl axetat.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH3CHO, CH3COOH và HCOOCH3 thu được V lit CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V lit là :
A. 7,84	B. 6,72	C. 8,96	D. 5,60
Câu 13: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
	(1) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
	(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng tham gia phản ứng tráng bạc.
	(3) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ.
	(4) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t0 thu được sobitol.
	(5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng.
 (6) Fructozơ có nhiều trong mật ong.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 14: Chỉ dùng quỳ tím, có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong các chất sau: C6H5OH, C6H5NH2, H2N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH, CH3NH2.
A. 4 chất	B. 2 chất	C. 3 chất	D. 1 chất
Câu 15: Poli etilen (P.E) được điều chế từ chất nào sau đây?
A. CH2=CH-CH=CH2	B. CH2=CHCl	C. CH2=CH2	D. CH2=CHCN
Câu 16: Đốt cháy một lượng amin X là đồng đẳng của metylamin được N2, CO2, H2O trong đó mol CO2 : mol H2O = 2 : 3. Số đồng phân bậc I của X là :
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 17: Cho các chất sau : H2N-CH2-COOH, C2H5OH, CH2=CH-COOCH3, C6H5NH2 (anilin), H2N-CH(CH3)-COOCH3. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là :
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 18: Bột ngọt (mì chính) là muối mono natri của axit glutamic hay natri glutamat, được dùng làm chất điều vị. Nếu dùng chất này với hàm lượng cao sẽ gây hại cho noron thần kinh nên đã được khuyến cáo là không nên lạm dụng gia vị này. Theo Ủy Ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) thì bột ngọt cho phép dùng an toàn với liều dùng hàng ngày chấp nhận được là 0-120mg/kg. Vậy một người có thể trọng là 50 kg thì lượng bột ngọt tối đa sử dụng trong 1 ngày là:
A. 6 gam	B. 0,6 gam	C. 12 gam	D. 1,2 gam
Câu 19: Cho este có công thức (C2H4O)n.Biết rằng thuỷ phân trong môi trường kiềm cho ta muối natri mà khi nung khô muối natri với vôi tôi xút cho khi metan.Công thức phù hợp nhất là:
A. HCOOC2H5	B. CH3COOC2H5	C. CH3COOCH3	D. HCOOC3H7.
Câu 20: Cho 0,02 mol amino axit X (trong phân tử có một nhóm -NH2) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 3,82 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-C2H4-COOH.	B. H2N-C2H3-(COOH)2.
C. H2N-C3H5-(COOH)2.	D. H2N-CH2-COOH.
Câu 21: Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là
A. anlyl axetat.	B. metyl metacrylat.	C. vinyl propionat.	D. etyl acrylat.
Câu 22: Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?
A. X là CH3-COOH3N-CH3 và Y là CH2=CH-COONH4
B. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH2=CH-COONH4
C. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH3-CH2COONH4
D. X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4
Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 46,07.	B. 43,20.	C. 24,47.	D. 21,60.
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X, thu được 3 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala) và 1 mol valin (Val). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hai đipeptit Gly-Ala, Ala-Gly và tripeptit Gly-Gly-Val nhưng không thu được peptit nào sau đây?
A. Gly-Gly-Gly.	B. Gly-Val.	C. Gly-Ala-Gly.	D. Gly-Gly.
Câu 25: Cho các chất : phenol, metyl axetat, metyl metacrylat, anilin, triolein, glucozơ, fructozơ, alanin. Số chất tác dụng được với nước brom là
A. 6	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 26: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80% thu được 44,8 lít khí CO2 (ở đktc) và V lít ancol etylic 23o (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml). Giá trị m và V lần lượt là:
A. 225 và 0,5.	B. 225 và 0,32.	C. 450 và 0,5.	D. 144 và 0,32.
Câu 27: Cho các chất sau: polibutađien ; poliacrilonitrin ; PVC, tơ tằm ; nilon-6,6 ; poli(etylen–terephtalat); thủy tinh hữu cơ, tơ visco. Phát biểu nào dưới đây không đúng :
A. Có 4 chất thuộc loại tơ tổng hợp.
B. Có 2 chất thuộc loại chất dẻo
C. Có 4 chất là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Có 1 chất thuộc loại polime thiên nhiên.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X sinh ra 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Khi lấy a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị của m là:
A. 12,02.	B. 25,00.	C. 12,16.	D. 11,75
Câu 29: Policaproamit (nilon-6) có thể điều chế được từ axit -aminocaproic hoặc caprolactam. Để có 8,475 kg nilon-6 (với hiệu suất các quá trình điều chế đều là 75%) thì khối lượng của axit -aminocaproic sử dụng nhiều hơn khối lượng caprolactam là
A. 1,80 kg.	B. 3,60 kg.	C. 1,35 kg.	D. 2,40 kg.
Câu 30: Cho X, Y, Z, T lần lượt là các chất khác nhau có cùng (dung dịch nồng độ 0,001M): 
CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin). Xếp các chất theo thứ tự pH tăng dần
A. Z,T,Y,X 	B. X,Y,T, Z.	C. Z,T, X, Y .	D. Y, X, T, Z.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm axit ađipic, axit glutamic, axit axetic và alanin cần vừa đủ 8,288 lit khí O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 15,84 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Giá trị của a mol có thể là :
A. 0,06	B. 0,08	C. 0,12	D. 0,14
Câu 32: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: 
 XenlulozơglucozơC2H5OHButa-1,3-đien Cao su Buna
Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1,08 tấn cao su Buna là
A. 9,643 tấn.	B. 3,24 tấn.	C. 15,625 tấn.	D. 19,286 tấn.
Câu 33: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và Q
	 Chất	
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Q
Quỳ tím
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ
không có kết tủa
Ag ¯
không có kết tủa
không có kết tủa
Ag ¯
Cu(OH)2, lắc nhẹ
Cu(OH)2 không tan
dung dịch xanh lam
dung dịch xanh lam
Cu(OH)2 không tan
Cu(OH)2 không tan
Nước brom
kết tủa trắng
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
không có kết tủa
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit
B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic
C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol
D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic
Câu 34: Melamin (X) là một chất gây nguy hiểm cho thận của trẻ em, năm 2008 được phát hiện có trong sữa bột của tập đoàn Sanlu – Trung Quốc và là nguyên nhân khiến 6 trẻ em tử vong và hơn 300.000 trẻ khác bị bệnh. Đốt cháy hoàn toàn 18,9 gam X rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ba(OH)2 dư, sau pư thấy khối lượng bình (1) tăng 8,1 gam, bình (2) thu được 88,65 gam kết tủa và còn 10,08 lít khí (đktc) N2 thoát ra. Biết Melamine có cấu tạo gồm 1 vòng và 3 liên kết π, CTPT của Melamin là:
A. CH2N2	B. C4H8N8	C. C3H6N6	D. C3H6O12N6
Câu 35: Cho các phản ứng sau :
(1) CH2=CH-OCO-CH3 + NaOH CH2=CH-COONa + CH3OH
(2) Triolein + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
(3) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + NaOH (dư) NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + H2O
(4) CH3COONH4 + NaOH CH3COONa + NH3 + H2O
(5) C6H5NH2 (anilin) + 2Br2 ® m-Br2C6H3NH2 + 2HBr
Số phát ứng viết sai là :
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 36: Cho các phát biểu sau :
 (1) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
 (2) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
 (3) Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
 (4) Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng tạo peptit.
 (5) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
 (6) Liên kết của nhóm CO và NH giữa hai đơn vị aminoaxit được gọi là liên kết peptit.
 (7) Anilin tác dụng được với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng.
 (8) Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, tan tốt trong nước và có vị hơi ngọt.
Số phát biểu đúng là :
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 37: X và Y là hai - amino axit no, mạch hở (MY = MX +14), phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Z là muối của axit HNO3 với amin no, đơn chức, mạch hở (X và Z có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X và Y trong O2 dư thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 31,56 gam. Đun nóng hỗn hợp E gồm tripeptit X-Y-Y (0,1 mol) và 0,15 mol Z trong 500 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch chứa m gam rắn khan và V lit một chất khí duy nhất (ở đktc). Giá trị gần nhất của m và giá trị của V lần lượt là :
A. 51 gam và 2,24 lit	B. 54 gam và 2,24 lit	C. 55 gam và 3,36 lit	D. 52 gam và 3,36 lit
Câu 38: Cho các sơ đồ chuyển hóa sau:
	; 	
 Biết X là hidrocacbon đơn giản nhất và phân tử E chỉ chứa một loại nhóm chức. Phân tử khối của E là
A. 132.	B. 118.	C. 104.	D. 146.
Câu 39: Đốt cháy 17,04 gam hỗn hợp E chứa 2 este hơn kém nhau 28 đvC cần dùng 0,94 mol O2, thu được 13,68 gam nước. Mặt khác đun nóng 17,04 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol và hỗn hợp chứa x gam muối X và y gam muối Y (MX < MY). Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 170oC thu được hỗn hợp gồm 2 olefin (anken). Tỉ lệ gần nhất của x : y là.
A. 1,30	B. 1,20	C. 1,35	D. 1,25.
Câu 40: Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo từ các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn F thu được 19,61 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2, CO2, và 19,44 gam H2O. Nếu đun nóng 33,18 gam E với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là
A. 53.	B. 54.	C. 55.	D. 56.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT (^_^)

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_huu_co_thang_11.doc