BÀI KIỂM TRA 30 PHÚT ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI – DÃY ĐIỆN HÓA II (30-11-2016) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1. Phản ứng: Fe + 2FeCl3 ® 3FeCl2 cho thấy: A. Kim loại sắt có thể tác dụng với muối sắt. B. Fe3+ bị Fe khử thành Fe2+. C. Fe3+ bị oxi hóa thành Fe2+. D. Fe2+ oxi hóa Fe thành Fe3+. Câu 2: Kim loại được dùng để chế tạo các bản cực ăcquy là: A. Al B. Pt C. Pb D. Pd Câu 3: Cho phương trình hóa học của phản ứng : Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng? A. là chất khử, là chất oxi hóa B. là chất khử, là chất oxi hóa C. là chất oxi hóa, là chất khử D. là chất khử, là chất oxi hóa Câu 4: Cho 1,4 gam kim loại X tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có số oxi hoá +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X là A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Ni. Câu 5: Hoà tan kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng không thấy khí thoát ra. Kim loại M là: A. Cu B. Pb C. Mg D. Ag Câu 6: Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là: A. 69%. B. 96%. C. 44% D. 56%. Câu 7: Hoàn tan hết 5,9 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu và M (tỉ lệ mol 1:2) bằng dung dịch HNO3 loãng, dư giải phóng 1,12 lit khí X (có tỉ khối so với He bằng 11) – là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là : A. Mg B. Al C. Zn D. Fe Câu 8: Cho phương trình hóa học : aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Tỉ lệ a : b là A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 1 : 1 D. 2 : 3 Câu 9: Cho hai thanh sắt có khối lượng bằng nhau. - Thanh 1 nhúng vào dung dịch có chứa a mol AgNO3. - Thanh 2 nhúng vào dung dịch có chứa a mol Cu(NO3)2. Sau phản ứng lấy thanh sắt ra, sấy khô và cân lại, ta thấy A. Khối lượng hai thanh sau nhúng vẫn bằng nhau nhưng khác ban đầu. B. Khối lượng thanh 2 sau nhúng nhỏ hơn khối lượng thanh 1 sau nhúng. C. Khối lượng thanh 1 sau nhúng nhỏ hơn khối lượng thanh 2 sau nhúng. D. Khối lượng 2 thanh không đổi vẫn như trước khi nhúng. Câu 10: Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là A. Al, Ag và Zn(NO3)2 B. Al, Ag và Al(NO3)3 C. Zn, Ag và Al(NO3)3 D. Zn, Ag và Zn(NO3)2 Câu 11: Cho 16,05 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, giải phóng 10,08 lit khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng cho 16,05 gam hỗn hợp X như trên phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,25M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m gam là : A. 59,250 B. 51,750 C. 58,890 D. 53,625 Câu 12: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp (A) gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn (A) trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp (Y) gồm NO và NO2. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x A. 0,06 mol. B. 0,065 mol. C. 0,07 mol. D. 0,075 mol. Câu 13: Cho 10,8 gam Al vào 400 ml dung dịch dung dịch chứa AgNO3 0,5M và Fe(NO3)3 0,75M, đến khi ngừng phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 21,6 B. 13,2 C. 17,7 D. 39,3 Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm 0,12 mol Cl2 và 0,13 mol O2 phản ứng vừa hết với hỗn hợp Y gồm Mg và Al tạo ra 21,17 gam hỗn hợp các muối clorua và oxít của 2 kim loại . Thành phần % của Al theo khối lượng trong Y là A. 77,7% B. 22,3% C. 33,6% D. 44,6% Câu 15: Cho một kim loại X vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu và có khí không màu thoát ra. Cho kim loại Y vào dung dịch muối của kim loại Z thấy kim loại Y tan, sinh ra kim loại Z. Cho kim loại Y vào dung dịch muối của kim loại M thấy không có hiện tượng phản ứng. Cho M vào dung dịch muối của Y thấy M tan, sinh ra kim loại Y. Sắp xếp các kim loại trên theo chiều tăng dần tính khử, ta có dãy: A. Z < Y < M < X. B. Z < M < Y < X. C. M < X < Y < Z. D. X < Y < Z < M. Câu 16: Một hỗn hợp X (gồm 0,1 mol Cu; 0,1 mol Ag; và 0,1 mol Fe2O3) đem hòa tan vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn trong dung dịch Y và khối lượng chất rắn Z lần lượt là: A. 32,5 gam và 17,2 gam B. 38, 9 gam và 10,8 gam C. 38,9 gam và 14,35 gam D. 32,5 gam và 10,8 gam Câu 17: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là A. 0,12 B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18. Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 7,7 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và V lít khí N2 . Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, tạo thành 2,9 gam kết tủa và 0,28 lit khí mùi khai thoát ra. Các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu và giá trị của V lần lượt là : A. 84,42% và 0,448 lit B. 84,42% và 0,672 lit C. 15,58% và 0,672 lit D. 15,58% và 0,560 lit Câu 19: Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là A. 2,0. B. 1,5. C. 3,0. D. 1,0. Câu 20: Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1:1 vào 150 ml dung dịch hỗn hợp chứa AgNO3 1M, Fe(NO3)3 0,8M, Cu(NO3)2 0,6M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn xuất hiện. Giá trị của m là: A. 22,68 B. 24,32 C. 23,36 D. 25,26
Tài liệu đính kèm: