Bài giảng Tuần 8 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 6

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2060Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tuần 8 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Tuần 8 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 6
Tuần 8 Ngày soạn:04/ 9/ 2015
Tiết 8 Ngày dạy: 08/ 9/ 2015
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Vật lý 6
I. MỤC TIÊU:
	- Kiểm tra lại kiến thức và kĩ năng giải bài tập của học sinh
II. CHUẨN BỊ 
	+ Gv: Soạn trên vi tính pho to ra giấy cho các em
	+ HS: làm trực tiếp trên đề thi 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
	1. Ổn định lớp: Sĩ số
	2. Kiểm tra: phát đề cho các em
I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ LỚP 6 – HỌC KÌ I
	1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1.Đo độ dài Đo thể tích chất lỏng. Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Khối lượng. Đo khối lượng
4
4
2.8
1.2
40
17.1
2. Lực hai lực cân bằng. Tím hiểu kết quả tác dụng lực. Trọng lực. Đơn vị lực
3
3
2.1
0.9
30
12.9
Tổng
7
7
4.9
2.1
70
30
7
100
1. ĐỀ SỐ 1: 
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (70% TNKQ, 30% TL)
1.1. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TN
TL
Cấp độ 1,2
(Lí thuyết)
1. Đo độ dài. Đo thể tích chất lỏng. Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Khối lượng. Đo khối lượng
40
6
5Câu (1,3,4,
2,5 đ
1 câu
1,5 đ
4 đ
2. Lực hai lực cân bằng. Tím hiểu kết quả tác dụng lực. Trọng lực. Đơn vị lực
30
4.5 
4
Câu 2,3, 4
0.5 câu 
1đ
3 đ
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
1. Đo độ dài. Đo thể tích chất lỏng. Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Khối lượng. Đo khối lượng
17.1
2.65 ≈ 2.5
2Câu (2,9
1 đ
0.5
0.5 đ
1.5 đ 
2. Lực hai lực cân bằng. Tím hiểu kết quả tác dụng lực. Trọng lực. Đơn vị lực
12.9
1.9≈ 2
1Câu 
0.5 đ
1 câu
1 điểm
1.5 đ
Tổng
100
15
12
3
10 điểm
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA – NH 2012 - 2013
 Họ và tên:  MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6
Lớp: 6A Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
Điểm 
Lời phê của giáo viên
PHẦN I: ( 6 điểm):Hãy đọc hết các câu sau rồi khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời (A, hoặc B, hoặc C,hoặc D) mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Giới hạn đo của thước là:
	A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước
	B. Độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia trên thước 
	C. Độ dài giữa hai vạch liên tiếp
	D. Độ dài nhỏ nhất có thể được đo bằng thước 
Câu 2: Trên một chai nước có ghi 1 lít. Số đó chỉ gì?
	A. Khối lượng của nước trong chai	
	B. Sức nặng của chai nước
	C. Thể tích chai nước
	D. Thể tích của nước trong chai 
Câu 3: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây?
	A. Đo thể tích bình tràn
	B. Đo thể tích bình chứa
	C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa 
	D. Đo thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật vào bình
Câu 4: Nên dùng một cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng hoá mẹ đi chợ mua hàng ngày?
	A. Cân đòn có GHĐ 5kg và ĐCNN 50g
	B. Cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 0,5kg
	C. Cân đồng có GHĐ 15kg và ĐCNN 20g
	D. Cân đồng hồ Có GHĐ 5kg và ĐCNN 20g
Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài?
	A. cân	B. thướt mét	C. xi lanh	D. cc
Câu 6: Những cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?
	A. Lực mà hai em bé đẩy vào hai bên cánh cửa và cánh cửa không quay
	B. Lực mà một người kéo căng sợi dây chun và lực mà sợi dây chun kéo tay người lại
	C. Lực mà hai em bé đang chơi tác dụng vào hai đầu bập bênh và bập bênh thăng bằng
	D. Lực mà hai thùng nước tác dụng lên đòn gánh của người đang gánh nước
Câu 7: Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ rồi treo vào đầu còn lại một túi nilông đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilông đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?
	A. Túi nilông đựng nước không rơi
	B. Túi nilông đựng nước bị biến dạng
	C. Dây cao su dãn ra
	D. Cả ba dấu hiệu trên.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến dạng?
	A. Đất sét ( đất nặn) để trong hộp
	B. Gió thổi, thuyền căng buồm ra khơi
	C. Thợ săn giương cung bắn thú
	D. Móc một quả nặng vào lò xo đang được treo lên giá đỡ.
Câu 9: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
	A. Xách một xô nước 	B. Nâng một tấm gỗ
	C. Đẩy một chiếc xe	D. Đọc một trang sách
Câu 10: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
	A. 20cm3 	B. 20.50cm3 	C. 20.5cm3 	D. 20.2cm3 
Câu 11: Câu 8: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây,cách ghi nào là không đúng ?
	A. 4,44m	B. 44,4dm	C. 444cm 	D. 44,5cm
Câu 12: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên đến vạch 81cm3. Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu?
	A. 81cm3 	B. 50cm3 	C. 131cm3 	D. 31cm3 
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 4 điểm)
 	Câu 13 (1, 5 điểm)
 	a. Hãy nêu ba dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng ?
	b. Dùng dụng cụ gì để xác định khối lượng của một vật? Đơn vị khối lượng là gì?
	Câu 14: ( 1,5 điểm)
 	a. Một người có trọng lượng là 55 N vậy khối lượng của người đó là bao nhiêu?
	 b. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho một ví dụ về hai lực cân bằng?
	Câu 15: ( 1 điểm). Một cân đĩa thăng bằng khi:
	Ở đĩa cân bên trái có hai gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g,50g, 20g, 20g, và 10g. Hãy xác định khối lượng của một gói kẹo? Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau.
PHẦN LÀM TỰ LUẬN
.
.
.
.
.
.
.
.
ĐÁP ÁN
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm x 12 câu = 6 điểm
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
Câu11
Câu12
A
D
C
A
B
B
C
A
D
C
D
D
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 4điểm)
 	Câu 13: a. ca đong, bình chia độ, bơm tiêm 0.75 điểm
	 b. Xác định khối lượng bằng cân, đơn vị gam hoặc kg 0 .75 điểm
 	Câu 14: a Khối lượng của người đó:
	P = 10m Þ m = 5,5N 0.75 điểm
	. b. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều nhau 0.5 điểm 
	Ví dụ: tuỳ học sinh 0,25 điểm
	Câu 15: Khối lượng của 2 gói kẹo là
	100g + 50g + 20g + 20g +10g = 200g 0,5 điểm
	 	Khối lượng của 1 gói kẹo là 
	200g : 2 = 100g 0,5 điểm
* Lưu ý: 	+ Mọi cách giải khác đúng vẫn cho tròn số điểm
	 + Nếu sai đơn vị trừ 0.25 điểm và chỉ trừ một lần cho mỗi bài
--Hết --

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM_TRA_1_TIET.doc