Bài giảng Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 14: Vật liệu polime (tiết 1)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 14: Vật liệu polime (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 14: Vật liệu polime (tiết 1)
Tuần: 11
Ngày soạn: 22/10/2015
Tiết PPCT: 22
Ngày dạy: 30/10/2015
 Bài 14. 
VẬT LIỆU POLIME (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Học sinh biết
 + Khái niệm về vật liệu polime: chất dẻo, vật liệu compozit và tơ.
 + Thành phần, tính chất và ứng dụng của chất dẻo và tơ.
 - Học sinh hiểu
	 Lựa chọn phản ứng điều chế chất dẻo và tơ phù hợp (phản ứng trùng ngưng hay phản ứng trùng hợp).
 - Học sinh vận dụng
	 Giải các bài tập liên quan đến chất dẻo và tơ.
 2. Kĩ năng 
 - Viết phương trình hóa học điều chế một số polime dùng làm chất dẻo và tơ.
 - Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.	
 3. Tình cảm và thái độ
 - Giáo viên truyền đạt để học sinh thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của các vật liệu polime trong đời sống và sản xuất, từ đó tạo cho học sinh hứng thú và lòng say mê hoá học.
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sách giáo viên.
 - Máy tính, máy chiếu, đèn cồn, ống hút, dây kẽm, các vật dụng liên quan đến bài học.
 2. Học sinh
 Học bài cũ (Đại cương về polime), xem và chuẩn bị trước bài vật liệu polime theo yêu cầu của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP
Diễn giảng kết hợp nêu vấn đề.
Đàm thoại gợi mở.
Trực quan.
IV. NỘI DUNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, đồng phục học sinh.
Kiểm tra bài cũ
 Câu 1: Cho các chất sau
CH2=CHCl (vinyl clorua)	 (2) CH2=CH2 (etilen)
(3) H2N[CH2]5COOH (axit aminocaproic)
(4) CH3COOC2H5 (etyl axetat) 	 (5) H2N-CH2-COOH (glyxin)
 - Chất tham gia được phản ứng trùng hợp là:..?
 - Chất tham gia được phản ứng trùng hợp là:..?
Đáp án:
 - Chất tham gia được phản ứng trùng hợp là: (1), (2).
	 - Chất tham gia được phản ứng trùng ngưng là: (3).
 Câu 2: Tên gọi của polime sau 
A. Poli(vinyl clorua)	B. Polietilen 	C. Vinyl clorua 	 D. Etilen
 Đáp án: A
Câu 3: Cho sơ đồ
T là..?
 A. CH3-CH3	 B. CH2=CH-CH3	 C. CH2=CH2 	 D. CH2=CHCl
 Đáp án: B
Câu 4: Cho sơ đồ 
H là..?
A. Glyxin B. Axit – aminocaproic C. Alanin D. Axit β – aminocaproic
Đáp án: B
3. Bài mới: Công nghiệp phát triển, con người đã nghiên cứu và sản xuất ra những vật liệu mới, có đặc tính rẻ, bền, tính thẩm mỹ cao. Ví dụ, như tre và nứa được thay thế bằng túi ni lông và nhựa... Tuy nhiên, những vật liệu mới này nếu không tiếp tục sử dụng mà thải ra môi trường, nó sẽ tác động như thế nào đến Trái Đất. Hôm nay, lớp sẽ tìm hiểu bài 14 (Vật liệu polime).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất dẻo
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
I. CHẤT DẺO
1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit
- GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét:
+ Hơ nóng ống hút trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Hơ nóng dây kẽm trên ngọn lửa đèn cồn.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và từ thí nghiệm GV yêu cầu HS nêu khái niệm tính dẻo và chất dẻo.
- HS quan sát và nhận xét:
+ Khi hơ nóng ống hút, ống hút bị biến dạng.
+ Khi hơ nóng dây kẽm, dây kẽm không bị biến dạng.
- HS căn cứ vào SGK trả lời:
 + Tính dẻo: là tính biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ được biến dạng đó khi thôi tác dụng.
+ Chất dẻo: vật liệu polime có tính dẻo.
- Chất dẻo:
 + Tính dẻo: là tính biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ được biến dạng đó khi thôi tác dụng.
 + Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo.
- GV đặt vấn đề: Khi trộn polime với chất độn (sợi: bông, đay,; bột như silicat, CaCO3, ) thu được vật liệu mới. Vậy vật liệu mới này gọi là gì? Ưu điểm ra sao? 
- GV nhận xét câu trả lời của HS và yêu cầu HS nêu khái niệm vật liệu compozit.
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về vật liệu compozit.
- GV thông tin thêm về ưu điểm của vật liệu compozit.
+ Những vật dụng được làm từ chất liệu compozit rất dễ đúc; không cần phải luyện, tôi, phay, tiện như với các sản phẩm kim loại khác.
 + Compozit rất nhẹ, chỉ bằng 40% so với nhôm nếu cùng thể tích. Vì thế, vật liệu compozit được sử dụng để thay thế kim loại trong các sản phẩm của ngành cơ khí, chế tạo máy, đóng xuồng ghe Người ta có thể phủ lên mặt compozit một lớp nhũ có ánh kim để tạo cảm giác giống kim loại.
- HS trả lời: 
+ Vật liệu đó gọi là vật liệu compozit. 
+ Ưu điểm: độ bền, độ chịu nhiệt, của vật liệu cao hơn polime nguyên chất.
- HS căn cứ vào SGK trả lời.
- HS xem hình ảnh.
- HS nghe giảng bài.
- Vật liệu compozit: 
 + Là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau. 
 + Thành phần: chất nền (polime), chất độn, phụ gia.
2. Một số polime dùng làm chất dẻo
 a) Polietilen (PE) 
- GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học (PTHH) điều chế PE?
- HS trả lời
 - Điều chế
- GV yêu cầu HS căn cứ vào SGK nêu tính chất và ứng dụng của PE?
- HS trả lời
+ Tính chất: dẻo mềm, nóng chảy trên 1100C, trơ tương đối như ankan không phân nhánh.
+ Ứng dụng: làm màng mỏng, vật liệu bình chứa
 - Tính chất: SGK
 - Ứng dụng: làm màng mỏng, vật liệu bình chứa. 
- GV cho HS xem một số hình ảnh về ứng dụng PE.
- HS xem hình ảnh
 b) Poli(vinyl clorua) (PVC) 
- GV yêu cầu HS viết PTHH điều chế poli(vinyl clorua)?
- HS trả lời
 - Điều chế:
- GV yêu cầu HS căn cứ vào SGK nêu tính chất và ứng dựng của PVC.
- HS trả lời
+ Tính chất: là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit.
+ Ứng dụng: làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa.
 - Tính chất: SGK
 - Ứng dụng: làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa. 
- GV cho HS xem một số hình ảnh về ứng dụng PVC.
- HS xem hình ảnh
 c) Poli(metyl metacrylat)
- GV yêu cầu HS viết PTHH điều chế poli(metyl metacrylat)?
- HS trả lời
 - Điều chế:
- GV yêu cầu HS căn cứ vào SGK nêu tính chất và ứng dựng của Poli(metyl metacrylat)?
- HS căn cứ vào SGK trả lời.
 - Tính chất: SGK
 - Ứng dụng: chế tạo thủy tinh hữu cơ.
- GV cho HS xem một số hình ảnh về ứng dụng poli(metyl metacrylat).
- HS xem hình ảnh.
- GV thông báo cho HS biết Poli(phenol – fomanđehit) có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit. Trong đó, nhựa rezol và nhựa rezit là phần giảm tải (đọc thêm).
- HS tiếp thu.
d) Poli(phenol – fomanđehit) (PPF)
 Nhựa novolac
- GV giới thiệu cho HS biết PTHH điều chế nhựa novolac.
- HS nghe giảng và ghi bài.
- Điều chế:
- GV yêu cầu HS căn cứ vào SGK nêu tính chất và ứng dụng của nhựa novolac.
- GV lưu ý cho HS biết nhựa novolac được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
- HS căn cứ vào SGK trả lời.
- HS chú ý.
- Tính chất: SGK.
- Ứng dụng: nước sơn và bột ép.
- GV cho HS xem một số hình ảnh về ứng dụng PPF.
- HS xem hình ảnh
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tơ
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- GV giới thiệu cho HS biết: ngành dệt may Việt Nam hướng tới vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu năm 2015. Trong đó, tơ là nguyên liệu chính của ngành này. 
II. TƠ
 1. Khái niệm 
- GV yêu cầu HS nêu khái niệm tơ.
- HS căn cứ vào SGK trả lời.
 Tơ là những vật liệu polime hình sợ dài và mảnh với độ bền nhất định.
 2. Phân loại
- GV yêu cầu HS cho biết các loại tơ. Cho ví dụ.
- HS trả lời
+ Tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm.
+ Tơ hoá học 
Tơ tổng hợp: tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron,).
Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,
 a) Tơ thiên nhiên (sẵn có trong thiên nhiên): bông, len, tơ tằm.
 b) Tơ hoá học (chế tạo bằng phương pháp hoá học).
 - Tơ tổng hợp (từ polime tổng hợp): tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron,).
 - Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hoá học): tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,
3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
- GV giới thiệu PTHH điều chế của tơ nilon – 6,6. Sau đó, yêu cầu HS căn cứ vào SGK nêu tính chất và ứng dụng của tơ nilon – 6,6.
- HS nghe giảng và trả lời. 
+ Tính chất: dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô; kém bền với nhiệt, axit và kiềm.
+ Ứng dụng: dệt vải, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, dây dù, đan lưới,
 a) Tơ nilon – 6,6 ( thuộc tơ poliamit) 
 - Điều chế
 - Tính chất: SGK
 - Ứng dụng: dệt vải, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, dây dù, đan lưới,
- GV cho HS xem một số hình ảnh về ứng dụng tơ nilon – 6,6.
- HS xem hình ảnh.
- GV viết PTHH điều chế của tơ nitron. Sau đó, yêu cầu HS căn cứ vào SGK nêu tính chất và ứng dụng của tơ nitron.
- HS nghe giảng và trả lời câu hỏi GV.
+ Tính chất: dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt.
+ Ứng dụng: dệt vải may quần áo ấm, bện thành sợi ‘len’ đan áo rét.
 b) Tơ nitron (thuộc tơ vinylic)
 - Điều chế
 - Tính chất: SGK
 - Ứng dụng: dệt vải may quần áo ấm, bện thành sợi ‘len’ đan áo rét.
- GV cho HS xem một số hình ảnh ứng dụng của tơ nitron.
- HS xem hình ảnh.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- GV cho HS xem clip, yêu cầu HS theo dõi và cho biết những vật dụng nào được làm từ polime.
- GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị tiết học sau.
- HS theo dõi, quan sát và trả lời câu hỏi.
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
Hoạt động 5: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
GV cho HS xem clip và một số hình ảnh ô nhiễm môi trường do rác thải từ vật liệu polime, đồng thời GV giải thích cho HS hiểu. Sau đó, GV đặt vấn đề: Là học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
 HS trả lời câu hỏi. 
4. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_AN_DAY_GIOI_BAI_VAT_LIEU_POLIME.doc