Ngày soạn: 11-12-2015 Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ I Giáo viên ra đề: Nguyễn Quang Duy. Đơn vị: Tổ KHXH, Trường THCS Quế Lâm. I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu VD thấp VD cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Cách mạng TS và sự xác lập của CNTB - Hiểu CM Hà Lan là cuộc CMTS - Công xã Pa-ri là NN kiểu mới Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 2 1đ 10% 2 1đ 10% 2. Cách mạng tháng Mời Nga năm 1917 ... - Nêu ý nghĩa lịch sử của của cuộc CM - Giải thích tính chất của cuộc CM Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1/2 1đ 10% 1/2 1đ 10% 1 2đ 20% 3: Các nước Mĩ, Nhật Bản, Ý giữa hai cuộc chiến tranh -Hiểu chủ trương của các nước Mĩ, Nhật.. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 0,5đ 5% 1 0,5 đ 5% 4: Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á - Nhận xét phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 0,5đ 5% 1 0,5đ 5% 5: Những thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới thế kỉ XVIII- XIX Trình bày những thành tựu khoa học tự nhiên Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 2đ 20% 1 2đ 20% 6: Chiến tranh thế giới thứ 2 Biết sự kiện và mốc thời gian của cuộc chiến -Trình bày nguyên nhân của CTTGII Giải thích tính chất của cuộc chiến Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 1 1 10% 1/2 2đ 20% 1/2 1đ 10% 2 4 đ 40% câu TS điểm Tỉ lệ% 2 3đ 30 % 5 5đ 50 % 1 2đ 20 % 8 10đ 100 % II. ĐỂ BÀI Đề 1 Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I Lớp: 8 Môn : Lịch sử 8 Lời phê của thầy (cô) giáo Điểm Xác nhận của gia đình Đề bài Phần I. Trắc nghiệm (3điểm). Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Công xã Pa - ri là nhà nước kiểu mới vì: A. Thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân B. Giai cấp tư sản nắm quyền. C. Đánh đổ giai cấp phong kiến D. Giải phóng dân tộc. Câu 2. Các nước Đức, Ý, Nhật Bản đã phát xít hóa đất nước nhằm: A. Cải cách kinh tế. B. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. C. Thực hiện các kế hoạch 5 năm. D. Khôi phục kinh tế công nghiệp. Câu 3. Nhận xét cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX là: A. Đấu tranh theo con đường giúp vua cứu nước. B. Đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản. C. Có điểm mới là giai cấp vô sản tham gia lãnh đạo đấu tranh. D. Là cuộc đấu tranh của giai cấp địa chủ phong kiến. Câu 4. Cuộc cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng: A. Vô sản. B. Dân chủ tư sản. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Giải phóng dân tộc. Câu 5. Ghép các sự kiện ở cột A cho phù hợp với mốc thời gian ở cột B. A. Sự kiên B. Thời gian Ghép 1. Chiến tranh thế giớ thứ 2 bùng nổ. 2. Chiến thắng Xta-lin-grát 3. Đức đầu hàng đồng minh, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 4. Nhật đầu hàng đồng minh, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. 2-2-1943 15-8-1945 1-9-1939 22-6-1941 9-5-1945 1- 2- 3- 4- Phần II.Tự luận.(7điểm) Câu 6 (2đ): Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917? Tại sao nói đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới? Câu 7 (2đ): Những thành tựu khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII- XIX? Câu 8 (3đ): Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2? Nhận xét tính chất của cuộc chiến tranh? Đề 2 Họ và tên: ......... KIỂM TRA HỌC KÌ I Lớp: 8 Môn : Lịch sử 8 Xác nhận của gia đình Lời phê của thầy (cô) giáo Điểm Đề bài Phần I. Trắc nghiệm (3điểm) Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Cuộc cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là: A. Cuộc cách mạng vô sản. B. Cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa. C. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. D. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Câu 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX được nhận xét là: A. Có điểm mới là giai cấp vô sản tham gia lãnh đạo đấu tranh. B. Theo con đường dân chủ tư sản. C. Đấu tranh thiết lập lại chế độ phong kiến. D. Là cuộc đấu tranh của quan lại phong kiến. Câu 3. Ba nước Đức, Ý, Nhật Bản đã phát xít hóa đất nước nhằm: A. Cải cách kinh tế. B. Xâm lược nước khác. C. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. D. Khôi phục kinh tế công nghiệp. Câu 4. Công xã Pa - ri là nhà nước kiểu mới do: A. Lật đổ chế độ quân chủ B. Quyền lực nằm trong tay giai cấp tư sản C. Thi hành các sắc lệnh phục vụ cho quyền lợi của nhân dân. D. Giành độc lập dân tộc. Câu 5. Ghép các sự kiện ở cột A cho phù hợp với mốc thời gian ở cột B. A. Sự kiên B. Thời gian Ghép 1. Chiến tranh thế giớ thứ 2 bùng nổ. 2. Chiến thắng Xta-lin-grát 3. Đức đầu hàng đồng minh, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 4. Nhật đầu hàng đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. 1-9-1939 15-8-1945 2-2-1943 9-5-1945 22-6-1941 1- 2- 3- 4- Phần II.Tự luận.(7điểm) Câu 6 (2đ): Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới? Câu 7 (2đ): Những thành tựu khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII- XIX? Câu 8 (3đ): Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2? Nhận xét tính chất của cuộc chiến tranh? III. ĐÁP ÁN CHẤM- THANG ĐIỂM Phần I. Trắc nghiệm (3điểm). Đề 1 câu 1 2 3 4 5 Điểm Đáp án Đề 1 A B C B Ghép: 1- c ; 2- a ; 3- e ; 4- b 3 Đề 2 D A C C Ghép: 1- a ; 2- c ; 3- d ; 4- b 3 Phần II. Tự luận (7điểm). Câu Đáp án Điểm 6 * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga: - Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng lớn. - Cách mạng tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. * Giải thích: Vì đây là lần đầu tiên giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng đánh đổ giai cấp tư bản thành công và thực hiện những chính sách phục vụ quyền lợi cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động 0,75 0,75 0,5 7 * Thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới XVIII- XIX - Đầu thế kỉ XVIIII, Niu tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn - Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học - Năm 1873, Puốc-kin-giơ tìm ra bí mật về sự phát triển của động vật và mô sinh vật chứng minh đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào. - Năm 1895, Đác uyn nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật... 0,5 0,5 0,5 0,5 8 *Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai: - Các nước đế quốc tiếp tục mâu thuẫn với nhau sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó. - Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xoá bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. * Tính chất của cuộc chiến tranh: phi nghĩa, phi nhân đạo, chỉ phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản 1 1 1
Tài liệu đính kèm: