Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra học kỳ 1

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra học kỳ 1
Ngày soạn: 20/12/2014
Ngày giảng: 24/12/2014
TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I
CHỦ ĐỀ:MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I.MỤC TIÊU: 
1.1.Kiến thức: - Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thày và trò, về phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập.
1.2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra ( Cách trình bày bài kiểm tra - Cách suy nghĩ chọn bài dễ làm trước bài khó làm sau....)
	- Rèn kỹ năg làm bài tập vật lý, cả hai loại bài định tính và định lượng
1.3.Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác - Tính trung thực - Tính nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. Chống các biểu hiện tiêu cực trong kiểm tra và thi cử
	- Hăng hái - Nhiệt tình trong việc làm bài kiểm tra 
1.4. Định hướng năng lực phát triển: năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1.1/Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Ra đề và lên biểu điểm theo phương án đã bàn trong nhóm song song, duyệt qua bộ phận chuyên môn
1.2/ Chuẩn bị của học sinh :
 	 - Ôn tập theo nội dung hướng dẫn của giáo viên ở giờ trước
	 - Làm các phần hướng dẫn về nhà của GV.
	 - Chuẩn bị giấy kiểm tra và dụng cụ học tập phục vụ cho bài kiểm tra.
III. ĐỀ KIỂM TRA.
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
 II. Ma trận đề thi:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đơn vị đo 
4 tiết
1. Một số dụng cụ đo độ dài là thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
2. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
3. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
4. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài bất kì có trong phòng thí nghiệm, tranh ảnh hoặc là GV đưa ra.
5. Vận dụng đổi được đơn vị.
6. Sử dụng được bình chia độ để xác định được thể tích của một số vật rắn bất kì đủ lớn, không thấm nước bằng bình tràn.
Số câu hỏi
1
1
2
1
5
Số điểm
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
3đ
2. Khối lượng. Lực
7. Đơn vị đo khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng.
8. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
9. Nhận biết được về lực, lực đàn hồi; dụng cụ đo lực.
10. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật
11. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng, hoặc đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.
12. Vận dụng các côngthức để xác định được trọng lượng và khối lượng của một vật
13. Vận dụng các công thức để tính khối lượng riêng của 1 hỗn hợp.
Số câu hỏi
3
2
2
1
8
Số điểm
 1,5đ
1đ
1,5đ
1đ
5đ
3. Máy cơ đơn giản
14.Nhận biết được các máy cơ đơn giản
15.Nêu được lợi ích của các máy cơ đơn giản
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
0,5đ
0,5đ
1đ
2đ
TS câu hỏi
5
5
6
16
TS điểm
2,5đ
3đ
4,5đ
10,0đ
III. Nội dung kiểm tra:
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm). Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Trọng lực của một quả nặng 	 	B. Lực hút của nam châm lên miếng sắt
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe 	D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng
Câu 2. Đơn vị đo khối lượng riêng là:
A. N/m3 	B. Kg/m2 	C. Kg D. Kg/m3
 	Câu 3. Cầu thang là ví dụ máy cơ đơn giản nào trong các máy cơ đơn giản sau đây?
A. Đòn bẩy 	B. Mặt phẳng nghiêng
C. Ròng rọc động 	D. Ròng rọc cố định
Câu 4. Dụng cụ dùng để đo lực là:
 A.Cân B. Bình chia độ C. Lực kế D. Thước dây 
Câu 5. Kéo trực tiếp vật có trọng lượng 10N lên cao theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 10N B. Lực ít nhất bằng 1N
C. Lực ít nhất bằng 100N	 	D. Lực ít nhất bằng 1000N
Câu 6. Khối lượng của một vật chỉ:
A. Lượng chất tạo thành vật	 	 B. Độ lớn của vật
C. Thể tích của vật	 	D. Chất liệu tạo nên vật
Câu 7. Khi sử dụng bình tràn đựng đầy nước và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật rắn là:
A. Nước ban đầu có trong bình tràn. 
B. Phần nước còn lại trong bình tràn. 
 C. Bình tràn và thể tích của bình chứa.
 D. Phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
	Câu 8. Giới hạn đo của thước là:
 A. Số đo nhỏ nhất được ghi trên thước 
 B. Độ dài lớn nhất được ghi trên thước 
 C. Độ dài giữa hai số liên tiếp trên thước 	
 D. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 9: người ta đã đo thể tích của một chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,2cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây. Biết mực chất lỏng nằm chính giữa vạch 40 và 41.
V= 40 cm3
V = 40,5 cm3
V = 40,6 cm3.
V= 40,3 cm3
Câu 10: Bình chia độc chứa nước và có mực nước ngang vạch 60 cm3. Thả 100 viên bi giống nhau vào bình, mực nước trong bình dâng lên 65 cm3. Thể tích của 1 viên bi:
55cm3. B. 50cm3 C.0,5cm3. D. 0,05cm3
Câu 11: Một quả nặng có trọng lượng 0,1N.Hỏi khối lượng quả nặng là bao nhiêu gam?
1g B.10g C.100g D.1000g.
Câu 12: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
 A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
 B. Vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
 C. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
 D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
 II. TỰ LUẬN (4 điểm). Trả lời hoặc làm các bài tập sau:
	Câu 13(1điểm). Đổi các đơn vị sau.
	a. 0,5m3 =dm3 b. 150mm = ...m
	c. 1,2m3 = ...lít 	d. 40 g =....kg
Câu 14(1điểm). Hãy nêu lợi ích của máy cơ đơn giản. Kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng.
Câu 15(1điểm). Một tảng đá có thể tích 1,2 m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2650kg/m3. Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá.
Câu 16(1 điểm).Người ta pha 2 lít nước với 4 lít sữa. Hãy tính khối lượng riêng của hỗn hợp.
Biết rằng khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3; của sữa là 1200kg/m3.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
C
A
A
D
B
C
D
B
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. TỰ LUẬN (4điểm). 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 13
(1điểm)
0,5m3 = 500dm3
1,2m3 = 1200lít 
150mm = 0,15m 
 40g =0,04kg 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 14
(1điểm)
- Các máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
- Các máy cơ đơn giản thường dùng là:
 + Mặt phẳng nghiêng.
 + Đòn bẩy.
 + Ròng rọc.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 15
(1điểm)
Cho biết:
V = 1,2m3
D = 2650kg/m3
m = ? kg
P = ? N
Lời giải:
 - Khối lượng của tảng đá là:
 m = D . V = 2650 . 1,2 = 3180 (kg)
 - Trọng lượng của tảng đá là:
 P = 10 . m = 10 . 3180 = 31800 (N)
 Đáp số: 
 m = 3180 kg
 	 P = 31800 N
0,25đ
 0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 16
(1điểm)
Cho biết:
V1= 2 lít = 0,002 m3
V2= 4 lít = 0,004 m3
D1= 1000kg/m3
D2= 1200kg/m3
Hỏi: Dhh=?
0,1đ
Lời giải:
Thể tích của hỗn hợp là:
 V= V1 + V2 = 0,002 + 0,004 = 0,006 (m3)
0,2đ
Khối lượng của lượng nước:
 m1= D1 . V1 = 1000 . 0,002 = 2 (kg)
0,1đ
Khối lượng của sữa là:
 m2 = D2 . V2 = 1200. 0.004 = 4,8 (kg)
0,1đ
Khối lượng của hỗn hợp:
 m = m1 + m2 = 2 + 4,8 = 6,8 (kg)
0,2đ
Vậy khối lượng riêng của hỗ hợp là:
 D= m/ V = 6,8 / 0,006 = 1133,3 ( kg/m3)
0,2đ
 Đs: 1133kg/m3
0,1đ
Ngày 22 tháng 12 năm 2014
 BGH, kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docde_1_tiet_VL6_HKI.doc