Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học: - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng. - Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột. 2.Cấu tạo của bảng tuần hoàn hóa học - Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. - Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử. - Nhóm nguyên tố : Là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.Nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự nhóm ( trừ 2 cột cuối của nhóm VIIIB) - Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p; Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f. 3.Cấu hình e của các nguyên tố hóa học và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn a) các nguyên tố nhóm A: cấu hình e lớp ngoài cùng là: nsanpb Với n là số thứ tự của chu kỳ Và (a+ b) là số thứ tự của nhóm b) các nguyên tố nhóm B: cấu hình e lớp ngoài: (n-1)da nsb Với n là số thứ tự của chu kỳ Và b luôn là 2 Giá trị của a từ 1 đến 10 Trừ các trường hợp đặc biệt sau : Nếu a+b = 6 thay vì a=4, b=2 thì a= 5 và b = 1( bán bão hòa) Nếu a+b = 11 thay vì a= 9 và b= 2 thì a= 10 và b =1 Từ cấu hình có thể suy ra vị trí của các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn như sau : Nếu (a+b)<8 thì số thứ tự của nhóm là : a+b Nếu (a+b) >10 thì số thứ tự của nhóm là; (a+b) – 10 Nếu (a+b) = 8,9,10 thì số thứ tự của nhóm là VIII B 4.Tính chất và sự biến đổi tính chất của các nguyên tố - Tính kim lọai , bán kính nguyên tử , tính hydroxit. - Tính phi kim, độ âm điện, tính axit. Phan nhom Tinh kim loai tăng Ban kinh nguyen tu tang Tinh phi kim giam Tinh hydroxit tăng Tinh phi kim tang Độ âm điện tăng Ban kinh nguyen tu giam Tinh axit tang Định luật tuần hoàn : Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hòan theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. I. LÝ THUYẾT 1. Chu kì là A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần. C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtrron tăng dần. PA: C 2. Nhóm nguyên tố là A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột. B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột. C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột. D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột. PA: C 3. Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hoá học sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của hạt nhân nguyên tử? 1) Khối lượng nguyên tử. 2) Bán kính nguyên tử 3) Tính kim loại, tính phi kim. 4) Năng lượng ion hoá thứ nhất. 5) Tính axit – bazơ của các hiđroxit. 6) Cấu hình electron lớp ngoài cùng. A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 4, 5, 6 PA: C 4. Kết luận nào sau đây không đúng? Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì A. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. B. năng lượng ion hóa giảm dần. C. độ âm điện giảm dần. D. tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit cũng tăng dần. PA: D 5. Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4, nhóm VIA, cấu hình electron của X là A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p64s1. C. 1s22s22p63s23p64s24p5. D. 1s22s22p63s23p63d104s24p4. PA: D 6. Nguyên tố X có số thứ tự 38, nó thuộc chu kỳ nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. Chu kì 4, nhóm IA. B. Chu kì 4, nhóm IIA. C. Chu kì 5, nhóm IA. D. Chu kì 5, nhóm IIA. PA: D 7. Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4, công thức hợp chất của R với hiđro và công thức oxit cao nhất là: A. RH2, RO. B. RH2, RO3. C. RH2, RO2. D. RH5, R2O5. PA: B 8. Dãy nào gồm các nguyên tố hoá học có tính chất giống nhau? A. C, K, Si, S. B. Na, Mg, P, F. C. Na, P, Ca, Ba. D. Ca, Mg, Ba, Sr. PA: D 9. Các chất trong dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần ? A. H2SO4; H3PO4; H2SiO3; Al(OH)3. B. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H3PO4 ; H2SO4. C. H2SO4; Al(OH)3 ; H2SO4 ; H2SiO3. D. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H2SO4 ; H2SO4. PA: A 10. Phát biểu nào sau đây không đúng ? Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, qui luật biến thiên tuần hoàn như sau A. Hoá trị cao nhất đối với oxy tăng dần từ 1 ® 8. B. Hoá trị đối với hiđro của phi kim giảm dần từ 4 ® 1. C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. Oxit và hidroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần. PA: A 11. 12. Nguyên tố X có số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc A. Chu kỳ 3 nhóm IA. B. Chu kỳ 4 nhóm IIA. C. Chu kỳ 4 nhóm IV A. D. Chu kỳ 3 nhóm II A. PA: B 13. Biết các ion X+ và Y- có cấu hình electron giống nhau, nghĩa là A. nguyên tử X, Y thuộc cùng 1 chu kỳ trong bảng tuần hoàn. B. số electron trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 2. C. số proton trong nguyên tử X, nguyên tử Y như nhau. D. nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 2 nơtron. PA: B 14. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước được dung dịch làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Số thứ tự các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần theo chiều A. X < Y < Z. B. X < Z < Y. C. Y < Z < X. D. Z < Y < Z. PA: C 15. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B hơn kém nhau chỉ 1 electron. Hai nguyên tố A, B là: A. Na, Cl. B. Mg, Cl. C. Na, S. D. Mg, S. PA: A 16. Biết số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, Y, P, Q lần lượt là 11, 13, 16,19. Kết luận nào đúng? A. Cả 4 nguyên tố đều thuộc cùng 1 chu kỳ. B. X, Y thuộc chu kỳ 3; P, Q thuộc chu kỳ 4. C. X, Y, P thuộc chu kỳ 3; Q thuộc chu kỳ 4. D. X, Y thuộc chu kỳ 3; P thuộc chu kỳ 4; Q thuộc chu kỳ 5. PA: C 17. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 13, nguyên tố X thuộc chu kỳ A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PA: C 18. Nhận định nào đúng? A. Trong một chu kì các nguyên tố nhóm A có electron hoá trị thay đổi từ 1 đến 7. B. Các nguyên tố nhóm A và nhóm B có cùng số thứ tự nhóm chỉ có một đặc điểm chung là thể hiện hoá trị cao nhất bằng nhau và bằng số thứ tự nhóm. C. Các nguyên tố nhóm A có các electron cuối cùng chỉ xếp vào phân lớp s hoặc d. D. Các nguyên tố nhóm A và nhóm B có cùng số thứ tự nhóm chỉ có một đặc điểm chung là thể hiện electron lớp ngoài cùng bằng nhau. PA: B 19. Các nguyên tố thuộc chu kì 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử là A. Al, Si, P, S, Cl. B. Al, P, S, Cl. C. P, Cl, S. D. Mg, P, Cl, S. PA : C 20. Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, khi điện tích hạt nhân tăng thì điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Bán kính nguyên tử giảm. B. Năng lượng ion hoá tăng. C. Độ âm điện giảm. D. Tính phi kim tăng. PA : C 21. Cation X2+ có số proton là 26. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn là ở A. chu kì 4, nhóm VIIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIB. C. chu kì 4, nhóm IVB. D. chu kì 4, nhóm VB. PA : B 22. Nguyên tố Z thuộc chu kì 4, nhóm VIIA. Cấu hình electron của Z là A. 1s22s22p63s23p64s23d5. B. 1s22s22p63s23p63d104s24p5. C. 1s22s22p63s23p63d54s2. D. 1s22s22p63s23p64s24p5. PA : B 23. Cho cấu hình electron của các nguyên tố X1, X2, X3, X4 như sau X1 : 1s22s22p63s1 X2 :1s22s22p63s23p1 X3 :1s22s22p63s23p64s2 X4 :1s22s22p63s2 Các nguyên tố kim loại cùng nhóm gồm có A. X1, X2. B. X1, X4. C. X4, X2. D. X4, X3. PA : D 24. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là A. chu kì 2, nhóm VA, HXO3. B. chu kì 2, nhóm VA, XH4. C. chu kì 2, nhóm VA, XH3. D. chu kì 2, nhóm VA, XH2. PA : C 25. Ion X2+ có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p63d2 . Vậy nguyên tố X thuộc A. chu kì 3, nhóm IVB. B. chu kì 3, nhóm VIIB. C. chu kì 4, nhóm IVB. D. chu kì 4, nhóm VIIB. PA : C 26. 3 nguyên tố : X( Z = 11), Y( Z = 12), T( Z = 19) có hiđroxit tương ứng là X1, Y1, T1 . Chiều giảm tính bazơ các hiđroxit này lần lượtlà A. T1, X1, Y1. B. X1, Y1, T1 . C. T1, Y1, X1 . D. Y1, X1, T1 . PA : A 27. Ion M2+ có số electron là 28. Vậy vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm IIB. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 4, nhóm IB. PA : A 28. Nguyên tử nguyên tố M có electron cuối cùng ở lớp electron thứ 3, phân lớp p, ô lượng tử thứ nhất và là electron ghép đôi. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn và công thức hiđroxit cao nhất của M là A. chu kì 3, nhóm VA, HXO3. B. chu kì 3, nhóm VIA, H2XO4. C. chu kì 3, nhóm IVA, H2XO3. D. chu kì 3, nhóm VIA, H2XO3. PA : B 29. Nhận định nào đúng? Trong một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân tăng . A. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung tăng. B. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung tăng. C. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung giảm. D. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung giảm. PA: A 30. Nhận định nào đúng? Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng A. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung tăng. B. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung tăng. C. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung giảm. D. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung giảm. PA: D 31. Nhận định nào đúng? Trong một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân tăng A. độ âm điện thường tăng, tính kim loại giảm. B. độ âm điện thường tăng, tính kim loại tăng. C. độ âm điện thường giảm, tính kim loại giảm. D. độ âm điện thường giảm, tính kim loại tăng. PA: A 32. Nhận định nào đúng? Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng A. độ âm điện thường tăng, tính phi kim giảm. B. độ âm điện thường tăng, tính phi kim tăng. C. độ âm điện thường giảm, tính phi kim giảm. D. độ âm điện thường giảm, tính phi kim tăng. PA: C 33. Số thứ tự của các nguyên tố nhóm A được xác định bằng số electron thuộc A. phân lớp ns. B. phân lớp np. C. hai phân lớp là (n-1)d và ns. D. lớp ngoài cùng. PA: D 34. Số thứ tự của các nguyên tố nhóm B được xác định bằng số electron thuộc A. phân lớp ns. B. phân lớp np. C. hai phân lớp là (n-1)d và ns. D. lớp ngoài cùng. PA: C 35. Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Tăng dần sau đó giảm dần. D. Giảm dần sau đó tăng dần. PA: A 36. Cho các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron ngoài cùng như sau: của X là 2p4, của Y là 3p4, của Z là 4s2. Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn là A. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA. B. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA. C. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm VIA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA. D. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA. PA: C 37. Nguyên tử của nguyên tố X tạo được ion X3+ có cấu hình electron ngoài cùng là 2p6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn có thể là A. Ô số 12, chu kỳ 3, nhóm IIA. B. Ô số 13, chu kỳ 2, nhóm IIIA. C. Ô số 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. Ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. PA: C 38. Nguyên tố ở chu kỳ 5, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là A. 4s2 4p4. B. 4s2 4p5. C. 5s2 5p5. D. 5s2 5p4. PA: D 39. Trong bảng tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của chúng có mức năng lượng 4s1 ở lớp ngoài cùng? A. 1 nguyên tố. B. 2 nguyên tố. C. 3 nguyên tố. D. 4 nguyên tố. PA: C 40. Nhận định nào sau đây đúng? A. Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, số electron tăng dần từ 1 đến 8. B. Trong một nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng dần, số electron tăng dần từ 1 đến 8. C. Trong bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm. D. Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần, số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8. PA: D 41. Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính nguyên tử A. không đổi. B. giảm dần. C. tăng dần. D. giảm sau tăng dần. PA: B 42. Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì độ âm điện A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. giảm sau tăng. PA: A 43. Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử nào sau đây đúng? A. F, Cl, P, Al, Na. B. Na, Al, P, Cl, F C. Cl, P, Al, Na, F. D. Cl, F, P, Al, Na PA: A 44. So sánh nguyên tử Na và Mg, ta thấy Na có A. Bán kính nguyên tử lớn hơn và năng lượng ion hóa I1 cao hơn. B. Bán kính nguyên tử lớn hơn và năng lượng ion hóa I1 thấp hơn. C. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn và năng lượng ion hóa I1 cao hơn. D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn và năng lượng ion hóa I1 thấp hơn. PA: B 45. Nguyên tử Cu có Z = 29, vậy A. Cu thuộc chu kỳ 3, nhóm IB. B. Cu thuộc chu kỳ 4, nhóm IB. C. Cu thuộc chu kỳ 3, nhóm IA. D. Cu thuộc chu kỳ 4, nhóm IA. PA: B 46. Cấu hình e phân lớp ngoài cùng của nguyên tố X là 3p. Số hiệu nguyên tử của X là A. 22. B. 24. C. 34. D. 20 PA: C 47. Cho 2 nguyên tố X (Z = 11), Y (Z = 15). Nhận định nào đúng? A. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X nhỏ hơn Y. B Tính kim loại của X nhỏ hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X nhỏ hơn Y. C. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X lớn hơn Y, bán kính nguyên tử X lớn hơn Y. D. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X lớn hơn Y. PA: D 48. Cho các nguyên tố: 16X, 15, 24 Z, 12T. Những nguyên tố có cùng hóa trị cao nhất đối với oxi là A. X, Y. B. X, Y, T. C. X, Z. D. Y, Z, T. PA: C 49. Cation R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4. B. Ô thứ 19, nhóm IB, chu kỳ 4 C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4. D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3 PA: C 50. Nhóm nguyên tố mà nguyên tử của nó có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là A. K, Ca, Cr. B. Na, Cr, Cu. C.K, Ca, Cu. D. K, Cr, Cu. PA: D 52.Cation R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4. B. Ô thứ 19, nhóm IB, chu kỳ 4 C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4. D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3 PA: C 53. Nhóm nguyên tố mà nguyên tử của nó có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là A. K, Ca, Cr. B. Na, Cr, Cu. C.K, Ca, Cu. D. K, Cr, Cu. PA: D 54. Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số proton là 25. A, B là A. Na, Mg. B. Mg, Al. C. B, Ca. D. K, C. PA: B 55. Cho các nguyên tố: X (Z = 11), Y (Z = 19), T (Z = 13). Hiđroxit của X, Y, T xếp theo thứ tự giảm dần tính bazơ là A. XOH, YOH, T(OH). B. XOH, T(OH), YOH. C. T(OH), YOH, XOH. D. YOH, XOH, T(OH) PA: D 56. Nguyên tố A (Z = 8), B (Z = 13), C (Z = 16). Nhận định nào đúng? A. Tính kim loại của B < C < A. B. Bán kính nguyên tử A < B < C. C. Độ âm điện của B < C < A. D. Tính kim loại của A < B <C. PA: C 57. Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là A. RO. B. RO . C. RO. D. RO PA: C 58. Các nguyên tố 12X, 19Y, 20Z, 13T xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là A. X, Y, Z, T. B. X, Z, Y, T . C. T, X, Z, Y . D. T, X, Y, Z PA: C 59. Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là A. RO và RH . B. ROvà RH. C. RO và RH. D. RO và RH PA: D 60. Cho các nguyên tố: Mg ( nhóm IIA), B ( nhóm IIIA) và Cl (nhóm VIIA). Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố là A. MgO; BO; Cl2O7. B. MgO; B2O3; Cl2O5. C. MgO; B2O3; Cl2O. D. MgO; B2O3; Cl2O7. PA: D 61. Công thức hợp chất khí với hiđro của hai nguyên tố phi kim X, Y lần lượt là: HX, H2Y. Trong bảng tuần hoàn A. X ở nhóm IA, Y ở nhóm IIA. B. X ở nhóm VIIA, Y ở nhóm IIA. C. X ở nhóm VA, Y ở nhóm VIA. D. X ở nhóm VIIA, Y ở nhóm VIA. PA: D 62. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố R là 1s2 2s2 2p63s2 3p5. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm VIIB. C. chu kì 3, nhóm VIIA. D. chu kì 5, nhóm VA. PA: C 63. Cho nguyên tố M có Z = 13, nguyên tố R có Z = 26. M và R A. đều là nguyên tố s. B. cùng thuộc một nhóm B trong bảng tuần hoàn. C. cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn. D. nguyên tử đều có khả năng nhường 3 electron để có cấu hình electron bền vững hơn . PA: D 64. X là một nguyên tố thuộc một trong số các chu kì nhỏ. Y là một nguyên tố thuộc một trong số các chu kì lớn. Nhận định nào sau đây về X, Y không đúng ? A. X là nguyên tố d còn Y có thể là nguyên tố s hoặc p. B. Nguyên tử X có nhiều nhất là 3 lớp eletron. C. Nguyên tử có Y ít nhất là 4 lớp eletron. D. X là nguyên tố thuộc nhóm A còn Y có thể thuộc nhóm A hoặc B. PA: A 65. Trong bảng tuần hoàn, khi sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, A. số lớp e của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn. B. số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn. C. tính kim loại của các nguyên tăng dần, tính phi kim giảm dần. D. hoá trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng dần. PA: B 66. Các nguyên tố sau đây : Na( Z= 11) , Ca (Z = 20) , Cl ( Z = 17) , Fe (Z = 26) , Al (Z = 13), những nguyên tố s là A. Na, Ca. B. Na, Ca, Fe. C. Fe, Na, Al. D. Cl, Al PA: A. 67. Cho các nguyên tố sau ở cùng chu kì 3: Na (Z = 11), S ( Z = 16) và Cl ( Z = 17). Độ âm điện của ba nguyên tố trên (đã bị đảo lộn) là: 3,16; 2,58; 0,93 . Gắn các nguyên tố với độ âm điện đúng của chúng được kết quả như sau A. Na : 3,16; S: 2,58; Cl: 0,93. B. Na : 0,93; S: 2,58; Cl : 3,16. C. Na: 2,58; S: 0,93; Cl: 3,16. D. Na: 0,93; S :3,16; Cl : 2,58. PA: B. 68. Nguyên tố clo thuộc ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn, điều này cho thấy A. oxit cao nhất của clo có công thức Cl2O7, còn hợp chất với hiđro của clo là HCl. B. oxit cao nhất của clo có công thức Cl2O3, còn hợp chất với hiđro của clo là HCl. C. Nguyên tử clo có 3 lớp electron nên clo là một kim loại. D. Nguyên tử clo có 17 proton,17 eletron và 17 nơtron. 17 nơtron này chia làm 3 lớp, lớp ngoài cùng có 7 nơtron. PA: A. 69. X, Y, Z là 3 nguyên tố lần lượt kế tiếp nhau (theo đúng thứ tự như trên) trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn và đều không phải là nguyên tố khí hiếm. Có thể sắp xếp ba nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính phi kim như sau: A. X < Y < Z. B. X< Z < Y. C. Y< X < Z . D. Z< Y < X. PA: A. 70. Trong bảng tuần hoàn, M ở nhóm IIIA, X ở nhóm VA còn Y ở nhóm VIA. Oxit cao nhất của M, X, Y có công thức A. M2O3, XO5, YO6. B. M2O3, X2O5, YO3. C. MO3, X5O2, YO2. D. MO, XO3, YO3. PA: B. 71. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Ở trạng thái cơ bản, đồng vị có 1 electron độc thân. B. Nguyên tử nguyên tố X có 7 electron lớp ngoài cùng, vậy nguyên tố X ở nhóm VIIA. C. Nguyên tử nguyên tố Y
Tài liệu đính kèm: