Bài giảng Bài 19: Kim loại và hợp kim (tiết 1)

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2373Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài 19: Kim loại và hợp kim (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Bài 19: Kim loại và hợp kim (tiết 1)
Trường THPT ..	Tuần: 12. Tiết: 35.
	Lớp 12 Nâng cao	Ngày soạn: 30/10/2015
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY 
CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Bài 19: KIM LOẠI VÀ HỢP KIM (tiết 1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
-	Biết vị trí, đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại.
- Hiểu được những tính chất vật lí và tính chất hoá học chung của kim loại.
2. Kĩ năng:
-	Biết vận dụng lí thuyết chủ đạo để giải thích những tính chất của kim loại.
-	 Dẫn ra những phản ứng hoá học và thí nghiệm hoá học chứng minh cho những tính chất hoá học.
-	 Biết cách giải các bài tập trong SGK.
Trọng tâm: tính chất vật lí chung của kim loại, phản ứng hóa học đặc trưng của kim loại.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, hình ảnh minh họa, câu hỏi trắc nghiệm củng cố.
- Chuẩn bị một số thí nghiệm chứng minh cho tính khử của kim loại:
+ Dụng cụ: ống nghiệm cỡ nhỏ, ống nhỏ giọt, đèn cồn.
+ Hoá chất: các kim loại Al, Cu, Fe (đinh sắt sạch), Na, Mg, các phi kim: khí O2, Cl2; các axit: dd H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, dung dịch HNO3, dd muối CuSO4.
Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, trực quan sinh động.
HS: học bài chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
3. Tiến trình bài giảng 
Hoạt động của GV và HS
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS dựa vào sự phân bố các electron vào những phân lớp bên ngoài của nguyên tử và kết hợp BTH cho biết kim loại bao gồm những nhóm nguyên tố nào? Kim loại nằm ở những vị trí nào trong bảng tuần hoàn? 
Từ câu trả lời của HS GV đưa ra kết luận về vị trí kim loại trong bảng hệ thống tuần hoàn
* Hoạt động 2:
HS dựa vào SGK cho biết kim loại có những tính chất vật lý chung gì? Giải thích những tính chất đó.
GV giải thích tính dẻo của kim loại cho HS minh họa bằng hình ảnh.
GV yêu cầu học sinh khá giải thích vì sao kim loại dẫn điện được.
Gợi ý: Dòng điện là gì?
- Do các kim loại khác ® mật độ e tự do khác
- Khi nhiệt độ tăng các Ion (+) dao động lớn cản trở sự chuyển động các e tự do.
 GV yêu cầu HS nhận xét đưa ra kết luận yếu tố nào gây ra tính chất vật lý chung của kim loại?
GV yêu cầu HS trả lời: Khối lượng riêng, độ cứng, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại có giống nhau hay không?
HS dựa vào SGK cho biết: KL nhẹ nhất, nặng nhất, nhiệt độ nc thấp nhất, cao nhất, cứng nhất, mềm nhất.
Những tính chất vật lý riêng của kim loại là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến những tính chất này?
* Hoạt động 3:
- Từ cấu tạo của nguyên tử kim loại, dự đoán tính chất hóa học cơ bản của kim loại. Dẫn ra những phản ứng hóa học minh họa. Xác định sự thay đổi số oxi hóa, xác định vai trò các chất.
GV có thể tiến hành 1 số TN chứng minh
Yêu cầu học sinh nhận xét khi kim loại tác dụng với axit thông thường, sau đó cho ví dụ.
A. KIM LOẠI
I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN: 
Trong bảng tuần hoàn , kim loại có mặt ở các vị trí: 
 - Nhóm IA (trừ hidro) và IIA : nguyên tố s.
 - Nhóm IIIA ( trừ Bo) , một phần của các nhóm IVA, VA, VIA : Kim loại này là nguyên tố p.
 - Các nhóm B ( từ IB đến VIIIB) : Kim loại chuyển tiếp, chúng là nguyên tố d.
 - Họ lantan và actini : Kim loại hai họ này là nguyên tố f .
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI:
1. Tính chất chung
a) Tính dẻo:
 - Khi tác dụng một lực đủ mạnh lên một vật bằng KL nó bị biến dạng.
Nguyên nhân: Khi tác dụng một lực thì các mạng tinh thể trượt lên nhau, nhưng nhờ các e tự do chuyển động qua lại giữa các lớp mạng mà chúng không tách rời nhau.
- Những kim loại có tính dẻo cao là: Au, Ag, Al, Cu, Sn,...
b) Tính dẫn điện:
- Nối đầu KL với 1 nguồn điện thì kim loại cho dòng điện chạy qua.
- Do các e tự do chuyển động thành dòng.
- Kim loại dẫn điện tốt nhất là: Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,....
* Lưu ý:
+ Các KL khác nhau thì chúng dẫn điện khác nhau.
+ Khi nhiệt độ càng cao thì khả năng dẫn điện càng giảm.
c) Tính dẫn nhiệt:
- Đốt nóng một đầu dây kim loại, các e tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn hơn, chúng chuyển động đến vùng có nhiệt độ thấp hơn va chạm vào các Ion(+) và truyền năng lượng cho các Ion (+) ở đây
- Thứ tự dẫn nhiệt: Ag, Cu, Al, Fe,....
d) Ánh kim:
- Các e tự do trong kim loại có khả năng phản xạ các tia sáng có bước sóng mà mắt ta nhìn thấy được.
*Kết luận: những tính chất vật lý chung của kim loại chủ yếu do các e tự do trong kim loại gây nên.
2. Tính chất riêng:
a) Khối lượng riêng: Các KL khác nhau có KLR khác nhau (nặng, nhẹ khác nhau) 
 Quy ước: * d<5 kim loại nhẹ.
 VD: K, Na, Mg, Al
 * d>5 kim loại nặng
 VD: Fe, Pb, Ag
-Kim loại Li có KLR nhỏ nhất D = 0,5 g/cm3
-Kim loại Os có KLR lớn nhất D = 22,6 g/cm3
b) Nhiệt độ nóng chảy:
 Các kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau
VD: t0nc W = 34100C
 t0nc Hg = -390C
*Nguyên nhân do: Độ bền của liên kết kim loại khác nhau, nguyên tử khối khác nhau, , kiểu mạng tinh thể khác nhau,....
c) Tính cứng:
Các kim loại khác nhau có độ cứng khác nhau
 Kim loại mềm: Na, K; mềm I: Cs
 Kim loại cứng: Cr, W; cứng I: Cr
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI:
Kim loại dễ nhường e.
 M Mn+ + ne
® Kim loại thể hiện tính khử mạnh nên
tác dụng với chất oxi hóa ((PK, dd axit, dd muối)
1. Tác dụng với PK: (O2, Cl2, S, P ...)
a) Với oxi ® oxit KL
 4M + nO2 ® 2M2On
 VD: 2Al + 3/2 O2 Al2O3
b) Tác dụng với phi kim khác ® Muối 
 Ví dụ: Cu + Cl2 CuCl2
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 Fe + S FeS
2. Tác dụng với axit:
a) Axit thông thường: HCl, H2SO4 loãng.
KL + HCl (H2SO4 loãng) → muối (hóa trị thấp) + H2
ĐK: KL đứng trước H.
VD: Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
 Fe + H2SO4l = FeSO4 + H2
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm đã chuẩn bị để củng cố lại kiến thức.
- HS về nhà học bài, chuẩn bị phần còn lại của bài lưu ý xem lại axit H2SO4 đặc ở lớp 10, HNO3 ở lớp 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet_1_dai_cuong_kim_loai.docx