Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn

docx 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1968Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
1: Tên tình huống
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và vấn đề về rác thải tại địa phương Thái Nguyên.
2: Mục tiêu giải quyết tình huống
Giúp bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
Giúp bảo vệ sức khỏe con người
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người
Tích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động tập thể về bảo vệ môi trường
3: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để thực hiện bài thi này chúng tôi dùng phương pháp khảo sát, đối chiếu những số liệu và so sánh để tìm ra những nét nổi bật về tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương.
4: Giải pháp giải quyết tình huống 
-Vận dụng kiến thức của các môn học như:Sinh học , Địa lí , Giáo dục công dân , Hóa học để giải quyết 
tình huống 
-Thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ dàng như: không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định
-Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau có ý thức bảo vệ một môi trường sống trong lành hơn
- Đề nghị chính quyền những địa phương hãy xử phạt những cá nhân và đơn vị đã gây ra tác động xấu cho môi trường, ngoài ra tích cực cùng nhân dân tham gia công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
5:Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống . 
 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi bao gồm các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trrong cuộc sống và hoạt động sản xuất,Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩNhưng hiện nay tình trạng môi trường đang ô nhiễm trầm trọng, cuộc sống của con người trên Trái Đất cũng đang bị đe dọa. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.Ô nhiễm môi trường bao trùm tất cả các dạng ô nhiễmĐây là một trong những vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay. Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là rất quan trọng và cần thiết cho xu hướng xã hội ngày nay. Tuy nhiên, có ba loại ô nhiễm môi trường chính là : ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và ô nhiễm đất. Môi trường đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do tác động của con người, do hóa chất bảo vệ thực vật, các chất hóa học, chất phóng xạ
Vậy ô nhiễm nguồn nước là như thế nào? Chúng ta tìm hiểu về nó đàu tiên.Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.Rất dễ hiểu,ví dụ như người dân sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật. Do ý thức của người dân không tốt nên sau khi sử dụng xong họ vứt ngay vỏ bao bì 
xuống đường-không đúng nơi qui định, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Nguồn nước bị ô nhiễm do dân cư ven các con sông thải chất sinh hoạt xuống sông . Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này , hay sống gần những nơi bị ô nhiễm sễ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột,Đặc biệt ảnh hưởng nhiều nhất là nghành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm , cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân tốn kém nhiều trong việc cải tạo môi trường. Các bạn thử nghĩ xem nếu môi trường bị ô nhiễm nước nặng nề thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?Bởi nước là một thứ quan trọng không thể thiếu.Do sự quản lí không tốt , và sử dụng lãng phí, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng như ở các tỉnh nam trung bộ, tây nguyên, tây bắc chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước để giúp môi trường ngày một xanh-sạch-đẹp.Qua đó ta thấy các môn học rất cần thiết trong mỗi chúng ta, nó bổ trợ cho ta trong nhiều lĩnh vực.
Ngoài ô nhiễm nguồn nước , ô nhiễm không khí cũng gây tác hại đến cho con người . Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật . Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên.Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.Đồng thời cũng thải ra môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như:chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng .Những cây xanh có thể cung cấp không khí trong lành, giúp cho con người khoan khoái thư giãn, sức khỏe tốt hơn.Nhưng con người, họ đâu nghĩ đến điều đó.Hàng năm họ vẫn chặt biết bao cây gỗ để giúp tăng lợi nhuận kinh tế. Như thế là họ đang giết chính cuộc sống của mình. Ngoài ra, số lượng rác thải ở nước ta ngày một nhiều.Rác bị thải bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là thải ra môi trường bao bì ni lông. Có vẻ như khi chúng ta thải ra môi trường biết bao túi ni lông mà không nghĩ đến hậu quả của nó.Nguy hiểm nhất là khi ta đốt nó. Khí đốt bay lên lẫn vào trong không khí, nếu chúng ta hít phải thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm họng, tức ngực, khó thở, có thể dẫn tới tử vong. Mỗi ngày ở Việt Nam thải ra hàng triệu bao bì ni lông. Vấn đề này chúng ta nên áp dụng môn GDCD để giải quyết vấn đề vì sau khi học xong môn này sẽ giúp cho phẩm chất đạo đức của chúng ta tốt hơn, có ý thức hơn như : không vứt rác bừa bãi , thay thế túi ni lông bằng túi giấy, túi vải hoặc giặt sạch sẽ để tái sử dụng. Các nhà máy xí nghiệp thải ra khí độc hại nếu người dân hít vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chúng ta cần sử dụng môn Sinh học để đưa ra các biện pháp nhanh chóng giúp cho người kịp cứu chữa.Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái: SO2 và các oxit nitơ làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng, làm độ Ph giảm trong đất hoặc khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra lẫn với sương mù tạo nên sự ngột ngạt, gây nhiều bệnh cho con người, làm giảm ánh sáng mặt trời mà ánh sáng mặt trời rất cần cho thực vật để thực hiện quá trình quang hợp nó cũng giảm tầm nhìn . Gây mất mát lớn cho cuộc sống. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như : CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2 , nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%,Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng này thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 đến 3,5m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỉ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Chính vì vậy con người cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính này. Nói đến đây ta còn nhận ra, những vấn đề này cũng liên quan đến môn Địa và môn Sử. Vì sự tham vọng làm bá chủ thế giới nên các cuộc chiến tranh xung đột đã xảy ra. Tiêu biểu như nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nước ta là một nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên nên sớm bị các nước tư bản dòm ngó xâm chiếm.Như chúng ta đã biết , khi mỗi cuộc chiến tranh đi qua nó để lại những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng vật chất lẫn tinh thần, gây nhiều mất mát, đau thươngVà điều đó khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Qua đó cho chúng ta thấy những môn học giúp ích cho ta rất nhiều, nó giúp ta nhận ra một bài học đáng quí là:tôn trọng hòa bình, độc lập, không nên gây chiến tranh xâm lược. Điều đó sẽ giúp bầu không khí của chúng ta trong lành hơn,các nước tập trung vào phát triển kinh tế để ngày một vững mạnh hơn.
Còn một loại ô nhiễm nữa mà chúng ta chưa nhắc đến đó chính là ô nhiễm đất-nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi con người.Ô nhiễm đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa con người. Đất là một nguồn tài nguyên quí giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực , thực phẩm cho con người. Thế nhưng hiện tượng xả rác xuống đất hiện nay đã trở nên phổ biến.Biểu hiện cụ thể như: ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay chai nước suối vứt lon vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi vứt ngay tại chỗ mà không nghĩ đến người khác Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Điều đó cũng là một vấn đề quan trọng làm ô nhiễm môi trường đất. Đó là những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu: “ Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”. Họ nghĩ đơn giản chỉ cần nhà mình sạch còn ai bẩn thì mặc kệ. Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt khi vứt túi ni lông xuống lòng đất, sau hàng chục năm cũng không thể tiêu hủy được gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Riêng chỉ với Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại. Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng suy thoái,Đất bị ô nhiễm có thể trở lên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều nay sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn .
Chính vì vậy việc vận dụng các kiến thức đã học giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, nó giúp cho chúng ta giải quyết những tình huống bất ngờ mà ta không nghĩ đến, một cách thông minh hơn, ngắn gọn hơn và đầy đủ nhất.
Tiếp đến, hãy nói về vấn đề môi trường tại địa phương chúng ta đang ở: Thái Nguyên, nó đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các nhà máy tại đây, điển hình như các nhà máy thuộc Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, tình trạng gây ô nhiễm môi trường cũng chưa được xử lý triệt để nhất là tại Nhà máy luyện thép, Công ty cổ phần cơ khí, Nhà máy cán thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần hợp kim sắt Gang Thép Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường do khói bụi thải phát tán ra các khu dân cư lân cận các nhà máy này luôn gây bức xúc trong dư luận. Đặc biệt, tại Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa còn có các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường như: quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, giám sát môi trường không đầy đủ. Ngoài ra trong quá trình khai thác, các bãi than tại đây đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)Cũng theo khảo sát của nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, hầu hết các mẫu đất tại các khu vực khai khoáng đều có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt, một số mẫu gần khu sinh sống của dân cư cũng đang bị ô nhiễm.Cụ thể, hàm lượng asen tại mỏ sắt Trại Cau và mỏ thiếc Đại Từ vượt chuẩn 12mg/kg; hàm lượng sắt trong tất cả các mẫu ở Trại Cau, Phấn Mễ, Hà Thượng đều ở mức cao; hàm lượng kẽm, chì tại một số khu vực cũng vượt chuẩn cho phép.Đáng chú ý,tại nhiều khu vực mỏ ở Trại Cau, Đồng Hỷ và một vài điểm ở Phú Lương, Đại Từ xuất hiện không ít những doanh nghiệp khai thác không phép, không có thiết kế mỏ, khiến tài nguyên bị tổn thất và môi trường bị ô nhiễm nặng nề.Thiết nghĩ, để hạn chế thực trạng ô nhiễm đáng báo động nêu trên,địa phương cần quan tâm hơn tới công tác quản lý, sử dụng đất sau khai khoáng, đặc biệt cần tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác của các đơn vị được cấp phép trên địa bàn cũng như các đơn vị không phép.Điển hình như tại khu vực khai thác mỏ của Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa – VVMI (xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương), tình trạng gây ô nhiễm môi trường đã kéo dài nhiều năm. Doanh nghiệp đang đầu tư thực hiện dự án nâng công suất khai thác lên trên 800.000tấn/năm nhưng chưa được phê duyệt dự án và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thế nhưng công ty đã khai thác với sản lượng hơn 700.000 tấn/năm, trong khi công suất được cấp phép là 600.000 tấn/năm. Do tăng công suất khai thác nên mức độ tác động, ảnh hưởng đến môi trường cũng gia tăng, nhất là tình trạng ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.  
Đáng lưu ý, cùng với việc không kiểm soát được lượng bụi thải phát tán ra môi trường, tại bãi thải Tây, doanh nghiệp này đã đổ thải lấn vào khoảng cách an toàn của chùa Làng Ngò – xã An Khánh, huyện Đại Từ (di tích do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý), tự ý nắn suối Làng Ngò nhưng chưa được phê duyệt báo cáo tác động môi trường. Tại bãi thải Nam, Công ty than Khánh Hòa cũng đổ thải cao vượt công suất thiết kế 100 m, làm gia tăng thêm tình trạng bụi cho khu vực các xã Phúc Hà (thành phố Thái Nguyên), An Khánh (huyện Đại Từ). Cách đây chưa lâu, doanh nghiệp đã bị xử phạt hành chính vì có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường 
Đường băng vận chuyển than của Công ty than Núi Hồng về Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn tại địa bàn phường Quan Triều (thành phố Thái Nguyên) hiện cũng là điểm bị ô nhiễm bụi nặng, chỉ tiêu tiếng ồn, bụi qua quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,3 lần. Nguyên nhân do hệ thống con lăn, hệ thống hút bụi tại các trạm chuyển hướng trên hệ thống băng tải này đã xuống cấp, mái che bị hư hỏng. Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc, doanh nghiệp đã có động thái sửa chữa, nâng cấp, gia cố sàn băng tải nhưng tình trạng bụi và tiếng ồn phát sinh, ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của hàng nghìn người dân trong 8 tổ dân phố thuộc phường Quan Triều chưa được cải thiện nhiều. 
Đối với các nhà máy thuộc Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, tình trạng gây ô nhiễm môi trường cũng chưa được xử lý triệt để nhất là tại Nhà máy luyện thép, Công ty cổ phần cơ khí, Nhà máy cán thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần hợp kim sắt Gang Thép Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường do khói bụi thải phát tán ra các khu dân cư lân cận các nhà máy này luôn gây bức xúc trong dư luận. Đặc biệt, tại Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa còn có các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường như: quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, giám sát môi trường không đầy đủ. Ngoài ra tình trạng người dân vô ý thức xả rác ra ngoài đường vẫn còn rất nhiều. Điển hình như những khu chợ tại Thái Nguyên như Phú Thái, Đồng Quang vẫn còn rất nhiều người bán hàng vô ý thức xả những túi rác, những thứ đồ thừa ra ngoài đường mà không mảy may quan tâm đến tình trạng môi trương hiện tại, không chỉ những người bán hàng mà cả kể những người mua hàng cũng vậy. Đó không chỉ là vấn đề chính, đáng nói hơn nũa đó chính là việc các ban quản lí khu chợ không quan tâm đến việc mọi người xả rác như thế nào hết cả. Hiện tại vấn đề ô nhiễm không khí tại Thái Nguyên và vấn đề xả rác ra môi trường công cộng vẫn là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận, tuy nhiên chính quyền vẫn chưa xử lí thích đáng những người, những đơn vị gây ra việc này.
6:Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Từ những tình huống trên, chúng ta-mỗi con người đang sống trong đất nước Việt Nam hãy có ý thức hơn, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch–đẹp. Không những thế, chính quyền mỗi địa phương hãy chung tay cùng người dân tích cực bảo vệ môi trường và xử phạt thích đáng những đơn vị, những cá nhân gây ra những tác động xấu đến môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbaiduthivandungkienthuclienmondegiaiquyetcacvandethuctien.docx