PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN ---------- & --------- BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN THỊ TRẤN HÀ LAM (1930-2015) NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN NGỌC ANH NĂM HỌC : 2016 - 2017 Câu 1: Đồng chí, anh, chị cho biết quá trình hình thành tên gọi địa danh Hà Lam xưa và thị trấn Hà Lam ngày nay? Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hà Lam ra đời vào ngày, tháng, năm nào? Có biệt danh gì? Từ khi thành lập thị trấn Hà Lam đến nay (1981), Đảng bộ thị trấn đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội. Hãy nêu tên các đồng chí Bí thư Đảng bộ trong từng nhiệm kỳ? (2,5 điểm) Trả lời: Quá trình hình thành tên gọi địa danh Hà Lam xưa và thị trấn Hà Lam ngày nay. Hà Lam là một làng thuộc phủ Thăng Hoa, một trong sáu phủ của Thừa tuyên Quảng Nam vốn là đất Chiêm Thành( Chiêm Động) từ nhà Trần đến nhà Hồ có sự đánh nhau chiếm qua, chiếm lại nhiều lần giữa ta và Chiêm Thành. Sau khi vua Lê Thánh Tông đến chinh phục thì tình hình mới ổn định lập ra Quảng Nam thừa tuyên năm 1471. Triều đình lúc bấy giờ cử cụ Phạm Nhữ Tăng cháu 6 đời của tướng Phạm Ngũ Lão đến nhận chức Thừa tuyên Quảng Nam và lập ra tổng xã các nơi( Theo Việt nam sử lược của Trần Trọng Kim) Theo ước đoán vào khoảng thời gian từ 71-1490 làng Hà Lam được khai sinh lập thành xã hiệu tính đến nay trên dưới 500 năm. Sau năm 1945 qua các thời kỳ làng Hà Lam được nhập vào các xã lân cận để hình thành các xã hiệu: Năm 1945- 1954 là xã Thăng Hòa, Thăng Điền, Thăng Châu Năm 1955- 1958 là xã Bình Hà Năm 1958 -1981 là xã Bình Nguyên Năm 1981 theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, Hà Lam được tách ra từ xã Bình Nguyên để thành lập Thị trấn Hà Lam gồm Hà Lam, Chung Phước và Đồng Thái Tổng diện tích tự nhiên là 1.170 ha, trong đó có: 430ha đất canh tác. Chiều dài của thị trấn là 5km, chiều rộng là 4km; thị trấn Hà Lam có nhiều rừng đồi như: rừng Bà Nú, rừng Chùa, rừng Ông Lược, rừng Tiên Nông, rừng Rọ, rừng Rú; núi Dê, gò Thường, đồi 41, đồi 42. Những năm về trước, các địa danh này có nhiều cây xanh, bóng mát, thơ mộng, trữ tình, nhưng trải qua bao biến thiên của tự nhiên và xã hội, cây cối bị tàn phá nặng nề, phần lớn chỉ còn lại đất trống, 3 đồi trọc; ruộng đất nói chung so với các địa phương ở vùng Đông và vùng Tây của uyện Thăng Bình thì đất đai của thị trấn Hà Lam về thổ nhưỡng có độ phì cao hơn. Theo số liệu trong sổ bộ thời Gia Long, đất ruộng thị trấn Hà Lam có 2.803 mẫu Trung bộ, tương đương (1.401ha). Trong đó, số diện tích có tại thị trấn Hà Lam là 876 mẫu (438ha); số diện tích còn lại ở rải rác tại các địa phương trong huyện, như: Hà Châu, Đồng Đức, Vinh Huy, Hương Lộc, Đồng Dương, Xuân Yên, Gò Ngao, Bình Trung, Bến Tàu, Bàu Nước, Ca Lâu, Bình Túy, Dục Túy, Phường Rạnh (sau này thường gọi là đất công điền). Điều đó chứng tỏ tổ tiên của người Hà Lam chẳng những có công khai hoang, mở mang xây dựng làng xã trù phú mà còn chú trọng, tập trung đến việc mở rộng lập nghiệp, phát triển canh nông ra ngoài làng. Trước đây, Nhân dân Hà Lam, Đồng Thái, Chung Phước, Thanh Ly chiếm số đông là nông dân, nhưng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là thuần nông, độc cảnh cây lúa, cây sắn, cây mía, đậu dụng và khoai lang; chăn nuôi gia súc (trâu, bò) chủ yếu làm sức kéo; heo, gà, vịt là sản phẩm tự cung, tự cấp. Một đặc trưng được phác họa bởi nền sản xuất nhỏ phân tán, manh mún, nhỏ lẻ tồn tại nhiều năm trong đời sống xã hội của cư dân Hà Lam. Năm 1910 có 2.542 suất đinh; vào tháng 12 năm 1970, tổng dân số của xã Bình Nguyên (trong đó có Hà Lam) là 12.450 khẩu; năm 1981, sau khi chia tách xã Bình Nguyên thành 2 đơn vị hành chính là thị trấn Hà Lam và xã Bình Nguyên trực thuộc huyện Thăng Bình, tổng dân số thị trấn Hà Lam có 7.949 khẩu với 914 hộ; đến năm 1997 dân số tăng lên 16.350 khẩu với 3.640 hộ. Hiện nay dân số thị trấn Hà Lam có 18.654 khẩu với 5.225 hộ. Về giao thông, thị trấn Hà Lam có đường Quốc lộ 1A, 14E chạy ngang qua; thông thương Đông - Tây - Nam - Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu vùng miền, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thị trấn nói riêng và các địa phương trong vùng nói chung. Ngoài ra, còn có các con đường ĐT, ĐH ngang, dọc nối liền liên xã, liên vùng, đã được cơ bản nhựa hóa hoặc bê tông -hóa, tạo 4 nhiều thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế và đời sống dân sinh. Về hệ thống sông, suối, ao hồ, trên địa bàn thị trấn Hà Lam không có sông, suối lớn, chỉ có 2 con suối nhỏ khởi nguồn từ xã Bình Quý sau đó nhập thành một tại thôn Chung Phước và có một cái bàu, gọi là bàu Hà Lam (bàu Hà Trì), rộng khoảng 3.000m 2 uốn lượn vòng vèo, khoảng giữa chiều dài của bàu có chiếc cầu xây bằng đá ong bắt ngang qua, bởi vậy còn gọi là bàu Hà Kiều, về mùa hạ sen mọc phủ kín mặt bàu, hoa sen nở rộ, lung linh sắc màu, thoang thoảng hương thơm, tạo nên cảnh trí “sơn thủy hữu tình”. Đầu cầu phía bên bờ Bắc có một chòm cây, dưới tán cây dựng một nhà bia tạc ghi tên những nhà hảo tâm có công, của đóng góp xây dựng cây cầu. Thập niên 70 về trước của thế kỷ XX, để tạo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, người dân Hà Lam đã huy động sức người, sức của, quyết tâm đắp một con đập bổi nhỏ, ngăn dòng chảy con sông Ly Ly (còn có tên gọi là sông Rù Rì) tại địa phận thôn Thạnh Mỹ (xã Bình Quý), có sức chứa khối lượng nước tưới cho gần 300 mẫu Trung bộ (1.500.000 m2 ). Với các di tích lịch sử, văn hóa của huyện Thăng Bình, như: khu phế tích Phật viện Đồng Dương, Lễ hội Bà Chợ Được và làng nghề truyền thống làm hương, địa danh "Quán Hương” chế biến nước mắm Cửa Khe Bình Dương hay du lịch sinh thái hồ Cao Ngạn gắn với địa danh thành đồng; hồ Phước Hà gắn với chiến khu xưa; hồ Đông Tiển, sông Ly Ly, các bãi biển có phong cảnh đẹp tự nhiên... Và thị trấn Hà Lam là trung tâm kết nối các Tour du lịch đi về, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí. Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn Hà Lam, qua các đời, Nhân dân còn phát triển các ngành nghề truyền thống như: chẻ đá núi, chằm nón, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, kéo sợi, thợ rèn, thợ mộc, thợ nề, nấu chế biến đường thủ công, ép dầu phụng, huộm vải, làm hương, làm quạt, đan đát, tráng bánh,... Tiêu biểu về làng nghề, thị trấn Hà Lam nổi tiếng với làng nghề Quán Hương tại Tổ 11; nghề làm hương của làng nghề này ra đời cách đây hơn 250 năm, đến nay vẫn duy trì, tiếp nối và phát triển; sản phẩm được thị trường trong và ngoài huyện ưa chuộng. Sau ngày giải phóng miền Nam, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, như: cơ khí, gò hàn, cưa xẻ gỗ, xay xát gạo, làm gạch, chế biến hải sản... ược quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển mạnh, vừa tạo ra sản phẩm phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài địa phương, vừa giải quyết công việc làm và tăng nguồn thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Cùng với các hoạt động sản xuất, chợ Hà Lam ra đời hàng trăm năm nay để phục vụ trao đổi, mua bán các sản phẩm hàng hóa của bà con nhân dân trên địa bàn huyện Thăng Bình làm ra. Chợ Hà Lam là chợ lớn trong phủ Thăng Bình, nằm về phía Nam của tỉnh lộ 16; Từ sau ngày thống nhất đất nước (1975), chợ Hà Lam trở thành trung tâm giao lưu, trao đổi, mua bán đa dạng các loại hàng hóa, sản phẩm, phục vụ đắc lực cho sản xuất và tiêu dùng của các tầng lớp Nhân dân. Do nhu cầu mở rộng và phát triển, năm 1998 chợ Hà Lam được đầu tư xây dựng và mở rộng diện tích, hoạt động thương mại quy mô hơn và được chuyển đến địa điểm mới, nằm về phía Bắc tỉnh lộ 16 (nay là đường Tiểu La). Nhìn chung, các ngành nghề đã hình thành nên các lĩnh vực kinh tế đa dạng, phong phú; thị trấn Hà Lam là trung tâm hành chính, kinh tế của huyện Thăng Bình, mang tính hội tụ và có sức lan tỏa ra các vùng xung quanh với sự đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt hơn, môi trường xã hội đa dạng, phong phú hơn, có điều kiện phát triển KT - XH nhanh hơn. Hơn 600 trăm năm hình thành và phát triển, các cộng đồng làng xã: Hà Lam, Đồng Thái, Chung Phước, Thanh Ly, Nhân dân đã kiên trì vượt qua muôn ngàn gian khổ, khó khăn vừa đấu tranh với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa chiến đấu kiên cường chống thực dân, đế quốc xâm lược để tồn tại và phát triển. Các cộng đồng dân cư luôn kề vai sát cánh, đồng tâm hiệp lực, gạt bỏ những khác biệt riêng tư, giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết để tự khẳng định mình và không ngừng phát triển. Đó là những tiền đề, những nhân tố quyết định để thị trấn Hà Lam hôm nay vững bước tiến lên trong thời kỳ mới. Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hà Lam ra đời, mang biệt danh Vân Nam Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp ra đời, chính phủ Bình dân Pháp được thành lập. Sự kiện đó ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, tháng 7.1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp và nhận định: Nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này không thay đổi nhưng trước những biến đổi mới của tình hình cần có sự thay đổi về tổ chức và những hình thức đấu tranh cho phù hợp nhằm lợi dụng mọi khả năng tính hợp pháp để nhanh chóng tập hợp mọi lực lượng cách mạng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ và Hội nghị Trung ương đã quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương về sau đổi thành Mặt trận Dân tộc thống nhất Dân chủ Đông Dương. Thời gian này nhiều xã ở huyện Thăng Bình, trong đó có Hà Lam, nhiều sách báo tiến bộ được lưu hành rộng rãi, các tổ chức ái hữu, Hội đọc báo, Hội bóng đá, Hội trợ tang, Hội tương tế, phong trào bài trừ mê tín dị đoan, bài trừ các hủ tục.v.v... phát triển mạnh trong nhân dân. Năm 1937, đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm người làng Hà Lam liên lạc với Hội ái hữu đạc điền Hội An, được các đồng chí Trịnh Văn Dục, Phạm Xuân Tiêu giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm phát hành sách báo tiến bộ để tuyên truyền phát huy ảnh hưởng cách mạng trong quân chúng nhân dân ở Hà Lam, Thăng Bình, vận động lấy chữ ký đòi ân xá chính trị phạm, chống sưu cao, thuế nặng. Đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm thành lập tủ sách Nam Bình ở Hà Lam do anh Huỳnh Du quản lý. Hội đọc sách báo Hà Lam gồm: Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương, Nguyễn Công cầu, Huỳnh Du, Đinh Đáng, Phan Kiệm, Trần Dịch, Nguyễn Thông Mùa hè năm 1939, đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm đi dự Đại hội giáo giới tại Hội An. Trung ương Đảng đã kịp thời chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh giải phóng dân tộc giành chính quyền về tay nhân dân. Tháng 5.1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (khóa I), do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. Ở Hà Lam các đảng viên và quần chúng trong các tổ chức ái hữu, tương tế, nghiệp đoàn trong thời kỳ Mặt trận dân chủ được tập hợp lại tiếp tục hoạt độngtheo hướng mới của Đảng. Trên toàn huyện, lần lượt các Chi bộ Đảng ở các xã được thành lập. Tháng 10 năm 1940, Tỉnh ủy Quảng Nam phái đồng chí Nguyễn Đức Thưởng, cán bộ của xứ ủy Trung Kỳ công tác tại Quảng Nam về Chi bộ Ngọc Phô triệu tập đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương ở Hà Lam vào Ngọc Phô cùng với các đồng chí ở Chi bộ Ngọc Phô để thành lập Ban Chấp hành Phủ ủy lâm thời Thăng Bình. Tuy nhiên, cuộc họp chưa diễn ra thì bị lộ, viên tri phủ Thăng Bình đưa lính về Ngọc Phô vây bắt các đồng chí Nguyễn Đức Thưởng, Võ Dần, Lê Toại, Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương - Đồng chí Nguyễn Đức Thưởng bị thực dân Pháp kết án 5 năm tù; các đồng chí: Lê Toại, Võ Dần, Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương bị kết án 01 năm tù; một số quần chúng trong Hội tỵ đổ ở Ngọc Phô cũng bị bắt để thẩm vấn và kết án tù treo. Ở Hà Lam, sau khi các đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Hương bị địch bắt cẩm tù, các tổ chức quần chúng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương vẫn không bị địch đánh phá, chì đứt liên lạc với cấp trên; quần chúng vẫn nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng, chờ thời cơ chắp nối liên lạc để hoạt động. Tháng 11 năm 1940, đồng chí Nguyễn Hữu Đức đi làm ăn xa trờ về địa phương, đã liên lạc với Phạm Ngọc Trịnh để thành lập Tổ quần chúng của Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế ở Hà Lam, gồm: Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Đức Huấn, Nguyễn Hữu Khả do đồng chí Nguyễn Hữu Đức làm Tổ trưởng. Hai tháng sau, do điều kiện gia đình, đồng chí Nguyễn Hữu Huấn bỏ sinh hoạt, Tổ quần chúng kết nạp thêm đồng chí Nguyễn Đức Đính. Chi trong thời gian ngắn, Tổ đã tuyên truyền, phát triển thêm 10 hội viên và trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào đấu tranh ở địa phương. Sau khi mãn hạn tù, đồng chí Nguyễn Hữu Khiêm trở về lại địa phương, đồng chí bắt liên lạc với đồng chí Nguyễn Sắc Kim, Tỉnh ủy viên Quảng Nam và được đồng chí Nguyễn sắc Kim tổ chức cuộc họp tại Núi Dê vào đêm 23 tháng 9 năm 1941, có 06 đồng chí tham dự, gồm: Nguyễn Hữu Khiêm, Nguyễn Công Cầu, Nguyễn Công Hương, Nguyễn Công Hanh, Đinh Đáng và Nguyễn Hữu Đức. Cuộc họp quyết định thành lập Chi bộ Đảng ở Hà Lam, lấy biệt danh là Chi bộ Vân Nam, do đồng chí Nguyễn Công Hanh làm Bí thư. Sinh hoạt chi bộ được thời gian thì đồng chí Nguyễn Công Hanh phát bệnh tâm thần và từ trần, chi bộ cử đồng chí Nguyễn Công Cầu làm bí thư Sau khi thành lập, Chi bộ Hà Lam (Vân Nam) đã tuyên truyền, vận động tổ chức lên các tổ chức cứu quốc: Thanh niên cứu quốc, có các đồng chí Nguyễn Đức Đính, Mai An, Nguyễn Hữu Khả, Nguyễn Công Liễn; nông dân cứu quốc gồm: Nguyễn Công Long, Võ Văn Thoan, Trần Tài (Giao), Nguyễn Đức Khiết (Liễn), Võ Hưng Ngọc; Phụ nữ cứu quốc gồm: Phạm Thị Trịnh, Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Thị Thơm. Các ông Nguyễn Hữu Tráng, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Công Thường là cơ sở của chi bộ Vân Nam cất giấu tài liệu và là nơi nghỉ của cán bộ Thanh Ly hoạt động bí mật. Đảng bộ thị trấn Hà Lam đã tiến hành 12 kỳ đại hội gồm: - Lần thứ nhất nhiệm kỳ 1982-1984 đ/c Trần Văn Đô làm Bí thư Đảng bộ - Lần thứ hai nhiệm kỳ 1984-1986 đ/c Trần Văn Đô làm bí thư Đảng bộ - Lần thứ ba nhiệm kỳ 1986-1989 đ/c Nguyễn Văn Gặp bí thư, đến tháng 5/1987 điều về huyện, đ/c Nguyễn Hữu Đãi thay bí thư từ tháng 6/1987. - Lần thứ tư nhiệm kỳ 1989-1991 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ. - Lần thứ năm nhiệm kỳ 1991-1993 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ. - Lần thứ sáu nhiệm kỳ 1993-1995 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ - Lần thứ bảy nhiệm kỳ 1995-1997 đ/c Võ Văn Minh bí thư Đảng bộ - Lần thứ 8 nhiệm kỳ 1997-2000 đ/c Vũ Văn Minh bí thư Đảng bộ đến 2000 nghỉ đ/c Nguyễn Hữu Đãi tháng 4/2000 làm bí thư. - Lần thứ 9 nhiệm kỳ 2000-2005 đ/c Nguyễn Hữu Đãi bí thư Đảng bộ đến tháng 4 điều về huyện, đ/c Hồng Quốc Cường Thường vụ Huyện ủy điều về làm Bí thư Đảng bộ. - Lần thứ 10 nhiệm kỳ 2005-2010 đ/c Hồng Quốc Cường bí thư, đến tháng 9/2003 về huyện, đ/c Phan Khắc Nhì bí thư từ tháng 11/2007. - Lần thứ 11 nhiệm kỳ 2010-2015 đ/c Lê Đình Thành bí thư đến tháng 7/2011 làm Chủ tịch, đ/c Võ Tấn Thuận - Huyện ủy chỉ định về làm Bí thư từ tháng 7/2011. - Lần thứ 12 nhiệm kỳ 2015-2020 đ/c Đoàn Thanh Khiết bí thư Đảng bộ. Câu 2: Đồng chí, anh, chị cho biết những hoạt động nổi vật của Đảng bộ và nhân dân Hà Lam – Bình Nguyên góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, giai đoạn 1953-7/1954? (1,5 điểm) Trả lời: 1. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Vượt qua nạn đói năm 1952, tình hình đời sống của nhân dân trong xã dần dần ổn định, Huyện ủy chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phân công cán bộ huyện trực tiếp xuống các xã để theo dõi chỉ đạo trực tiếp các mặt công tác, nhất là vùng bị đói nặng, quyết tâm giành thắng lợi lớn trong vụ Đông - Xuân 1952-1953. Đối với xã Thăng Châu, cùng với việc chỉ đạo sản xuất; đầu năm 1953 Đảng bộ xã triển khai thực hiện việc giảm tô, giảm tức, tiến hành việc phân định thành phần giai cấp trong xã và định mức địa tô cho từng thành phần. Trước âm mưu của thực dân Pháp, theo đề xuất của Tổng Quân ủy Trung ương, ngày 16.9.1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, với tinh thần "Tích cực và mạnh bạo phát triển vào Tây Nguyên, trước hết là ở phía Bắc. Tiếp tục củng cố vùng tự do Tổng Quân ủy nhấn mạnh: “Nhiệm vụ phát triển lên Tây Nguyên phải coi là nhiệm vụ quan trọng thứ nhất, nhiệm vụ củng cố vùng tự do là quan trọng thứ hai” Thực hiện chủ trương trên, đầu tháng 12.1953, Liên khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định tập trung lực lượng bộ đội chủ lực tiến công lên Tây Nguyên; nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do giao cho bộ đội địa phương, dân quân, du kích. Theo phương hướng chiến lược của Trung ương và Liên khu ủy 5, Tỉnh ủy và Huyện ủy chủ trương tiếp tục đẩy mạnh du kích chiến tranh, tiêu hao tiêu điệt sinh lực địch, phá âm mưu lấn chiếm vùng tự do, mở rộng cơ sở, phá âm mưu bình định vùng sau lưng địch. Mặt khác, khẩn trương xây dựng thực lực, ý thức cảnh giác của cán bộ và nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng, phòng khi địch đánh phá lấn chiếm vùng tự do. Thực hiện chủ trương của Đảng cấp trên, xã Thăng Châu vận động nhân dân đề cao cảnh giác, tăng cường công tác bố phòng, sửa sang, củng cố hầm hào, công sự, chuẩn bị đánh địch khi chúng lấn chiếm; củng cố và bổ sung lực lượng dân quân, du kích cả số lượng lẫn chất lượng; luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, giữ vững nền nếp trực chiến cả ngày lẫn đêm. Tăng cường công tác phòng gian bảo mật, tiêu trừ bọn điệp báo, chỉ điểm do thám... Để đảm bảo chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi ngay từ đầu, do đó nhu cầu về lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu càng lớn, hòa cùng khí thế tiến công, xã Thăng Châu hạ quyết tâm với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”; có hàng trăm thanh niên gia nhập quân đội cầm súng chiến đấu; có trên 1.500 lượt nam, nữ thanh niên hăng hái xung phong đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trường Liên khu 5, Hạ Lào và Bắc Quảng Nam; trong đó, có đồng chí Nguyễn Đức Dũng cán bộ của xã Thăng Châu tình nguyện gia nhập Đoàn Văn công Liên khu 5 tham gia phục vụ chiến trường cho đến ngày ký kết Hiệp định Giơ-ne- vơ (20.7.1954). Sự chi viện kịp thời đó đã góp phần vào chiến thắng trên chiến trường. Tháng 01.1954 địch mở chiến dịch Át - lăng tiến quân đến Phú Yên, tháng 3.1954 khi chúng chuẩn bị tiến hành bước 2 thì bị quân ta chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gảy mũi tiến công của quân Pháp ra Bình Định. Tin thắng trận dồn dập từ khắp các chiến trường đến với nhân dân Thăng Châu. Mọi người, mọi nhà vô cùng phấn khởi; niềm tin về ngày chiến thắng đang đến gần, tinh thần của mọi người ở hậu phương hăng say lao động sản xuất, tổ chức, động viên trên 200 nam nữ thanh niên tham gia lực lượng du kích, ngày sản xuất, đêm bố phòng, canh gát bảo vệ vùng tự do. Đảng và Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối lãnh đạo của Đảng vào tình hình thực tế ở địa phương xã Thăng Châu. Đó còn là thành quả của tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu bất khuất của Nhân dân Thăng Châu được tôi luyện, thử thách qua từng chặng đường lịch sử. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang nhưng chưa trọn vẹn. Thực dân Pháp bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi miền Bắc nhưng ở miền Nam, trong đó có xã Thăng Châu, Thăng Bình, Quảng Nam – Đà Nằng còn nằm trong vòng kiểm soát của đối phương. Đảng bộ và Nhân dân xã Thăng Châu chuẩn bị đầy đủ nhân tài, vật lực, sẵn sàng cùng với Nhân dân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới, quyết tâm đánh bại âm mưu, thủ đoạn và ý đồ xâm lược của đế quốc Mỹ cho đến ngày toàn thắng 30.4.1975. Câu 3. Đồng chí, anh, chị hãy nêu tóm tắt một số sự kiện nổi bật trong quá trình lãnh đạo, tổ chức đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân 12 Hà Lam – Bình Nguyên tổng cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giai đoạn 1954-1965 (1,5 điểm) Trả lời: I.ÂM MƯU CỦA MỸ - DIỆM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TA 1. Tình hình và âm mưu của Mỹ-Diệm Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với cuộc tiến công quân Pháp trên cả nước, ngày 20.7.1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne- vơ chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp định, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17, tại sông Bến Hải, Quảng Trị làm giới tuyến quân sự tạm thời để tập kết chuyển quân và trao t
Tài liệu đính kèm: