8 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Sở GD & ĐT Tuyên Quang

doc 32 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "8 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Sở GD & ĐT Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Sở GD & ĐT Tuyên Quang
SỞ GD VÀ ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC 2016-2017
 MÔN: HÓA HỌC 12 -LẦN 1
 Đề số: 1
Câu 1: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
 	A. bị khử.	B. bị oxi hoá.	C. nhận proton	D. cho proton.
Câu 2: Cho phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 
Để thu được 0,1 mol Cu thì khối lượng sắt phản ứng là
	A. 2,8 gam	B. 5,6 gam	C. 11,2 gam	D. 56 gam
Câu 3: Chất không có tính chất lưỡng tính là
Al(OH)3	B. NaHCO3	C. Al2O3	D. AlCl3.
Câu 4: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là
	A. 10,4gam.	B. 2,7gam.	C. 5,4gam.	D. 16,2gam.
Câu 5: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch
	A. H2SO4 loãng.	B. FeSO4.	C. H2SO4 đặc, nóng.	D. HCl.
Câu 6: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hidro (ở đktc). Giá trị của V là
 	A. 4,48 lít.	B. 3,36 lít	C. 2,24 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 7: Hợp chất nào sau đây vừa chứa nhóm chức este vừa chứa vòng benzen trong phân tử?
	A. Phenyl axetat 	B. phenyl amoniclorua	C. Anilin 	D. Axit benzoic
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây đổi màu quỳ tím chuyển sang xanh?
	A. Axit-2,6-diamino hexanoic 	B. Axit axetic 	
	C. Phenyl amoni clorua 	D. Anilin
Câu 9: Lên men m gam glucozơ (hiệu suất đạt 80%), thu được etanol và khí cacbonic. Hấp thụ hết lượng khí cacbonic bởi dung dịch vôi trong dư, thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của m là
	 A. 56,25 gam.	B. 45 gam.	C. 54 gam.	D. 90 gam.
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat trong 100 ml dd NaOH 0,8M và KOH 0,5M, đun nóng. Cô cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là:
	A. 8,32 gam	B. 10,2 gam	C. 9,30 gam	D. 8,52 gam
Câu11: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. 
Tiến hành thí nghiệm: nhỏ vài giọt nước clo vào dung dịch chứa Natri iotua, sau đó cho polime X tác dụng với dung dịch thu được thấy tạo màu xanh tím. Polime X là
 A. tinh bột.	B. xenlulozơ.	C. saccarozơ.	D. glicogen.
Câu 12: Hai đoạn mạch polime là nilon-6,6 và tơ nitron có khối lượng phân tử lần lượt là 51980 đvC và 21730 đvC. Số mắt xích trong các đoạn mạch đó lần lượt là
	A. 250 và 500.	B. 275 và 350.	C. 230 và 410.	D. 300 và 450
Câu 13: Điện phân 1 lít dung dịch CuSO4 2M với các điện cực bằng Cu tới khi catôt tăng 6,4 gam thì lúc đó nồng độ CuSO4 trong dung dịch là (thể tích dung dịch coi như không thay đổi).
	 A. 1,9M.	B. 2M.	C. 0,5M.	D. 0,3M.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
 A. 10,27. 	 B. 9,52. 	C. 8,98. 	D. 7,25.
Câu 15: Sục 2,688 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M và KOH 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
 A. 5 gam	B. 30 gam	C. 12 gam	D. 15 gam
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
 B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn Fe vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 4,48 lit H2(đktc). Cô cạn dung dịch trong điều kiện không có oxi thu được 55,6g muối. Công thức phân tử của muối là :
	A. FeSO4 	B. Fe2(SO4)3 	C. FeSO4.9H2O 	D. FeSO4.7H2O
Câu 18: So sánh nào dưới đây không đúng?
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ, có tính khử.
B. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước.
C. Al(OH)3 và Cr(OH)2 đều là chất lưỡng tính.
D. H2SO4 đặc và H2CrO4 đều là axit, có tính oxi hóa mạnh.
Câu 19: Cho axit cacboxylic tác dụng với ancol etylic có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H8O2. Tên gọi của X là. 
	A. etyl acrylat.	B. vinyl propionat.	C. propyl axetat.	D. etyl propionat.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của V là
 A. 26,88 lít.	 B. 4,48 lít.	 C. 6,72 lít.	 D. 13,44 lít.
Câu 21: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10O4, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun 42,5 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 47 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
 A. (CH3CH2COO)2C2H4. 	 B. (CH2=CH-COO)2C2H4.
 C. (CH3COO)2C4H4.	 D. C2H4(COOCH=CH2)2.
Câu 22. Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
 A. Glucozơ.	 B. Fructozơ.	C. Saccarozơ.	D. Tinh bột.
Câu 23: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu (ancol) etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
 A. 28,8 gam	B. 14,4 gam	C. 18.0 gam	D. 22,5 gam
Câu 24: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?
 A. Anilin.	B. Alanin.	C. Metylamin.	D. Phenol.
Câu 25: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam glyxin (H2NCH2COOH) cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị V là
	 A. 50.	B. 200.	C. 100.	D. 150.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Peptit bị thủy phân trong môi trường axit và kiềm.
	B. Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
	C. Metyl amin làm xanh quỳ tím ẩm.
	D. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh.
Câu 27: Cho 8,85 gam một amin đơn chức X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 14,325 gam muối. Số đồng phân của X là
 A. 2	B. 4	C. 3	D. 8
Câu 28 : Tiến hành trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom dư thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng polietilen (PE) thu được là :
 A. 70% và 23,8 g. 	B. 77,5% và 21,7 g.	C. 77,5 % và 22,4 g. 	D. 85% và 23,8 g.
Câu 29: Cho dãy các chất: glucozơ, Gly-Gly-Gly, metyl axetat, saccarozơ, Ala-Ala. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 30: Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z ở dạng dung dịch được ghi lại như sau
 Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
Quỳ tím
Hóa xanh
Không đổi màu
Không đổi màu
Nước brom
Không có kết tủa
Kết tủa trắng
Không có kết tủa
Chất X, Y, Z lần lượt là
A. Glyxin, Anilin, Axit glutamic.	B. Anilin, Glyxin, Metylamin.
C. Axit glutamic, Metylamin, Anilin.	D. Metylamin, Anilin, Glyxin.
Câu 31. Nhận xét nào sau đây không đúng?
	A. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
	B. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
	C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
	D. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
Câu 32: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,01 mol Al3+; 0,015 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,045 mol HCO3-; 0,045 mol Cl-. Để làm mềm cốc nước trên có thể dùng các cách:
A. Đun nóng, Na2CO3, Na3PO4 B. Đun nóng, Na3PO4, Ca(OH)2.
C. Na3PO4, Na2CO3, HCl. D. Na2CO3, Na3PO4, NaOH
Câu 33: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ. Giá trị của m và x lần lượt là
 mkt (gam)
số mol CO2
m
27,3
0,74
0
x
	A. 72,3 gam và 1,01 mol	B. 66,3 gam và 1,13 mol
	C. 54,6 gam và 1,09 mol	C. 78,0 gam và 1,09 mol
Câu 34: Cho các kim loại: Fe, Cu, Al, Ni và các dung dịch: HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Cho từng kim loại vào từng dung dịch, có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng ?
 	 A. 16.	B. 10.	C. 12.	D. 9.
Câu 35: Hòa tan 19,2 gam bột Cu bằng 400 ml dung dịch HNO3 0,5 M và H2SO4 1,0 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là
 A. 48,0 gam.	 B. 57,6 gam.	C. 70,0 gam.	D. 56,4 gam.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(a) Cho 1 mol Fe vào dung dịch chứa 3 mol HNO3 (tạo sản phẩm khử duy nhất là NO). 
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư). 
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). 
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
 A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 37:X,Y là hai hữu cơ axit mạch hở. Z là ankol no, T là este hai chức mạch hở không nhánh tạo bởi X,T,Z. Đun 29,145 gam hỗn hợp E chứa X,Y,Z,T với 300ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ankol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 14,43 gam và thu được 4,368 lít H2 ở ĐKTC. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 11,76 lít O2 (đktc) thu được khí CO2, Na2CO3 và 5,4 gam H2O.Phần trăm khối lượng của T trong E
	A. 13,9	 B. 26,4	 C. 50,82	 D. 8,88
Câu 38: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là: 
	 A. Ni và 1400 s.	 B. Cu và 2800 s. C. Ni và 2800 s.	 D. Cu và 1400 s.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+ và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là: 
	A. 15,92%	B. 26,32%	C. 22,18%	D. 25,75%
Câu 40: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là:
	A. 28.	B. 34.	C. 32.	D. 18.
SỞ GD VÀ ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC 2016-2017
 MÔN: HÓA HỌC 12 -LẦN 1
 Đề số: 2
Câu 1: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
	A. nhiệt phân CaCl2.	B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
	C. điện phân dung dịch CaCl2.	D. điện phân CaCl2 nóng chảy.
Câu 2: Điện phân nóng chảy hoàn toàn m gam chất rắn NaCl thu được 6,72 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của m là
A. 35,1 gam	B. 17,55	C. 58,5	D. 3,51 
Câu 3: Chất có tính chất lưỡng tính là
	A. Al(OH)3.	B. NaOH.	C. AlCl3.	D. NaCl
Câu 4: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hidro (ở đktc). Kim loại kiềm là
 	A. Na	B. K	C. Rb	D. Li.
Câu 5: Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là
	A. Na.	B. Ag.	C. Cu.	D. Fe.
Câu 6: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
	A. 2,0	B. 6,4	C. 8,5	D. 2,2
Câu 7: Este nào sau đây thủy phân trong môi trường axit cho phenol?
	A. Phenyl amoni clorua 	B. Phenyl axetat
	C. metyl axetat 	D. metyl benzoat
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím chuyển sang đỏ?
	A. o-metyl anilin	B. Metylamin 	C. Glutamic	D. Anilin
Câu 9: Cho 68,4 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,432 gam Ag . Độ tinh khiết của saccarozơ trên là
 A. 1%	 	B. 99%	C. 90%	D. 10%
Câu10: Thủy phân hoàn toàn 10 gam Etyl axetat trong 100 ml dd NaOH 0,4M và KOH 0,6M, đun nóng. Cô cạn dd sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng là:
	A. 10,36 gam	B. 9,16 gam	C. 4,48 gam	D. 5,88 gam
Câu 11: Thành phần hóa học của cao su thiên nhiên là:
	 A.– [CH2-C(CH3)=CH-CH2]n– 	B. – [CH2-CH=CH-CH2]n–	
 C. –[CH2-CCl=CH-CH2]n D. –[CH2-CCl=C(CH3)-CH2]n–
Câu 12: Hai đoạn mạch polime là nilon-6,6 và tơ nitron có khối lượng phân tử lần lượt là 56500 đvC và 23850 đvC. Số mắt xích trong các đoạn mạch đó lần lượt là
 A. 250 và 500.	B. 275 và 350. C. 250 và 450.	D. 300 và 450
Câu 13: Cho axit cacboxylic tác dụng với propan-2-ol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H8O2. Tên gọi của X là. 
 A. isopropyl acrylat.	B. propyl acrylat.	C. propyl axetat.	D. isopropyl axetat.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một este X (chứa C, H, O) đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc) thu được 13,44 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là
 A. 8,96 lít.	 B. 17,92 lít.	C. 26,88 lít.	D. 13,44 lít.
Câu15: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H10O4, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun 34,0 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 37,6 gam muối và chất hữu cơ Y. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
 A. HO-CH2-CH2-CH2-OH	B. HO-CH2-CH2-OH
 C. CH2=CH-CH2-OH	D. CH3-CH2-CH2-OH
Câu 16. Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X không làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
 A. Glucozơ.	 B. Fructozơ.	C. Saccarozơ.	D. Tinh bột.
Câu 17: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu (ancol) etylic với hiệu suất 75%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
	 A. 20,25 gam	B. 10,125 gam	C. 18,0 gam	D. 13,5 gam
Câu 18: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
	 A. Anilin.	B. Alanin.	C. Metylamin.	D. Glyxin
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metyl amin, thu được sản phẩm có V lít khí N2 (đkc). Giá trị của V là
 A. 3,36.	B. 4,48.	C. 1,12.	D. 2,24	.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Peptit chỉ bị thủy phân trong môi trường axit và kiềm.
	B. Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
	C. Metyl amin làm xanh quỳ tím ẩm.
	D. Đipeptit hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
Câu 21: Cho 14,75 gam một amin đơn chức X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 23,875 gam muối. Số đồng phân của X là
 A. 2	B. 4	C. 3	D. 8
Câu 22: Quá trình tổng hợp poli(metyl metacrylat) có hiệu suất phản ứng este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. Để tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là
 A. 171 và 82kg. B. 6 kg và 40 kg.	C. 175 kg và 80 kg.D. 215 kg và 80 kg.
Câu 23 : Cho dãy các chất: glucozơ, Gly-Gly-Gly, metyl fomat, saccarozơ, etylamin. Số chất trong dãy có phản ứng tráng bạc là
 A. 5	 B. 2	 C. 4	D. 3
Câu 24 : Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z ở dạng dung dịch được ghi lại như sau
 Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
Quỳ tím
Hóa xanh
Không đổi màu
Hóa đỏ
Nước brom
Không có kết tủa
Kết tủa trắng
Không có kết tủa
Chất X, Y, Z lần lượt là
A. Glyxin, Anilin, Axit glutamic.	B. Metylamin, Glyxin, Axit glutamic.
C. Anilin, Metylamin, Axit glutamic.	D. Metylamin, Anilin, axit glutamic.
Câu 25: Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Kim loại M là 
	A. Al. 	B. Fe. 	C. Zn. 	D. Mg. 
Câu 26: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. Fe3O4 và 0,224.	B. Fe3O4 và 0,448.	
C. FeO và 0,224.	D. Fe2O3 và 0,448. 	
Câu 27: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaHCO3 2M và Na2CO3 1M thu được dung dịch A và có 4,48 lit khí CO2 bay ra (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị m là
 A. 66,30 gam	 B. 46,60 gam	C. 19,70 gam	D. 54,65 gam
Câu 28: Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA và thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lit khí H2 (đkc). Hai kim loại đó là
 A. Be và Mg	 B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu 29: Cho 9,6 gam Cu vào dung dịch chứa 0,5 mol KNO3 và 0,2 mol H2SO4. Số mol khí thoát ra là
	A. 0,1 mol	B. 0,5 mol	C. 0,15 mol	D. 0,2 mol
Câu 30: Nhúng một lá sắt nhỏ lần lượt vào dung dịch chứa một trong những chất sau: AgNO3 dư, FeCl3, AlCl3, CuSO4, HCl, HNO3 dư. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là 
	 A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 31: Tiến hành 6 thí nghiệm sau:
- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.	
- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.
- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.
- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.	
- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hoà tan vài giọt CuSO4.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
 A. 3	 B. 5	 C. 2	 D. 4
Câu 32: Cho một mẫu hợp kim Na-K-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 0,784 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
 A. 150ml.	 B. 140ml.	 C. 200ml.	 D. 70ml.
Câu 33: Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (trong đó N2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là
 A. 62,55 %	 B. 37,45 %	C. 9,42 %	D. 90,58 %
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
B. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra muối sắt (II).
C. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với dung dịch AgNO3.
D. Kim loại Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội.
Câu 35: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan được tối đa 12,88 gam Fe. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol của HNO3 có trong dung dịch ban đầu là	
	 A. 1,04 mol.	 B. 0,64 mol.	C. 0,94 mol.	D. 0,88 mol.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. 
(2) Cho Cu dư vào dung dịch hỗn hợp KNO3, H2SO4 (loãng).
 (3) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.	 
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(5) Cho FeS vào dung dịch HCl.	
(6) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3.
(7) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch HCl.	
Số thí nghiệm mà sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy sinh ra cả chất khí và chất kết tủa là
 A. 4	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 37.X,Y là hai hữu cơ axit mạch hở. Z là ankol no, T là este hai chức mạch hở không nhánh tạo bởi X,T,Z. Đun 29,145 gam hỗn hợp E chứa X,Y,Z,T với 300ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ankol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 14,43 gam và thu được 4,368 lít H2 ở ĐKTC. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 11,76 lít O2 (đktc) thu được khí CO2, Na2CO3 và 5,4 gam H2O. Công thức của hai axit là
	A. CH3COOH, C2H3COOH.	B. HCOOH, C2H3COOH.
	C.CH3COOH, HCOOH.	D. A. CH3COOH, C2H5COOH
Câu 38: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0.15 mol KCl bằng điện cực trơ cường độ dòng điện không đổi. Sau t giây thu được 0,1 mol khí ở anốt. Sau 2 t giây thi tổng thể tích khí thu được là 4,76 lít ở đktc. biêt hiệu suất phản ứng điện phân là 100%. giá trị a là
	 A. 0,1	 B. 0,15.	C. 0,75.	D. 0,2
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+ và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg có trong X là: 
	A. 12,07%	B. 26,32%	C. 22,18%	D. 25,75%
Câu 40: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần 600 ml dung dịch NaOH 1.5M thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30.73 gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69.31 gam. Giá trị a/b là 
	A. 0,730. 	B. 0,810. 	C. 0,756. 	D. 0,962
SỞ GD VÀ ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC 2016-2017
 MÔN: HÓA HỌC 12 -LẦN 1
 Đề số: 3
Câu 1: Cho 

Tài liệu đính kèm:

  • doc8_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_so_gd_dt_tuy.doc