7 Đề kiểm tra chọn lọc môn Ngữ văn lớp 12

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "7 Đề kiểm tra chọn lọc môn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 Đề kiểm tra chọn lọc môn Ngữ văn lớp 12
ĐỀ1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
   Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
     (Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:      “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN
 Câu 1: (2,0 điểm) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
 Câu 2: (5,0điểm) Về hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”.
 ĐỀ 2 
I . PHẨN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc hai đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên.
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. 
Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? 
Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6 - 8 dòng. 
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
 “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu 2. (4 điểm).
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
“ – Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông hóa nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2008, tr 109)
	- Hết-
(Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐỀ 3 I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu:
 Suy nghĩ tìm tòi đồng nghĩa với suy ngẫm, cùng là anh em của hy vọng. Nhiều thứ trong đời là do suy nghĩ tìm tòi mà có. Ví như trí tuệ phần nhiều có từ suy nghi tìm tòi, lí tính có từ nguyê nghĩ tìm tòi, kiến thức cũng phần nhiều có từ suy nghĩ tìm tòi, kinh nghiệm và thành công cũng do suy nghĩ tìm tòi mới có được. Nói ít nghĩ nhiều là những lời giáo huấn của người xưa, nói nhiều ít suy nghĩ thường dẫn tới sai sót ngu xuẩn, cái lưỡi không thể làm chủ bản thân, càng không thể thay thế cho đầu óc cần phải để cho đại não phát huy tác dụng của nó, phải học cách suy nghĩ tìm tòi có lợi cho tu dưỡng và sự trưởng thành của mình. Học tập có suy nghĩ tìm tòi là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất công tác, chỉ làm việc mà không suy nghĩ thì chắc chắn không có hiệu suất cao. Cần cù học tập, chịu khó suy nghĩ kỹ rồi mới hành động. Suy nghĩ tìm tòi khiến cho ta nảy sinh trí tuệ, cả tư tưởng và hành động tốt. Nếu một người không hề suy nghĩ tìm tòi thì khó có thể đi tới thành công. (Theo sách Những đạo lí mà thanh thiếu niên cần phải có – Trọng Phụng, NXB Thanh Niên)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được vận dụng trong văn bản
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung văn bản đề cập đến vấn đề gì?
 Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Nhiều thứ trong đời là do suy nghĩ tìm tòi mà có. Ví như trí tuệ phần nhiều có từ suy nghi tìm tòi, lí tính có từ nguyê nghĩ tìm tòi, kiến thức cũng phần nhiều có từ suy nghĩ tìm tòi, kinh nghiệm và thành công cũng do suy nghĩ tìm tòi mới có được. 
Câu 4 (1,0 điểm). Với ý kiến của người viết: “Học tập có suy nghĩ tìm tòi là một biện pháp học tập tốt, học mà không suy nghĩ có nghĩa là chưa học tập”, anh/chị có đồng ý không? Vì sao? 
II.Làm Văn (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) Bàn về việc chọn nghề cho tương lai, một số bạn trẻ đã nêu những ý kiến như sau: Chọn nghề yêu thích nhất; Chọn nghề làm ra nhiều tiền nhất; Chọn nghề phù hợp năng lực, sở trường; Đi theo nghề mà cha mẹ đã chọn. Còn anh/chị thì sao? Hãy bày tỏ quan điểm chọn nghề của mình qua một đoạn văn nghị luận (khoảng 15 dòng) 
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận về hình tượng đất nước qua đoạn thơ sau: 
Khi ta lớn lên Đất Nước đa có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,
Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.
Đất nước có từ ngày đó 
(Trích Đất nước – Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, ngữ văn 12, tập 1, NXBGD)
ĐỀ 4 Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
 “ Con sóng dưới lòng sâu,
 Con sóng trên mặt nước, 
Ôi con sóng nhớ bờ, 
Ngày đêm không ngủ được,
 Lòng em nhớ đến anh,
 Cả trong mơ còn thức.
 Dẫu xuôi về phương bắc,
 Dẫu ngược về phương nam 
Nơi nào em cũng nghĩ,
 Hướng về anh – một phương”.
 ( Trích Sóng – Xuân Quỳnh)     
      Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5: 
Câu 1. Nêu ý chính của đoạn thơ.( 1.0 điểm)
 Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Con sóng ” trong đoạn thơ trên. ( 0.5 điểm) 
Câu 3. Hành trìnhdẫu ngượcdẫu xuôi của con sóng trong đoạn thơ có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của hành trình đó.( 0.5 điểm)
 Câu 4.Bài thơ Sóng ra đời trong hoàn cảnh nào?( 0.5 điểm) 
Câu 5. Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào?( 0.5 điểm)
 Phần II: Làm văn(7 điểm)Cảm nhận của anh( chị ) về đoạn thơ sau:
 “Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần Đất Nước
 Khi hai đứa cầm tay 
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người 
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
 Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang Đất Nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng 
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ        
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở 
Làm nên Đất Nước muôn đời”
 (Đất Nước -Trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
ĐỀ 5 Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
 Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.
 (Chữ ta, bài xã luận Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
 Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
 Câu 1. Đoạn văn trên được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ gì?( 0,5 điểm) 
Câu 2.  Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?( 1.0 điểm)
 Câu 3. Hãy đặt tên cho đoạn văn. ( 0,5 điểm) 
Câu 4. Tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận gì trong đoạn văn nêu trên? ( 0,5 điểm) 
Câu 5. Từ đoạn văn trên, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải làm gì? ( 0,5 điểm)  
Phần II: Làm văn (7 điểm)           Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: 
“Cuộc đời tuy dài thế 
Năm tháng vẫn đi qua
 Như biển kia dẫu rộng
 Mây vẫn bay về xa 
Làm sao được tan ra 
Thành trăm con sóng nhỏ 
Giữa biển lớn tình yêu 
Để ngàn năm còn vỗ”. (Trích”Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008.tr.156)
ĐỀ 6 Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)   Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3: 
Ngày 21 tháng 5 năm 2014, tại Phi-lip-pin, trả lời phỏng vấn của hãng AP (Mỹ) và Rây-tơn (Anh) về tình hỉnh biển Đông cũng như lập trường và các biện pháp giải quyết của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh:“Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.” 
(Dẫn theo Nguyễn Hoàng, Trang web Cổng thông tin điện tử Chính phủ).
 Câu 1. Xác định nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1,0 điểm)
 Câu 2. Chỉ ra tác dụng của phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn? (1,0 điểm). 
Câu 3. . Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề độc lập chủ quyền được thể hiện qua đoạn văn trên. (1,0 điểm)  
Phần II: Làm văn(7 điểm)
Cảm nhận của em về  hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: 
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiễu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. 
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục -2013, tr. 89)  
Hết
ĐỀ 7 Phần I: Đọc – hiểu ( 3.0 điểm ) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
 Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi thót về rừng..”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại. 
 (Trích Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi )
 Câu 1. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên ? Xác định thao tác lập luận chính ( 1.0 điểm ).
 Câu 2. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên ? ( 1.0 điểm )
 Câu 3. Viết đoạn văn ngắn nêu hiểu  biết của em về thơ. (1.0 điểm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_van_12_chon_loc.docx