58 câu trắc nghiệm môn Hóa học

pdf 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1503Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "58 câu trắc nghiệm môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58 câu trắc nghiệm môn Hóa học
March 25, 2017 NHẬN BIẾT 
dangtuanlqd@gmail.com Trang 1/6 
Câu 1: Dung dịch nào dưới đây không màu? 
A. KMnO4. B. K2Cr2O7. C. K2CrO4. D. Al2(SO4)3 
Câu 2: Chất nào cho dưới đây tan nhiều trong nước? 
A. AgCl. B. BaSO4. C. PbS. D. NaCl. 
Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây tạo kết tủa màu trắng? 
A. Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3 B. Cho dung dịch K2SO4 vào dung dịch BaCl2 
C. Cho dung dịch Na2CrO4 vào dung dịch BaCl2. D. Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3. 
Câu 4: Cho dung dịch HCl vào dung dịch nào sau đây không có khí thoát ra? 
A. NaHCO3. B. NaHSO3 C. NaHS D. NaH2PO4. 
Câu 5: Dung dịch không tạo được kết tủa với khí H2S là: 
A. AgNO3. B. Pb(NO3)2. C. CuSO4. D. MgSO4 
Câu 6: Nếu cho dung dịch KI vào dung dịch AgNO3 thì xuất hiện kết tủa màu 
A. trắng. B. nâu đỏ. C. vàng. D. xanh. 
Câu 7: Khi thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch nào sau đây, đầu tiên thấy xuất hiện kết tủa 
sau đó kết tủa này tan trong thuốc thử dư? 
A. FeCl2. B. FeCl3. C. AlCl3. D. MgCl2 
Câu 8: Thuốc thử để phân biệt trực tiếp các dung dịch: HCl, H2SO4, NaOH là: 
A. dung dịch BaCl2 B. bột nhôm 
C. dung dịch Ba(HCO3)2 D. dung dịch NaHCO3 
Câu 9: Khi thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch nào sau đây, đầu tiên thấy xuất hiện kết tủa 
trắng hơi xanh sau đó kết tủa chuyển thành nâu đỏ khi tiếp xúc với không khí? 
A. FeCl2. B. FeCl3. C. AlCl3. D. MgCl2 
Câu 10: Khi nào sau đây làm xanh quỳ tím tẩm ướt? 
A. SO2. B. CO2. C. NH3. D. HCl 
Câu 11: Dung dịch muối nào sau đây tạo màu xanh lam đậm khi tác dụng với dung dịch NH3? 
A. CuSO4. B. ZnSO4. C. AgNO3. D. NiSO4 
Câu 12: Dung dịch muối nào sau đây có môi trường kiềm? 
A. Na2CO3. B. FeCl3. C. NaCl. D. KOH 
Câu 13: Nếu cho dung dịch Al2(SO4)3 từ từ đến dư vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu 
A. nâu đỏ. B. trắng keo. C. vàng nhạt. D. xanh lam. 
Câu 14: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl và Na2CO3 không thể dùng dung dịch 
A. NaCl. B. CaCl2. C. Quỳ tím D. Ca(OH)2 
Câu 15: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học? 
A. Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3 B. Cho dung dịch H2S vào dung dịch FeSO4 
C. Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3 D. Cho khí CO2 vào dung dịch BaCl2 
Câu 16: Để nhận biết ion 3NO
 trong dung dịch có thể dùng thuốc thử nào sau đây? 
A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch NaOH. 
C. Dung dịch BaCl2. D. Cu và dung dịch H2SO4 loãng. 
Câu 17: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, Na2SO4, Na2CO3, NaOH có thể dùng: 
A. HCl và BaCl2 B. quỳ tím và BaCl2. 
C. H2SO4 và quỳ tím D. HNO3 và H2SO4 
Câu 18: Thuốc thử dùng để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Ca(HCO3)2 là: 
A. dung dịch NaHCO3. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl. 
Câu 19: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. 
Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là 
March 25, 2017 NHẬN BIẾT 
dangtuanlqd@gmail.com Trang 2/6 
A. Ba(NO3)2 và K2SO4. B. Ba(NO3)2 và Na2CO3. 
C. KNO3 và Na2CO3. D. Na2SO4 và BaCl2. 
Câu 20: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu 
trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là 
A. MgCl2. B. FeCl2. C. CrCl3. D. FeCl3. 
Câu 21: Khi cho chất X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch Y. Dung dịch 
Y không làm nhạt màu dung dịch KMnO4. X là 
A. Fe3O4 B. Fe2O3. C. FeCO3. D. FeO 
Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau 
(a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch BaCl2 
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S 
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl 
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF 
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là 
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 
Câu 23: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, 
FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là 
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 
Câu 24: Thuốc thử duy nhất đề phân biệt 4 dung dịch BaCl2, H2SO4, HCl, NaCl bị mất nhãn là 
A. BaCl2 B. Quỳ tím C. HCl D. Ba(OH)2 
Câu 25: Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó 
là 
A. dung dịch BaCl2. B. dung dịch NaOH. 
C. dung dịch CH3COOAg. D. quỳ tím. 
Câu 26: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là 
A. quỳ tím B. BaCO3. C. Al D. Zn 
Câu 27: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH 
(dư) vào 4 dung dịch trên, thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản ứng 
số chất kết tủa thu được là 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 28: Dãy các chất đều tạo kết tủa với dung dịch Ba(HCO3)2 là: 
A. HNO3, NaCl và Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3. 
C. HCl, Na2SO4 và Ca(OH)2. D. NaOH, Ca(OH)2 và Na2SO4. 
Câu 29: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2CO3, Na2CrO4, NaCl có thể 
dùng dung dịch 
A. Ba(OH)2 B. BaCl2. C. NaOH. D. Na2SO4. 
Câu 30: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa chất tan X. Sau khi các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan X có thể là 
A. Fe(NO3)3 B. Al2(SO4)3 C. Ca(HCO3)2 D. MgSO4 
Câu 31: Để nhận biết các dung dịch riêng biệt : NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4 có 
thể dùng thêm dung dịch 
A. quỳ tím B. AgNO3 C. Ca(OH)2 D. HNO3 
Câu 32: Có bảy ống nghiệm đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm : (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, 
K2CO3, Al(NO3)3, K2Cr2O7 và Na2CrO4. Cho Ba(OH)2 đến dư vào bảy ổng nghiệm trên. Sau khi 
các phản ứng kết thúc số ống nghiệm thu được kết tủa là : 
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
March 25, 2017 NHẬN BIẾT 
dangtuanlqd@gmail.com Trang 3/6 
Câu 33: Để nhận biết các dung dịch axit : HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4 có thể dùng 
A. bột Cu B. dung dịch AgNO3 
C. bột Cu và dung dịch AgNO3 D. Cu và dung dịch CaCl2 
Câu 34: Hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 3 dung dịch sau: NaCl, ZnCl2 và AlCl3. 
A. Dung dịch Na2SO4 B. Dung dịch NH3 
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 loãng 
Câu 35: Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong 
dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 
thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là 
A. hematit ; B. xiđerit ; C. manhetit ; D. pirit sắt. 
Câu 36: Thí nghiệm nào sau đây tạo kết tủa khi phản ứng kết thúc? 
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. 
B. Sục CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 
C. Cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3 dư 
D. Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư 
Câu 37: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong 
các muối sau : KCl , Ba(HCO3)2 , K2CO3 , K2S , K2SO3 
Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch, 
thì có thể nhận biết được dung dịch nào ? 
A. Hai dung dịch : Ba(HCO3)2 , K2CO3. B. Ba dung dịch : Ba(HCO3)2 , K2CO3 , K2S 
C. Hai dung dịch : Ba(HCO3)2 , K2S. D. Cả 5 dung dịch. 
Câu 38: Có 4 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch có chứa 1 cation như sau : +4NH , Mg
2+
, Fe
3+
, Al
3+
, 
nồng độ khoảng 0,1M . Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể 
nhận biết được các dung dịch nào ? 
A. Dung dịch +4NH . B. Hai dung dịch 
+
4NH và Al
3+
 . 
C. Ba dung dịch : +4NH , Fe
3+
, Al
3+
. D. Cả bốn dung dịch. 
Câu 39: Có 5 lọ hoá chất không nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dung dịch sau đây 
(nồng độ khoảng 0,1M ) : NH4Cl , FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung 
dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết được dung dịch nào ? 
A. Hai dung dich : NH4Cl , CuCl2 ; 
B. Ba dung dịch : NH4Cl , MgCl2, CuCl2 ; 
C. Bốn dung dịch : NH4Cl , AlCl3, MgCl2, CuCl2 ; 
D. Cả 5 dung dịch. 
Câu 40: Có 4 lọ hoá chất không nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dich sau ( nồng độ 
khoảng 0,01M) : NaCl , Na2CO3 , KHSO4 và CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím lần lượt nhúng vào 
từng dung dịch, quan sát sự đổi màu của nó có thể nhận biết được các dung dịch nào ? 
A. Dung dịch NaCl ; B. Hai dung dịch NaCl và KHSO4 ; 
C. Hai dung dịch KHSO4 và CH3NH2 ; D. Ba dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3 
Câu 41: Xét các phát biểu sau: 
(a) Khi thêm từ từ các dung dịch kiềm vào dung dịch Al3+, đầu tiên hiđroxit Al(OH)3 kết tủa sau 
đó kết tủa này tan trong thuốc thử dư. 
(b) Thêm dung dịch kiềm NaOH, KOH hoặc NH3 vào dung dịch Fe
3+, kết tủa Fe(OH)3 màu nâu 
đỏ sẽ tạo thành. 
(c) Thêm các dung dịch kiềm (OH–) hoặc NH3 vào dung dịch Fe
2+
 thì kết tủa có màu trắng hơi 
xanh Fe(OH)2 sẽ tạo thành. 
(d) kết tủa Fe(OH)2 đang từ màu trắng hơi xanh chuyển dần sang màu vàng rồi cuối cùng thành 
màu nâu đỏ khi tiếp xúc với không khí. 
March 25, 2017 NHẬN BIẾT 
dangtuanlqd@gmail.com Trang 4/6 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 
Câu 42: Xét các phát biểu sau: 
(a) Thuốc thử đặc trưng của cation Cu2+ là dung dịch NH3. Dung dịch thuốc thử đó đầu tiên tạo 
với ion Cu2+ kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lục, sau đó bị kết tủa này hoà tan trong thuốc thử dư tạo 
thành ion phức [Cu(NH3)4]
2+
 có màu xanh lam đậm rất đặc trưng. 
(b) Bột Cu tan trong dung dịch NaNO3/H2SO4 ra tạo thành dung dịch màu xanh lam, khí NO 
không màu bay lên gặp khí oxi của không khí, tạo thành khí NO2 có màu nâu đỏ đặc trưng. 
(c) Thuốc thử đặc trưng và khá chọn lọc cho anion 2-4SO là dung dịch BaCl2 trong môi trường 
axit loãng dư 
(d) Thuốc thử đặc trưng của clorua là dung dịch bạc nitrat trong môi trường HNO3 loãng tạo kết 
tủa trắng. 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 
Câu 43: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: 
(NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng 
dung dịch, thu được kết quả sau: 
Chất X Y Z T 
Dung dịch Ca(OH)2 Kết tủa trắng Khí mùi khai Không có 
hiện tượng 
Kết tủa 
trắng, có khí 
mùi khai 
Nhận xét nào sau đây đúng? 
A. X là dung dịch NaNO3. B. T là dung dịch (NH4)2CO3 
C. Y là dung dịch KHCO3 D. Z là dung dịch NH4NO3. 
Câu 44: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là 
(1), (2), (3). 
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO. 
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO. 
- Trộn 10 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư thu được V2 lít khí NO. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng 
điều kiện. So sánh nào sau đây là đúng? 
A. V2 = 2V1. B. V2 = 3V1. C. V2 = 4V1. D. 4V2 = V1. 
Câu 45: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu? 
A. axit axetic. B. alanin. C. glyxin. D. metylamin. 
Câu 46: Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozơ. Thuốc thử dùng để 
nhận biết các dung dịch này là: 
A. Quỳ tím B. AgNO3/NH3 C. Br2/H2O D. Cu(OH)2 
Câu 47: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch phenylamoni clorua và axit glutamic? 
A. quì tím B. dung dịch Br2 C. dung dịch HCl D. dung dịch NaOH 
Câu 48: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: anilin, glucozơ và alanin, ta dùng dung dịch nào sau 
đây 
A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. HCl D. Br2/H2O 
Câu 49: Cho các dung dịch : glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử duy nhất có thể dùng 
để phân biệt được dùng cả 4 dung dịch là 
A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Nước Br2. 
March 25, 2017 NHẬN BIẾT 
dangtuanlqd@gmail.com Trang 5/6 
C. Cu(OH)2 D. Na kim loại. 
Câu 50: Có ba chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung 
dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây ? 
A. HCl. B. CH3OH/HCl. C. NaOH. D. Quỳ tím. 
Câu 51: Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt glucozơ và fructozơ? 
A. Br2/H2O. B. NaOH. C. AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2. 
Câu 52: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím. 
B. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. 
C. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. 
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. 
Câu 53: Phản ứng nào cho dưới đây là phản ứng màu biure. 
A. Cho dung dịch lòng trắng trứng với HNO3. 
B. Cho dung dịch lòng trắng trứng với Cu(OH)2 . 
C. Cho dung dịch glucozơ phản ứng với AgNO3/NH3. 
D. Cho I2 vào hồ tinh bột. 
Câu 54: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: 
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng 
X, Y, Z Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam 
Y Nước brom Mất màu 
X, Y AgNO3/NH3 Kết tủa Ag 
X, Y, Z lần lượt là: 
A. fructozơ, glucozơ, saccarozơ. B. glucozơ, fructozơ, saccarozơ. 
C. saccarozơ, glucozơ, fructozơ. D. glucozơ, saccarozơ, fructozơ. 
Câu 55: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: 
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng 
X, Y, Z Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu đỏ 
X, T Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng 
X, Y, T Nước brom Mất màu 
X, Y, Z, T lần lượt là: 
A. metyl fomat, axit fomic, axit acrylic, axit axetic, 
B. axit acrylic, axit fomic, axit axetic, metyl fomat. 
C. axit fomic, axit axetic, axit acrylic, metyl fomat. 
D. axit fomic, axit acrylic, axit axetic, metyl fomat. 
Câu 56: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như 
sau 
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng 
X hoặc T Tác dụng với quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh 
Y Tác dụng với dung dịch đun nóng AgNO3/ NH3 Có kết tủa Ag 
Z Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 Không hiện tượng 
Y hoặc Z Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Dung dịch xanh lam 
T Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím 
March 25, 2017 NHẬN BIẾT 
dangtuanlqd@gmail.com Trang 6/6 
Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là 
A. Anilin, glucozơ, saccarozơ, Lys – Gly- Ala 
B. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val- Ala 
C. Etylamin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Val 
D. Etylamin, Fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala 
Câu 57: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: 
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng 
X, T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh 
Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng 
Y, Z Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam 
X,T Dung dịch FeCl3 Kết tủa đỏ nâu 
X, Y, Z, T lần lượt là: 
A. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, trimetylamin. B. Etylamin, saccarozơ, glucozơ, anilin. 
C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. Etylamin, glucozơ, mantozơ, trimetylamin. 
Câu 58: X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozơ; fructozơ; glixerol; phenol. Thực 
hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau: 
Chất Y Z X T 
Dung dịch 
AgNO3/NH3, đun 
nhẹ 
Xuất hiện kết tủa 
bạc trắng 
 Xuất hiện kết tủa 
bạc trắng 
Nước Br2 Nhạt màu Xuất hiện kết tủa 
trắng 
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là. 
A. fructozơ, glucozơ, glixerol, phenol B. phenol, glucozơ, glixerol, fructozơ 
C. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol D. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf58_cau_trac_nghiem_nhan_biet.pdf