50 câu trắc nghiệm chương Este - Lipit - Trường THPT thành phố Cao Lãnh

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2797Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "50 câu trắc nghiệm chương Este - Lipit - Trường THPT thành phố Cao Lãnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 câu trắc nghiệm chương Este - Lipit - Trường THPT thành phố Cao Lãnh
TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH
TỔ HÓA HỌC
50 CÂU TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG ESTE-LIPIT
BIẾT
Câu 1. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2. 
B. CH3-COO-CH=CH-CH3. 
C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. 
D. CH3-COO-CH2-CH=CH2.
Câu 2. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng) B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường) 
C. Dung dịch NaOH (đun nóng) D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
Câu 3. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat). B.CH3COOC6H5(phenyl axetat). 
C. CH3COO–[CH2]2–OOCCH2CH3. D. CH3OOCOOCH3 
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni. 
D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 7. Chọn phát biểu sai:
A. Isoamyl axetat có mùi chuối.	B. Metyl fomiat có mùi dứa.
C. Metyl fomiat có mùi tỏi.	D. Etyl fomiat ít tan trong nước.
Câu 8 : Chọn cách sau đây có thể dùng để điều chế etylaxetat :
A. đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.
	B. đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric đặc.
	C. đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt.
D. đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.
Câu 9: Vinyl axetat phản ứng được với chất:
A. dd Br2.	B. Cu(OH)2	C. Na.	D. AgNO3/NH3
Câu 10 : Hãy chọn nhận định đúng :
A. Lipit là chất béo.
B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,
Câu 11 : Dầu thực vật thường ở trạng thái lỏng, còn đa số mỡ động vật ở trạng thái rắn là do :
A. Bản chất khác nhau, mỡ có trong cơ thể động vật, còn dầu có trong cơ thể thực vật.
B. Mỡ là chất rắn để gắn thịt và xương, còn dầu chảy giữa các phần sợi xenlulozơ hay phần hạt tinh bột.
C. Mỡ là loại chất béo chứa chủ yếu các gốc axit chưa no, dầu là loại chất béo chứa chủ yếu là axit no.
D. Mỡ là loại chất béo chứa chủ yếu các gốc axit no, dầu là loại chất béo chứa chủ yếu là axit không no.
Câu 12.Chất X có công thức phân tử C4H8O2 khi tác dụng với dd NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na và chất Z có công thức C2H6O. X có CTCT là?
 A. C2H3COOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	
 C. C2H5COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 13. Dùng hóa chất gì để phân biệt các mẫu thử mất nhãn chứa: Metyl fomiat và etyl axetat.
A. AgNO3/NH3. 	B. Cu(OH)2/NaOH 	
C. Na2CO3. 	 	D. A và B.
Câu 14. Este metyl metacrylat được dùng để sản xuất:
A. Thuốc trừ sâu. 	B. Cao su.	
C. Thủy tinh hữu cơ. 	D. Tơ tổng hợp.
Câu 15. Một hợp chất A có công thức C3H4O2. A tác dụng được với dung dịch Br2, NaOH, AgNO3/NH3, nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của A phải là:
A. HCOOCH=CH2. B. CH3COOCH3.	 C. CH2=CHCOOH. D. HCOOCH2CH3.
HIỂU
Câu 1. Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. axit fomic. B. etyl axetat. C. rượu metylic. D. rượu etylic.
Câu 2. Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-C(CH3)=CH2.
C. HCOO-CH=CH-CH3. D. CH3COO-CH=CH2.
Câu 3. Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 4. Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). 	C. (2), (3), (5). D. (3), (4), (5).
Câu 5. Phát biểu đúng là:
A. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu 
C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
Câu 6. Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là
A. CH3COOCH2CH2Cl. 	 B. CH3COOCH2CH3.
C. ClCH2COOC2H5. 	 D. CH3COOCH(Cl)CH3.
Câu 7. Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
A. CH3COOCH=CH2. 	B. HCOOCH=CH2. 
C. HCOOCH3. 	D. CH3COOCH=CHCH3.
Câu 8. Trong các phát biểu sau:
1. Dầu thực vật chỉ chứa este không no.
2. Xà phòng (đ/c từ chất béo với NaOH) ở thể rắn còn xà phòng (đ/c từ axit béo với KOH) ở thể lỏng.
3. Dầu thực vật và dầu bôi trơn (dùng cho các động cơ) có cùng chức hóa học.
4. Dùng dầu thực vật tốt cho sức khỏe hơn mỡ động vật.
Chọn phát biểu sai:
 A. 1, 3.	B. 2, 4.	 C. 1, 4.	 D. 2, 3.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng 
A. Mỡ động vật chứa chủ yếu các triglixerit của các gốc axit béo no,tồn tại ở trạng thái rắn 
B. Dầu thực vật chứa chủ yếu các triglixerit của các gốc axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng
C. Lipit là Este của glixerol với các axit béo
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất
A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo.
 B. Axit béo là các axit mocacboxylic mạch cacbon không phân nhánh.
 C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa và là phản ứng thuận nghịch.
 D. Phương pháp sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dd NaOH hoặc KOH.
Câu 11. Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được bao nhiêu loại trieste
 A. 3	B. 4	C. 6	D. 5
Câu 12. Cho các phát biểu: 
Chất béo là trieste của eitlenglicol với các axit béo 
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng xà phòng hóa 
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol 
Để biến dầu thành bơ nhân tạo ta thực hiện phản ứng hidro hóa
Số phát biểu sai là: 
A. 1	B.2	C.3	D.4
Câu 13. Cho các phát biểu: 
Dầu mỡ bị ôi thiêu là do phản ứng oxi hóa châm ở nối đôi “C=C” của gốc hidrocacbon 
Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
Một lượng lớn chất béo được dùng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Xà phòng là muối natri hoặc kali của các axit béo.
Số phát biểu đúng là: 
A. 1	B.2	C.3	D.4
Câu 14. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là : 
	A. 5. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 15. Điều chế CH2=CH-OOCCH3 người ta đi từ:
A. CH2=CH-OH và CH3COOH.	B. CH3COOH và CHºCH.
C. CH3OH và CH2=CH-COOH.	D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 16.Cho sơ đồ phản ứng: 
CH4 X X1 X2X3X4 
X4 có tên gọi là
A. Natri axetat	B. Vinyl axetat	C. Metyl axetat D. Ety axetat
Câu 17.Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no, đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể tích khí O2 cần cho phản ứng ( đo ở cùng điều kiện). Công thức của este là:
A. CH3COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. HCOOCH3.	D. CH3COOC2H5.
Câu 18. Khi thủy phân este metyl axetat trong môi trường axit thu được :
A. Axit axetic và ancol vinylic	B. Axit axetic và ancol metylic 
C. Axit axetic và ancol etylic 	D. Axit fomic và ancol etylic
Câu 19. Cho các câu sau:
(1) Chất béo thuộc loại hợp chất este;	
(2) Các este không tan trong nước do nhẹ hơn nước.
(3) Các este không tan trong nước do không có liên kết hiđro với nước.	
(4) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn.
(5) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no.
	Những câu đúng là những câu nào?
A. (1) (4) (5) 	B. (1) (2) (4)	C. (1) (3) (4) (5)	D. (1) (2) (3) (5) 
Câu 20.Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A.glixerol và axit béo	B.glixerol và muối natri của axit béo
C.glixerol và axit cacboxylic	D.glixerol và muối natri của axit cacboxylic
VẬN DỤNG THẤP
Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 1400C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là
A. 18,00. 	B. 8,10. C. 16,20. D. 4,05.
Câu 2. Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hóa thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342. 	B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456.
Câu 3. Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là
A. CH3COOCH3 và 6,7 	B. HCOOC2H5 và 9,5
C. HCOOCH3 và 6,7 D. (HCOO)2C2H4 và 6,6
Câu 4. Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là
A. 42,2 gam. B. 40,0 gam. C. 34,2 gam. D. 38,2 gam.
Câu 5. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hoà tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH(CH3)OOCH. B. HCOOCH2CH2OOCCH3.
C. HCOOCH2CH2CH2OOCH. D. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
Câu 6. X là hổn hợp hai este của cùng một ancol, no đơn chức và hai axit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O2(đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dd NaOH 20% đế Pư hoàn toàn, rồi cô cạn dd sau Pư thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15 gam.	B. 7,5 gam	 C. 37,5 gam	 D. 13,5 gam
Câu 7. Xà phòng hóa hoàn toàn 5 gam chất X đơn chức bằng dd NaOH thu được muối Y và Z. Cho Z T/d với dd AgNO3/ NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nung Y với NaOH rắn cho khí R. Biết d R/ O2 = 0,5, X là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 	B. CH3COOCH2CH=CH2 
C. CH3COOCH=CHCH2CH3 	D. CH3COOCH=CHCH3
Câu 8. Để xà phòng hoá 35 kg triolein cần 4,939 kg NaOH thu được 36,207 kg xà phòng. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là: 
A. 7	 B. 8	 C. 9	 D. 10
Câu 9. Một chất béo là trieste của một a xit và a xit tự do cũng là a xit chứa trong chất béo.Chỉ số xà phòng của chất béo là 208,77 và chỉ số a xit là 7.Công thức Axit trong 1gam chất béo đó là
A. Stearic B.Oleic C. Panmitic D. Linoleic
Câu 10.  Để xà phòng hoá hoàn toàn 50 gam chất béo có chỉ số axit là 7 cần 0,16 mol NaOH. Tính khối lượng glixerol thu được?
A. 9,43gam	 B. 14,145gam	 C. 4,715gam	 D. 16,7 gam
VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là
A. 11,6. 	B. 16,2. 	 C. 10,6. D. 14,6
Câu 2. Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 3,40 gam. B. 0,82 gam. C. 0,68 gam. D. 2,72 gam.
Câu 3. Iso-amyl axetat( thường gọi là dầu chuối), được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm axit axetic, ancol isoamylic ((CH3)2CHCH2CH2OH ) và H2SO4 đặc. Tính khối lượng axit axetic và khối lượng ancol isoamylic cần dùng để điều chế 195 gam dầu chuối trên, biết hiệu suất của quá trình đạt 60%
 90g; 132g	B.150g; 220g	 C. 200g; 220g	 D. 132g; 150g
Câu 4. Chất A là este của glixerin với axit cacboxylic đơn chức mạch hở A1. Đun nóng 5,45g A với NaOH cho tới phản ứng hoàn toàn thu được 6,15g muối. Số mol của A là:
A. 0,015	 B. 0,03	 C. 0,02	 D. 0,025
Câu 5. Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2(ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khiphản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là (Cho H= 1; C = 12; O =16; Na = 23)
A. etyl propionat.	B. etyl axetat.	 C. metyl propionat D. isopropyl axetat.

Tài liệu đính kèm:

  • docESTE-TPCL.doc