50 Câu hỏi trắc nghiệm Thể dục lớp 6

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 2620Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "50 Câu hỏi trắc nghiệm Thể dục lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 Câu hỏi trắc nghiệm Thể dục lớp 6
50 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN THỂ DỤC
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa vào trước câu trả
lời đúng .
Chương 1 Một số hướng dẫn tập luyện phát triển sức bền 
 Câu1: Sức bền là gì?
 A. Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập , lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
 B. Sức bền là khả năng của cơ thể thực hiện 1 động tác trong thời gian ngắn nhất
 C. Sức bền là khả năng mà con người thực hiện song những bài tập.
 D. Sức bền là sự kéo dài sức lưc của cơ thể trong thời gian lâu nhất.
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện Thể dục thể thao là: 
 A. Tập từ đơn giản đến phức tạp . 
 B. Khởi động kĩ trước khi tập luyện . 
 C. Tuân tủ những quy định một cách nghiêm túc . 
 D. Tập các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn.
 Câu 3: Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào? 
 A. Ăn nhẹ, uống nhẹ. 
 B. Ăn no và uống nhẹ. 
 C. Ăn nhẹ, uống nhiều. 
 D. Ăn nhiều, uống nhiều. 
 Câu 4:Trong quá trình tập luỵện hoặc thi đấu nếu thấy sức khoẻ không bình thường em cần phải làm gì? 
 A / Ngồi hoặc nằm ngay. 
 B. Báo cáo cho giáo viên biết. 
 C. Không cần báo cho giáo viên biết và vẫn duy trì tập luyện. 
 D. Tập giảm nhẹ động tác 
Chương 2 Đội hình đội ngũ
 Câu 1: Khi chạy đều thì em chạy?
 A. Chân trái vào nhịp 1, chân phải vào nhịp 2.
 B. Chạy cùng chân cùng tay.
 C. Bước chân không trùng với nhịp hô.
 D. Chạy tay chân đánh ngược nhau.
 Câu 2: Trường hợp đang chạy đều em muốn dừng lại thì dùng khẩu lệnh nào? 
 A. Dừng lại
 B. Dừng lại ...dừng
 C. Đứng lại ....đứng
 C. Dừng lại ....đứng
 Câu 3:Trường hợp đang chạy đều, khi động lệnh đứng em phải chạy thêm mấy bước?
 A. 2 bước 
 B. 3 bước 
 C. 4 bước 
 D. 5 bước
 Câu 4: Hãy khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng với đội hình 0 - 3 - 6-9( Chú ý: Mỗi dấu sao(*) là ứng với một bước chân. )
 A. 9...*...*...*...*...*...*...*...*...(*)...*... 6...*...*...*...*...*...(*)...*...*...*...*... 
3...*...*...(*)...*...*...*...*...*...*...*... 
(0)...*...*...*...*...*...*...*...*...*...*... 
 B.
9...*...*...*...*...(*)...*...*...*......*... 
6...*...*...*...*...*.....*...*..(*)..*...*... 
3...*...*...(*)...*...*...*...*...*...*...*... 
(0)...*...*...*...*...*...*...*...*...*...*... 
 C.
9...*...*...*...*......*...*...*..(*)....*... 
6...*...*...*...*...*.....*...*..(*)..*...*... 
3...*...*......*...(*)..*...*...*...*...*...*... 
...*...(0)...*...*...*...*...*...*...*...*... 
 D.
9...*...*...*(*)...*......*...*...*......*... 
6...*...*...*...*...*.....*...*..(*)..*...*... 
3...*...*......*...(*)..*...*...*...*...*...*... 
...*...(0)...*...*...*...*...*...*...*...*... 
 Câu 5: Xác định kĩ thuật quay đằng sau?
 A. Dùng gót chân trái mũi chân phải quay 900
 B. Dùng gót chân phải mũi chân trái quay 900
 C. Dùng gót chân phải mũi chân trái quay 900
 A. Dùng gót chân trái mũi chân phải quay 600
Chương 3 Bài thể dục phát triển chung
 Câu 1:Bài thể dục phát triển chung lớp 9 của nữ ( theo sách giáo khoa ) có bao nhiêu nhịp?
 A. 30 nhịp
 B. 35 nhịp
 C. 40 nhịp
 D. 45 nhịp
 Câu 2:Bài thể dục phát triển chung lớp 9 của nam ( theo sách giáo khoa ) có bao nhiêu nhịp?
 A. 30 nhịp
 B. 35 nhịp
 C. 40 nhịp
 D. 45 nhịp
 Câu 3: Trong bài thể dục ở động tác vươn thở những nhịp nào thì hít vào thở ra?
 A. Động tác 1; 3 hít vào, Động tác 2; 4 thở ra.
 B. Động tác 1; 2 hít vào, Động tác 3; 4 thở ra.
 C. Động tác 2; 3 hít vào, Động tác1; 4 thở ra.
 D. Động tác 1; hít vào, Động tác 2; 3; 4 thở ra.
Chương 4 Chạy cự li ngắn
 Câu 1:Em hãy tìm đáp án đúng để điền vào chỗ trống cho thích hợp?
Khi có lệnh " Sẵn sàng - chạy" , đạp chân...........(1), rồi đưa ra........(2) sau đó.......mạnh chân trước phối hợp đánh tay tích cực.
 A. 1- Sau; 2- Trước; 3- Đạp.
 B. 1- Sau; 2- Trước; 3- Đá.
 C. 1- Đá; 2- Trước; 3- Đạp.
 D. 1- Đá; 2- sau; 3- Đạp
 Câu 2: Em hãy khoanh tròn vào đáp án dưới đây mà em cho đúng thứ tự trong kĩ thuật chạy ngắn? 
 A. ..1..Xuất phát 	
..3..Chạy giữa quãng 
..2..Chạy lao 
..4..Về đích 
 B. ...1..Xuất phát 
...2..Chạy giữa quãng 
...3..Chạy lao 
..4..Về đích 
 C. ...1..Xuất phát 
...2..Chạy giữa quãng 
...3..Chạy lao 
..4..Về đích 
 D. ...1..Xuất phát 
...4..Chạy giữa quãng 
...2..Chạy lao 
..3..Về đích 
 Câu 3: Trong kĩ thuật chạy cự li ngắn gồm mấy giai đoạn ?
 A. 4 giai đoạn 
 B. 3 giai đoạn
 C. 2 giai đoạn 
 D. 5 giai đoạn 
 Câu 4: VĐV phải có mấy điểm tỳ khi có hiệu lệnh của trọng tài gọi Vào chỗ?
 A. 4 điểm tì 
 B. 3 điểm tì
 C. 2 điểm tì
 D. 5 điểm tì 
Chương 5 Chạy bền
 Câu 1:Em cho biết khi chạy lên dốc thân người phải?
 A. Ra trước
 B. Ngả về sau
 C. Ngả sang phải
 D. Ngả sang trái
 Câu 2:Em cho biết khi chạy xuống dốc thân người phải?
 A. Ra trước
 B. Ngả về sau
 C. Ngả sang phải
 D. Ngả sang trái
 Câu 3: Khi V Đ V vào thi đấu cần khởi động như thế nào?
 A. Chỉ khởi động khớp háng, cổ chân, đầu gối.
 B. Khởi động toàn bộ các khớp cổ, cổ chân - cổ tay, bả vai, hông, háng , đầu gối
 C. Chỉ khởi động khớp cổ, hông.
 D. Không khởi động
 Câu 4: Em cho biết tập luyện sức bền như thế nào là tốt?
 A. tập càng nhiều càng tốt
 B. tập vừa với sức mình
 C. tập ít thì mới tốt
 D. không tập luyện chạy vẫn tốt
Chương 6 Nhảy cao
 Câu 1:Trong nhảy cao mỗi lần nâng xà lên thì mức xà được nâng lên tối thiểu là bao nhiêu?
 A. 2 cm.
 B. 5 cm	
 C. 4 cm
 C. 3 cm
 Câu 2:Có bao nhiêu kiểu nhảy cao?
 A. 5 kiểu: ( Bước, Nằm nghiêng, Cắt kéo, Úp bụng , Lưng qua xà )
 B. 4 kiểu: ( Nằm nghiêng, Cắt kéo, Úp bụng , Lưng qua xà )
 C. 3 kiểu:( Nằm nghiêng, Cắt kéo, Lưng qua xà )
 D. 2 kiểu:( Nằm nghiêng, Cắt kéo)
 Câu 3:Kỹ thuật nhảy cao kiểu " Bước qua" có bao mấy giai đoạn?
 A. 4 giai đoạn 
 B. 3 giai đoạn
 C. 2 giai đoạn 
 D. 5 giai đoạn 
 Câu 4:Trong kỹ thuật nhảy cao kiểu " Bước qua" giai đoạn nào quan trọng nhất?	
 A. Chạy đà.
 B. Giậm nhảy
 C. Trên không
 D. Tiếp đất
 Câu 5:Khi tiếp đất trong nhảy cao kiểu bước qua chân nào chủ động tiếp đất trước?
 A. Chân lăng.
 B. Chân giậm nhảy.
 C. Cả hai chân
 D. Cả hai ý B và C
 Câu 6:Khi thực hiện giai đoạn trên không cần chú ý những động tác kỹ thuật cơ bản nào?
 A. Gập thân ra trước, chân lăng thẳng qua xà trước, chân giậm nhảy mau chóng qua xà.
 B. Ngửa thân ra sau, chân giậm nhảy qua xà trước. tay buông tự nhiên.
 C. Ngửa thân ra sau, hai chân cùng qua xà, chân giậm nhảy mau chóng qua xà. tay buông tự nhiên.
 D. Cả hai ý B và C
 Câu 7:Cần chú ý những điểm nào ở giai đoạn rơi xuống đất?
 A. Chân lăng chạm đất trước, chùng chân để giảm chấn động.
 B. Hai chân cùng chạm đất , chùng chân lăng để giảm chấn động.
 C. Chân giậm nhảy chạm đất , chùng chân lăng để giảm chấn động
 D. Cả hai ý B và C
 Câu 8:Ở mỗi mức xà trong nhảy cao VĐV được phép nhảy tối đa bao nhiêu lần?
 A. Bốn lần.
 B. Ba lần
 C. Hai lần
 D. Năm lần
 Câu 9:Ví dụ trong nhảy cao ở mức xà 1,45m, một VĐV nhảy lần thứ nhất không qua, nhưng không nhảy lần thứ hai, ba và đề nghị cho nhảy ở mức xà cao hơn. Như vậy được phép hay không?
 A. Được.
 B. không.
 C. Phải nhảy lần thứ 3.
 D. Phải nhảy lần thứ 2.
 Câu 10:Trong nhảy cao VĐV được phép nhảy bao nhiêu lần ở mức xà cao hơn? 
 A. Tối đa 2 lần.
 B. Tối đa 3 lần.
 C. Tối đa 4 lần.
 D. Tối đa 5 lần.
 Câu 11:Trong nhảy cao mỗi lần nâng xà lên thì mức xà được nâng lên tối thiểu là bao nhiêu?
 A. 2 cm.
 B. 5 cm	
 C. 4 cm
 C. 3 cm
 Câu 12:Khi thực hiện động tác đặt chân vào điểm giậm nhảy trong nhảy cao, lúc này chân giậm nhảy: 
 A. Gần như thẳng 
 B. Thẳng 
 C. Co 
 D. Co nhiều 
 Câu 13:Em hãy đọc đoạn văn sau rồi cho biết đây là giai đoạn nào của kĩ thuật nhảy cao kiểu " Bước qua"? 
...Lúc này, thân người bay lên cao, chân lăng duỗi thẳng phía trước. Khi thân người bay gần đến điểm cao nhất thì gập thân về trước, tay cùng chiều với chân lăng duỗi về trước phối hợp với hất chân lăng theo một vòng cung qua xà. 
 A. Giai đoạn chạy đà
 B. Giai đoạn giậm nhảy	
 C. Giai đoạn qua xà 
 D. Giai đoạn rơi xuống đất
 Câu 13: Luật nhảy cao?
 A. 
- Đường chạy đà : dài > = 15m
- Đệm mút :>=5m x 3m x 0.75
- Cột xà cách đệm 10 cm
- khoảng cách 2 cột chống xà 4,0m - 4,04m
 B. 
- Đường chạy đà : dài > = 12m
- Đệm mút :>=4m x 3m x 0.75
- Cột xà cách đệm 10 cm
- khoảng cách 2 cột chống xà 4,0m - 4,04m
 C. 
- Đường chạy đà : dài > = 16m
- Đệm mút :>=5m x 4m x 0.8
- Cột xà cách đệm 15 cm
- khoảng cách 2 cột chống xà 4,0m - 4,04m
 D. 
- Đường chạy đà : dài > = 25m
- Đệm mút :>=6m x 4m x 0.75
- Cột xà cách đệm 15 cm
- khoảng cách 2 cột chống xà 4,0m - 4,04m
 Câu :Góc độ bay như thế nào là hợp lí nhất đối với học sinh THCS?
 A. 70-900.
 B. 70-800 
 C. 50- 600
 D. 60-700
Chương 7 Nhảy xa
 Câu 1: Chiều dài của hố nhảy xa là?
 A. 4m.
 B. 7m
 C. 6m
 D. 5m
 Câu 2:Tập nhảy xa nhằm mục đích?
 A. Rèn luyện cơ bắp.
 B. Tăng cường sức khỏe
 C. Rèn luyện tư thế dáng người.
 D. rèn luyện sức mạnh của tay.
 Câu 3:Có bao nhiêu kiểu nhảy xa?
 A. 5 kiểu
 B. 4 kiểu
 C. 3 kiểu
 D. 2 kiểu	
 Câu 4: Nhảy xa có mấy giai đoạn? 
 A. 5 giai đoạn
 B. 2 giai đoạn
 C. 3 giai đoạn
 D. 4 giai đoạn
 Câu 5:Trong kỹ thuật nhảy xa kiểu " ngồi " giai đoạn nào quan trọng nhất?	
 A. Chạy đà.
 B. Giậm nhảy
 C. Trên không
 D. Tiếp đất
 Câu 6:Khi tiếp đất trong nhảy xa kiểu ngồi thì chân nào chủ động tiếp đất trước để chánh chấn thương?
 A. Chân trái.
 B. Chân phải.
 C. Cả hai chân
 D. Cả hai ý B và A
 Câu 7:Cần chú ý những điểm nào ở giai đoạn rơi xuống đất?
 A. Hai chân cùng tiếp đất, chùng 2 chân để giảm chấn động.
 B. Hai chân cùng chạm đất , chùng chân giậm để giảm chấn động.
 C. Chân giậm nhảy chạm đất hai tay chống xuống đất để giảm chấn động
 D. Cả hai ý B và C
 Câu 8:Ở mỗi lần vào thi đấu trong nhảy xa VĐV được phép nhảy tối đa bao nhiêu lần?
 A. 4 lần.
 B. 3 lần
 C. 2 lần
 D. 5 lần
Chương 8 Ném bóng
 Câu 1: Kĩ thuật ném bóng xa có đà gồm mấy giai đoạn? kể tên?
 A. 5 giai đoạn (giai đoạn cầm bón, chuẩn bị, chạy đà, ra sức cuối cùng,giữ thăng bằng)
 B. 2 giai đoạn (chạy đà, ra sức cuối cùng)
 C. 3 giai đoạn (giai đoạn chuẩn bị, chạy đà, ra sức cuối cùng)
 D. 4 giai đoạn (giai đoạn chuẩn bị, chạy đà, ra sức cuối cùng,giữ thăng bằng)
 Câu 2: Kĩ thuật ném bóng ở giai đoạn chạy đà gồm mấy bước?
 A. 2 bước
 B. 3 bước
 C. 4 bước
 D. 5 bước
 Câu 3: Trường hợp nào là cầm bóng đúng?
 A. Bóng tì lên các chai tay
 B. Bóng ở gan bàn tay
 C. Cầm bóng thật chặt
 D. Để bóng di động trong lòng bàn tay.
 Câu 4:Góc độ ném bóng ( ra sức cuối cùng) như thế nào là hợp lí nhất đối với học sinh THCS?
 A. 450.
 B. 400 
 C. 600
 D. 700
Chương 9 Môn tự chọn ( Bóng Chuyền - Đá Cầu.... )
 Câu 1: Đá cầu cầu chạm vị trí nào là phạm quy?
 A. Chạm đầu
 B. Chạm ngực
 C. Chạm tay
 D. Cả hai ý A và B.
 Câu 2: Trong thi đấu đơn mỗi V Đ V được chạm cầu mấy lần?
 A. 4 lần
 B. 3 lần
 C. 2 lần
 D. 1 lần
 Câu 3: Chiều dài của sân đá cầu là?
 A. 12m10
 B. 14m00
 C. 13m40
 D. 12m00
 Câu 4: Chiều dài của sân Cầu lông là?
 A. 12m10
 B. 14m00
 C. 13m40
 D. 12m00
LÝ THUYẾT MÔN THỂ DỤC
I. LỚP 6.
Câu 1. Mục tiêu chương trình môn học Thể dục lớp 6 là gì?
Chương trình môn học Thể dục lớp 6 giúp HS củng cố, phát triển những kết quả đã học được ở các lớp 1 - 5 và thực hiện hoàn thành mục tiêu môn học ở THCS là:
- Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, gữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của bản thân vể TDTT.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
Câu 2. Nội dung chương trình môn học Thể dục lớp 6 là gì? Theo em nội dung nào khó học nhất, vì sao?
Chương trình môn học Thể dục lớp 6 gồm có các nộ dung sau:
1. Lý thuyết chung
2. ĐHĐN
3. Bài thể dục phát triển chung
4. Chạy nhanh
5. Chạy bền
6. Bật nhảy
	7. Đá cầu
8. Cầu lông
Câu 3. Cái quý nhất của mỗi con người là gì?
Sức khỏe và trí tuệ
Câu 4. TDTT góp phần giáo dục hình thành nhân cách HS như thế nào?
- TDTT giúp HS có được sức khỏe tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để các em trở thành những con người có ích cho xã hội.
- Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi HS phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực v.v, chính là tác dụng góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách HS.
- Tập luyện TDTT thường xuyên, có kế hoạch giúp cho các em có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học.
- Tập luyện TDTT có tác dụng phòng chống, chữa bệnh và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo chính xác v.v
Câu 5. Khi tham gia trò chơi vận động, như vậy có phải là lúc đó em đã tập TDTT không? 
Câu 6. Theo em TDTT có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học hay không? Tại sao?
Câu 7. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ?
Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ phát triển, thể hiện ở sức nhanh, sức bề, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên, tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh của con người.
Câu 8. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến xương?
	 Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên, cứng và dai hơn, khả năng chống đỡ tăng lên, tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh của con người.
Câu 9. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến tim và hệ mạch?
	 Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho tim khỏe lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn, nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ tốt, học tốt, có nghĩa là sức khỏe được tăng lên.
Câu 10. Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ quan hô hấp?
Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho lồng ngực và phổi nở ra, các cơ làm chức năng hô hấp được khỏe và độ đàn hồi tăng. Khả năng của các cơ, xương tham gia vào hoạt động hô hấp cũng linh hoạt lên. Nhờ vậy lượng trao đổi khí ở phổi tăng, làm cho máu giàu ôxi hơn, sức khỏe được tăng lên.
II. LỚP 7.
Câu 1. Mục tiêu chương trình môn học Thể dục lớp 7 là gì?
	 Chương trình môn học Thể dục lớp 7 giúp HS củng cố, phát triển những kết quả đã học được ở lớp 6, chuẩn bị học tập có hiệu quả cao hơn chương trình lớp 8 và thực hiện hoàn thành mục tiêu môn học ở THCS là:
	- Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
	- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, gữ gìn vệ sinh.
	- Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của bản thân vể TDTT.
	- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
Câu 2. Nội dung chương trình môn học Thể dục lớp 7 là gì? Theo em nội dung nào khó học nhất, vì sao?
	 Chương trình môn học Thể dục lớp 7 gồm có các nộ dung sau:
	1. Lý thuyết chung
	2. ĐHĐN
	3. Bài thể dục phát triển chung
	4. Chạy nhanh
	5. Chạy bền
	6. Bật nhảy
	7. Đá cầu
8. Cầu lông
Câu 3. Các chấn thương xảy ra trong hoạt động TDTT là gì?
	- Xây xát nhẹ chưa hoặc có chảy máu ít ngoài da.
	- Choáng, ngất.
	- Tổn thương cơ.
	- Bong gân.
	- Tổn thương khớp và sai khớp.
	- Giập hoặc gãy xương.
	- Chấn động não hoặc cột sống.
Câu 4. Kẻ thù của TDTT là gì?
	Chấn thương
Câu 5. Mục đích tập luyện TDTT là gì?
	Để nâng cao sức khỏe phát triển thể lực.
Câu 6. Nguyên nhân xảy ra chấn thương là gì?
	- Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT.
	- Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện và thi đấu TDTT.
	- Không tuân thủ nội quy, kỉ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT.
Câu 7. Nguyên tắc hệ thống là gì?
	Đó là cần tập luyện TDTT thường xuyên, kiên tì, có hệ thống.
Câu 8. Nguyên tắc tăng tiến là gì?
	Đó là cần tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp theo kế hoạch, không nóng vội, ngẫu hứng, tùy tiện.
Câu 9. Nguyên tắc vừa sức là gì?
	Đó là cần tập phù hợp với khả năng và sức khỏe của mỗi người
Câu 10. Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện và thi đấu TDTT nghĩa là gì?
	- Địa điểm, phương tiện tập luyện không bảo đảm an toàn, vệ sinh.
	- Trang phục tập luyện không phù hợp.
	- Môi trường tập luyện không đảm bảo yêu cầu.
	- Ăn, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau khi tập.
Câu 11. Trình bày các nguyên nhân xảy ra chấn thương?
	- Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT.
	+ Nguyên tắc hệ thống: Đó là cần tập luyện TDTT thường xuyên, kiên tì, có hệ thống.
+ Nguyên tắc tăng tiến: Đó là cần tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp theo kế hoạch, không nóng vội, ngẫu hứng, tùy tiện.
	+ Nguyên tắc vừa sức: Đó là cần tập phù hợp với khả năng và sức khỏe của mỗi người.
- Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện và thi đấu TDTT như:
	+ Địa điểm, phương tiện tập luyện không bảo đảm an toàn, vệ sinh.
	+ Trang phục tập luyện không phù hợp.
	+ Môi trường tập luyện không đảm bảo yêu cầu.
	+ Ăn, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau khi tập.
	- Không tuân thủ nội quy, kỉ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT.
Câu 12. Cách phòng tránh chấn thương là gì?
	- Trước khi tập( Thi đấu) phải khởi động kỹ, không được ăn uống nhiều, vệ sinh sân tập, sửa dụng cụ.
	- Khi tập phải tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp; các động tác khó phải có người hướng dẫn, bảo hiểm, mặc đúng trang phục thể thao.
	- Tập(Thi đấu) xong phải hồi tĩnh, không được ăn uống nhiều, không nên ngồi chỗ thông gió, không nên tắm nước lạnh ngay.
	- Nếu sức khỏe không bình thường thì không được tập luyện.
	- Không tham gia thi đấu nếu chưa tập luyện.
	- Cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh, tập luyện TDTT thường xuyên.
Câu 13. Để thực hiện nguyên tắc tăng tiến, em cần tập luyện như thế nào?
	Cần tập luyện từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.
Câu 14. Để thực hiện nguyên tắc vừa sức, em cần tập luyện như thế nào?
	Cần tập luyện phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình.
III. LỚP 8:
Câu 1. Mục tiêu chương trình môn học Thể dục lớp 8 là gì?
Chương trình môn học Thể dục lớp 8 giúp HS củng cố, phát triển những kết quả đã học được ở lớp 6 và lớp 7, chuẩn bị học tập có hiệu quả cao hơn chương trình lớp 9 và thực hiện hoàn thành mục tiêu môn học ở THCS là:
- Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, gữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của bản thân vể TDTT.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
Câu 2. Nội dung chương trình môn học Thể dục lớp 8 là gì? Theo em nội dung nào khó học nhất, vì sao?
	Chương trình môn học Thể dục lớp 8 gồm có các nội dung sau:
	1. Lý thuyết chung
	2. ĐHĐN
	3. Bài thể dục phát triển chung
	4. Chạy ngắn
	5. Chạy bền
	6. Nhảy cao
	7. Nhảy xa
	7. Đá cầu 
	8. Cầu lông
IV. LỚP 9:
Câu 1. Mục tiêu chương trình môn học Thể dục lớp 9 là gì?
 	 Chương trình môn học Thể dục lớp 9 giúp HS củng cố, phát triển những kết quả đã học được ở lớp 6, lớp 7 và lớp 8 và thực hiện hoàn thành mục tiêu môn học ở THCS là:
- Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, gữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của bản thân vể TDTT.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở 

Tài liệu đính kèm:

  • doc50_Cau_hoi_trac_nghiem_the_duc.doc