50 bài tập trắc nghiệm môn : Hoá học 12 chương 3: Amin – amino axit – protein

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 11933Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "50 bài tập trắc nghiệm môn : Hoá học 12 chương 3: Amin – amino axit – protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 bài tập trắc nghiệm môn : Hoá học 12 chương 3: Amin – amino axit – protein
SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP
50 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH A
MÔN : HOÁ HỌC 12
CHƯƠNG 3
 AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
I. PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ biết
Câu 1: Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử
A. chứa nhóm amino và hydroxi	B. chứa nhóm amino và cacboxyl
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl	D. chỉ chứa nitơ và cacbon
Câu 2: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2CH2COOH, vừa tác dụng được với C2H5NH2?
A. NaOH.	B. HBr.	C. NaCl.	D. CH3OH.
Câu 3: Số nhóm amino (NH2) có trong một phân tử axit aminoaxetic là
	A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 4: Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với
	A. KCl	B. NaCl C. Cu(OH)2 D. Mg(OH)2
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
	A. CH3NH2	B. C2H5NH2 C. C6H5NH2 D. CH3NHCH3
Câu 6: Dung dịch metylamin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu. 	B. quì tím hóa xanh.
C. phenolphtalein hoá xanh. 	D. phenolphtalein không đổi màu.
Câu 7: Chất có tính bazơ là	
A. CH3NH2. 	B. CH3COOH. 	C. CH3CHO. 	D. C6H5OH.
Câu 8: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
	A. H2N-CH2-COOH 	B. CH3–CH(NH2)–COOH 
	C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH	D. H2N–CH2-CH2–COOH
Câu 9: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. 	B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 . 	D. dung dịch KOH và CuO. 
Câu 10.Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa màu
A. đỏ. 	B. xanh. 	C. trắng. 	D. tím.
Câu 11: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
C. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
Câu 12: Glyxin không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH	B. HCl	C. NaCl	D. C2H5OH
Câu 13: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH. 	B. HCl. 	C. Na2CO3. 	D. NaCl.
Câu 14: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? 
	A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit a-aminopropionic. 	C. Anilin. 	D. Alanin. 
Câu 15: Chất có chứa nguyên tố nitơ là
A. metylamin. 	B. glucozơ. 	C. xenlulozơ. 	 D. saccarozơ.
2. Mức độ hiểu 
Câu 16: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?
 A. C6H5NH2. B. (C6H5)2NH C. p-CH3-C6H4-NH2. D. C6H5-CH2-NH2
Câu 17: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ,điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2. 	
B. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
C. dung dịch Br2, dung dịch NaOH, khí CO2. 	
D. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2.
Câu 18: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein. 	 	B. nước brom.	
C. dung dịch NaOH. 	D. giấy quì tím.
Câu 19 Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 4.
Câu 20: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. 	B. C2H5OH. 	C. H2NCH2COOH. 	D. CH3NH2.
Câu 21: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 5.
Câu 22: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là	
 A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 23: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
	A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.	
	B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
	C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
	D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 24: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 25: Cho từng chất H2N–CH2–COOH; CH3–COOH; CH3–COOCH3 lần lượt tác dụng với dd NaOH (to) và với dd HCl (to). Số phản ứng xảy ra là:
	A. 3	B. 6	C. 4	D. 5.
Câu 26: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng CTPT C4H11N là:
	A. 4.	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 27: Chất X có CTPT C4H9O2N. Biết:
	X + NaOH Y + CH4O
	Y + HCl dư Z + NaCl
CTCT của X và Z lần lượt là:
	A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
	B. CH3CH(NH2)COOH và CH3CH(NH3Cl)COOH.
	C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
	D. H2NCH2CH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
Câu 28: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:
	A. 2	B. 3	C. 4.	D. 1
Câu 29: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. 
B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit. 
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit
Câu 30: Trong quả gấc chín rất giàu hàm lượng 
A. β -caroten B. ete của vitamin A. C. este của vitamin A. D. vitamin A.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng:
	A. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng thu được muối điazoni
	B. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
	C. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
	D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam
Câu 32: Tripeptit là hợp chất 
 A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. 	
 B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
 C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
 D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Câu 33: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
 	 A. CH3NH2.	B. NH2CH2COOH	
 C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.	D. CH3COONa.
Câu 34: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3CH(CH3)CH(NH2)-COOH?
 	A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.	B. Valin.
	C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.	D. Axit a-aminoisovaleric.
Câu 35: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.	
B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. 	
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
3. Mức độ vận dụng
Câu 36: Cho 20 (g) amin đơn chức (X) phản ứng hoàn toàn với HCl (dư) thu được 30 (g) muối. Công thức của (X) là:
A. CH5N	B. C3H9N	C. C4H11N	D. C2H7N
Câu 37: Khi đốt cháy 4,5 gam một amin đơn chức giải phóng 1,12 lít N2 (đktc). CTPT của amin đó là
A. C3H9N.	B. CH5N.	C. C2H7N.	D. C3H7N.
Câu 38: Để phản ứng hoàn toàn với 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là ?
A. 150. B. 50. C. 200 	D. 100. 
Câu 39: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2N – CH(CH3) – COOH.	B. H2N – CH2 – CH2 – COOH.
C. H2N – CH2 – CH2 – CH2 – COOH.	D. H2N – CH2 – COOH.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
9,0	B.18,0	C.13,5	D.4,5
Câu 41: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
A. 11,95 gam. 	B. 12,95 gam. 	C. 12,59 gam. 	D. 11,85 gam.
Câu 42: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 0,93 gam	B. 2,79 gam	C. 1,86 gam	D. 3,72 gam
Câu 43: Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của A là 
A. 150. 	B. 75.	C. 105. 	D. 89.
Câu 44: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là 
A. axit glutamic.	B. valin.	C. alanin.	D. glixin
Câu 45: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 7,5.	B. 15.	C. 8,9.	D. 3,75.
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 46. Đốt cháy hoàn toàn 50 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 375 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), thể tích khí còn lại là 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là
 A. C3H6 và C4H8.	 B. C3H8 và C4H10. C. C2H6 và C3H8.	D. C2H4 và C3H6
Câu 47. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23)
A. 16,5 gam. B. 14,3 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam.
Câu 48. Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là 
A. 8 và 1,5. 	B. 7 và 1,5. C. 7 và 1,0 . D. 8 và 1,0. 
Câu 49. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là 
A. 111,74. B. 81,54. C. 66,44. D. 90,6.
Câu 50. Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dd HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dd NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2–m1=7,5g. 
CTPT của X là:
	A. C4H10O2N2	B. C5H9O4N.	C. C4H8O4N2	D. C5H11O2N
II. ĐÁP ÁN
1.B
11.A
21.C
31.C
41.B
2.B
12.C
22.D
32.D
42.B
3.C
13.B
23.B
33.B
43.B
4.C
14.C
24.A
34.A
44.C
5.D
15.A
25.B
35.D
45.A
6.B
16.C
26.A
36.C
46.A
7.A
17.A
27.B
37.C
47.B
8.A
18.B
28.C
38.D
48.C
9.A
19.B
29.A
39.D
49.B
10.C
20.C
30.A
40.D
50.B

Tài liệu đính kèm:

  • docAMIN-LKA.doc