40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Trường THPT Trần Suyền

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Trường THPT Trần Suyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra Lịch sử lớp 12 (Có đáp án) - Trường THPT Trần Suyền
TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN
 Tổ Sử - Địa - Công dân
ĐỀ THI .
Bài thi: KHXH; Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương, tại Hội nghị Ianta, ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra quyết định nào?
Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.
Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Tất cả các quyết định trên.
Câu 2: Cho các sự kiện lịch sử sau về quá trình đấu tranh giành độc lập ở Lào:
Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào.
Nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập.
Nhân dân thủ đô Viên-chăng khởi nghĩa thắng lợi, Lào tuyên bố độc lập.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
1,2,3	B. 3,2,1	C. 3,1,2	D. 2,1,3
Câu 3: Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
Cuộc “cách mạng trắng”.	
Cuộc “cách mạng xanh”.
Cuộc “cách mạng đỏ”.
Cuộc “cách mạng chất xám”.
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
Năm 1960 "Năm châu Phi".
Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.
Năm 1975 Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trước thực dân Bồ Đào Nha.
Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
Câu5: Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai?
Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới những năm sau đó.
Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc. 	
Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh.
Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự. 	
Câu 6: Từ sau sự kiện ngày 11/9/2001, thế giới phải đối mặt với nguy cơ nào?
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Chủ nghĩa khủng bố.
Xung đột về tôn giáo, sắc tộc.
Tranh chấp về biên giới, biển đảo.
Câu 7: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là
nôngdân và địa chủ.
nôngdân, địa chủ, thợ thủ công.
nôngdân, địa chủ, tư sản dân tộc.
nôngdân, địa chủ, công nhân.
Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng Việt Nam?
Công nhân với tư sản.
Nông dân với địa chủ.
Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
Tiểu tư sản với thực dân Pháp.
Câu 9: Ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã thông nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc tại hội nghị nào?
Hội nghị Ianta, Liên Xô (2/1945).
Hội nghị Xan Phranxixco, Mĩ (Tháng 4 đến tháng 6 năm 1945).
Hội nghị Pôtxđam, Đức (8/1945).
Tại cả hai hội nghị: Ianta và Xan Phranxixco (1945).
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay (1919).
Nguyễn Ái quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7/1920).
Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (1920).
Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).
Câu 11: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là
tiếnhành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng.
tiếnhành cách mạng tư sản dân quyền để đi tới xã hội tư bản.
tiếnhành cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
tiếnhành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Câu 12: Kết quả to lớn nhất, được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
làmtê liệt, tan rã chính quyền kẻ thù ở cấp thôn, xã.
làmtê liệt, tan rã chính quyền kẻ thù ở cấp trung ương.
lậpra các xô viết ở Nghệ - Tĩnh.
hình thành được liên minh công – nông.
Câu 13: Hình thức tập hợp lực lượng quần chúng trong phong trào 1936 – 1939 là
mặttrận Dân chủ Đông Dương.
liênminh công – nông.
mặttrận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
mặttrận Việt Minh.
Câu 14: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?
22/12/1941
22/12/1942
22/12/1943
22/12/1944
Câu 15:Những tỉnh nào dưới đây giành chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám?
Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Hà Tiên, Đồng Nai Thượng.
Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Câu 16: Trận đánh mở đầu trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
trận đánh ở Cao Bằng.
trận đánh ở Đông Khê.
trận đánh ở Thất Khê.
trận đánh ở Đình Lập.
Câu 17: Trong Hiệp định Giơnevơ, các nước cam kết tôn trọng các quyền nào sau đây của nhân dân Đông Dương?
Quyền được hưởng độc lập, tự do.
Quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Quyền được tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 18: Thủ đoạn được coi là “xương sống” chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
tăngcường viện trợ quân sự cho Diệm.
lập“ấp chiến lược”.
sửdụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xã vận”.
lậpbộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam.
Câu 19: Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”?
Chiến thắng Vạn Tường.
Chiến thắng Ấp Bắc. 
Chiến thắng Bình Giã. 
Chiến thắng Ba Gia.
Câu 20: Chiếnthắngnàocủatatrongnăm1975đãchuyểncuộctiếncông chiếnlượcsangtổngtiếncôngchiếnlượctrêntoànmiềnNam?
ChiếnthắngPhướcLong.
Chiến thắng TâyNguyên.
ChiếnthắngHuế-ĐàNẵng.
ChiếnthắngQuảngTrị.
Câu 21: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” – đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây? 
Chiến dịch Tây Nguyên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. 
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
Câu 22: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có đặc điểm gì mới so với các giai đoạn trước?
Có sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản.
Có sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản.
Có sự xuất hiện của cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
Khuynh hướng phong kiến không còn tồn tại.
Câu 23: Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì?
Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
Xóa bỏ những tàn dư phong kiến trên đất nước Trung Hoa.
Tăng cường lực lượng CNXH trên thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào GPDT.
Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH
Câu 24: Trong bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam ta chú trọng các biện pháp chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý Điều này thể hiện Việt Nam đã tuân thủ nguyên tắc hoạt động nào sau đây của Liên Hợp Quốc?
Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Câu 25: Bài thơ Tiếng đàn Balalaika trên sông Đà do nhà thơ Quang Huy sáng tác là để nói lên tình tình hữu nghị Việt-Xô và sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô trong việc xây dựng công trình nào sau đây?
Nhà máy thủy điện Sơn La.	
Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Cầu Long Biên.
Cầu Tràng Tiền.
Câu 26: Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
cácnước đều có nền kinh tế phát triển.
cácnước đều có sự ổn định về chính trị.
cácnước có quan hệ chặt chẽ trong tổ chức ASEAN.
cácnước đều giành được độc lập.
Câu 27: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất.
Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 28: Điều kiện khách quan làm bùng nổ phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
sựchuyển biến của nền kinh tế do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
sựxuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới.
sựthành công của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và tác động cổ vũ của nó.
sựchuyển biến về mặt tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân.
Câu 29: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1919 – 1930 là
tìmra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
chuẩnbị điều kiện về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng.
chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam về sau.
triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 
Câu 30: Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám – 1945 là
truyềnthống yêu nước của nhân dân ta.
sựlãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh suốt 15 năm (1930 – 1945).
sựtập hợp lực lượng của Mặt trận Việt Minh.
cơhội từ việc phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh.
Câu 31: Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám là
nạnngoại xâm và nội phản đang đe dọa nền độc lập dân tộc vừa giành được.
nạn đói đang hoành hành trên khắp đất nước.
nạn dốt đe doạ nghiêm trọng đến nhân dân ta.
ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
Câu 32: Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) với Pháp chứng tỏ
chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ ta.
sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta.
sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
sự suy yếu của lực lượng cách mạng.
Câu 33:Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam từ 1919 – 1930 là
cuộcđấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam của các khuynh hướng chính trị.
sựtruyền bá chủ nghía Mác – Lênin và lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về trong nước.
cuộcvận động tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
sựvươn lên của gai cấp tư sản Việt Nam để nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
Câu 34: Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1950), chiến dịch nào của quân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với chúng ta?
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
Chiến dịch Biên Giới thu – đông năm 1950.
Các cuộc tiến công chiến lược đông – xuân năm 1954.
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 35: Những dòng thơ sau đây đã ca ngợi chiến công của bội đội ta trong chiến dịch nào?
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn!” 
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
Chiến dịch Biên Giới thu – đông năm 1950.
Các cuộc tiến công chiến lược đông – xuân năm 1954.
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 36: Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? 
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 37: Thời cơ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 khác với thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở chỗ
dođiều kiện khách quan thuận lợi mang đến.
do sự kết hợpcả những điều kiện khách quan và chủ quan.
chủ yếu dựa vào các điều kiện bên trong do ta tạo ra.
kẻ thù tự suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho t.a
Câu 38:Trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975), sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
Thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Hiệp định Pari năm 1973 được kí kết.
Mĩ rút hết quân về nước.
Chiến dịch Hồ Chí Minh – xuân 1975 thắng lợi.
Câu 39: Đường lối xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến năm 1975 là gì?
Đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Hướng đến xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 40: Trong lịch sử Việt Nam từ 1930 đến năm 2000, sự kiện “có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam” là 
đảngCông sản Việt Nam ra đời năm 1930.
cách mạng tháng Tám – 1945.
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986.

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_TS.doc