35 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5

doc 30 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 383Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "35 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 Đề luyện thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5
Đề 1
1.Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:
 a) “những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.” 
(Nguyễn Khải)
b) Bông hoa huệ trắng muốt.
c) Hạt gạo trắng ngần.
d) Đàn cò trắng phau.
e) Hoa ban nở trắng xoá núi rừng.
2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây.
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
(Vũ Ngọc Phan)
c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
3. Một bạn viết những câu dưới đây. Theo em cách diễn đạt trong những câu này đã hợp lí chưa? Vì sao?
 a) Bạn Dũng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ.
 b) Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ỏe cánh tay, một vết thương ở Điện Biên Phủ.
4. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
 Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
 	Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em , khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
5. Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác).
Đề 2
1.Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: cho , biếu, tặng, truy tặng, cấp , phát , ban, dâng, hiến.
a) Bác gửi.... các cháu nhiều cái hôn thân ái.
(Hồ Chí Minh)
b) chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
c) Ăn thì no, thì tiếc.(Tục ngữ)
d) Lúc bà về, mẹ lại.một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.
(Tiếng việt 3, tập 2,1983)
e) Đức cha ngậm ngùi đưa tayphước.
(Chu Văn)
g) Nhà trườnghọc bổng cho sinh viên xuất sắc.
h) Ngày mai, trườngbằng tốt nghiệp cho sinh viên.
i) Thi đua lập công Đảng.
k) Sau hoà bình, ông Đỗ Đình Thiện đã.toàn bộ đồn điền này cho nhà nứơc.
(Tiếng việt 5, tập 2,2006)
2. Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao?
 a) Nam có mười quyển sách vở.
b) Mẹ mua cho con ba sách, mẹ nhé.
c) Bác nông dân đang cày ruộng nương.
d) Em bé tập nói năng.
e) Mẹ cháu đi chợ búa.
3. Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) chọn, lựa.
b) diễn đạt, biểu đạt
c) đông đúc, tấp nập,
4. Trong bài Việt Nam thân yêu ( Tiếng việt 5,tập một), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
5. Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp do con người tạo nên.Hãy tả một cảnh đẹp đó trên quê hương em hoặc nơi em đã từng đến.
Đề 3.
Thay từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng một từ ngữ đồng nghĩa khác để các câu văn có hình ảnh hơn:
Hồ tơ-nưng
 	Hồ Tơ- nưng ở phía bắc thị xã Plây- cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói các mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con quốc đen trũi, chen lách vào giữa các bụi bờ
2. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong câu văn miêu tả sau đây:
 Đêm trăng trên Hồ Tây
 Hồ về thu, nước (1),(2). Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề.
(1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng
(2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3): nhấp nhô, lan toả, lan rộng, lăn tăn, li ti.
(4): thưa thớt, lưa thưa, lác đắc, lơ thơ, loáng thoáng.
(5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6): trống trải, bao la , mênh mang, mênh mông.
(7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ
3. Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác như sau:
 Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là dãy nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đâu đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
 Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật quê Bác?
4.Tìm và sửa các lỗi dùng từ , lỗi chính tartrong từng câu dưới đây:
 a) Lão Hổ đang rình sau bụi cây, nhìn thấy Nai tơ,thèm rỏ rãi.
 b) Tô Định là một viên quan lại của triều đình nhà Hán ở Trung Quốc.
 c) Những người trong gia đình Mai đang làm gì vào những lúc nghỉ ngơi.
 d) Đến Đà Lạt du khách còn được bơi thuyền trên Hồ Xuân Hương, ngồi trên những chiếc xe ngựa cổ kính để ngắm cảnh cao nguyên.
5. Tả cảnh nơi em ở (hoặc nơi em từng đến) vào một buổi sáng đẹp trời.
Đề 4
1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Chúng ta bảo vệ những (thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b) Các quốc gia phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả) của sự ô nhiễm môi trường.
c) Học sinh phải chấp hành (quy chế, nội quy, quy định ) của lớp học.
2. Điền từ thích hợp vào từng chỗ trống (chọn trong các từ đồng nghĩa):
a) Loại xe ấy..nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người nên rất khó..
(tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao)
b) Các.là những người có tâm hồn..
(thi sĩ, nhà thơ )
3. Đọc bài thơ sau:
 Quê em
 Bên này là núi uy nghiêm
 Bên kia là cánh đồng liền chân mây
 Xóm làng xanh mát bóng cây
 Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời
 Em hình dung được cảnh quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?
4. Tả một cảnh đẹp mà em từng quan sát kĩ và cảm thấy yêu thích vào buổi chiều trong ngày
Đề 5
1. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau:
 a) Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như nước suối mới xa nửa vời.
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
 (Nguyễn Du)
b) Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
 ( Trần Tế Xương )
c) Đắng cay mới biết ngọ bùi
 Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau
 (Tố Hữu)
2.Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây:
a) Chết đứng còn hơn sống..
b) Chết còn hơn sống đục..
c)Chết vinh còn hơn sống.
d) Chết một đống còn hơn sống
3. Trong bài Tiếng đàn Ba- la- lai- ka trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà như sau:
 Lúc ấy
 Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
 Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
 Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
 Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
 Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
 Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh đó cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc?
4. Trong các câu thơ dưới đây của Bác Hồ, nghĩa của từ “xuân” ( in nghiêng) có gì khác nhau:
 a) Xuân này kháng chiến đã năm xuân.
 b) Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán.
 So với ông Bành vẫn thiếu niên.
 c) Mùa xuân là tết trồng cây.
5. Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương (hoặc ở nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng khó phai
Đề 6
1. Với mỗi từ in đậm dưới đây hãy tìm một từ tráI nghĩa:
a) Cứng: - thép cứng (VD: mềm )
 - học lực loại cứng
 - động tác còn cứng
b) non: - con chim non
 - cân này hơi non
 - tay nghề non
 c) nhạt : - muối nhạt
 - đường nhạt
 - màu áo nhạt
 - tình cảm nhạt
2. a) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, hiền lành, siêng năng.
 b) ở mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa nói trên, hãy tìm các từ đồng nghĩa
 (VD: thật thà, chân thật../ dối trá, giả dối..)
3. Trong bài Bài ca về Trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
 Trái đất này là của chúng mình
 Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
 Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
 Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
 Cùng bay nào, cho trái đất quay!
 	 Cùng bay nào, cho trái đất quay!
 Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì về trái đất thân yêu?
4. Chỉ ra chỗ chưa hợp lí trong từng câu sau:
 a) Tôi đề nghị anh Long đang đứng dậy.
 b) Bố nó khuyên nó sẽ căm học.
5. Tả ngôi nhà em ở cùng với những người thân.
Đề 7
1. a)Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, đoàn kết
 b) Chọn một cặp từ trái nghĩa nêu trên để đặt câu
2. Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong cụm từ sau:
- hoa tươi - cau tươi
- rau tươi - củi tươi
- cá tươi -nét mặt tươi
- trứng tươi - màu sắc tươi
3. Trong bài Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
 Hạt gạo làng ta
 Có bão tháng bảy
 Có mưa tháng ba
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy
 Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?
4.Trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây có lỗi chính tả không? Nếu có hãy nêu nguyên nhân mắc lỗi và sửa lại cho đúng.
 a) Ai khảo mà sưng. e) Chia ngọt xẻ bùi.
 b) Ăn bữa hôm no bữa mai. g) Đâm chồi náy lộc.
 c) Ă miếng chả miếng. h) Một cây làm chẳng lên non.
 d) Con sâu làm giầu nồi canh. I) Giấy rách phải giữ lấy nề.
 5. Tả con đường (hoặc một đoạn đường ) quen thuộc nơi em ở ( hoặc con đường nơi khác mà em thích)
Đề 8
Tìm cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ ,tục ngữ sau:
én bay thấp mưa ngập bờ ao, én bay ca mưa rào lại tạnh.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thí siêng.
Khôn nhà dại chợ.
đi hỏi già về nhà hỏi trẻ.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Tìm từ trái nghĩa trong các câu thơ dưới đây. Thử phân tích tác dụng của một cặp từ trái nghĩa tìm được:
Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ
Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
(Nguyễn Duy)
 c) Chị buồn nhớ những ngày qua
 Em vui nghĩ những ngày xa đang gần.
 d) Giã từ năm cũ bâng khuâng
 Đã nghe xuân mới bâng khuâng lạ thường
Tả vẻ đẹp của rừng mơ ở Hương Sơn ( Hà Tây ), trong bài Rừng mơ của nhà thơ Trần Lê Văn có đoạn viết:
 Rừng mơ ôm lấy núi
 Mây trắng đọng thành hoa
 Gío chiều đông gờn gợn
 Hương bay gần bay xa
Hãy ghi lại cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên.
4.Trong các câu dưới đây có lỗi chính tả hay không?
 Tôi ngắt một chiếc lá thả xuống giòng nước. Một chú nhái bén tí síu như phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi trễm trệ trên đó.Chieecslas thoáng chòng chành , rồi lặng lẽ xuôi giòng.
5. Tả một vườn rau hoặc một vườn hoa gần nơi em ở(hoặc nơi em có dịp đến thăm)
Đề 9.
Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng.
- Cái nhẫn bằng bạc.
- Đồng bạc trắng hoa xoè
 - Cờ bạc là bác thằng bần.
 - Ông Ba tóc đã bạc.
 - Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
 - Cí quạt máy này phải thay bạc.
 b) - Cây đàn ghi ta
 - Vừa đàn vừa hát.
 - Lập đàn để tế lễ.
 - Bước lên diễn đàn.
 - Đàn chim tránh rét trở về.
 - Đàn thóc ra phơi.
 2. Đọc các cụm từ sau chú ý từ in đậm. 
 a) Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
 b) Sao lá đơn này thành ba bản.
 c) Sao tẩm chè.
 d) Sao ngồi lâu thế?
 e) Đồng lúa mượt mà sao!
 Nghĩa của từ sao được nói tới dưới đây phù hợp với từ sao trong cụm từ nào câu nào ở trên?
 -Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính.
 -Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.
 -Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân.
 -Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên , thán phục.
 -Các thiên thể trong vũ trụ.
3. Trong bài Hoàng hôn trên sông Hương( tiếng việt 5. tập 1) có đoạn tả cảnh như sau:
 Phía bên sông, xóm Cồn Hén nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó , từ sau khác quanh vắng lặng của dòng sông,tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đI trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh náo có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì?
Hai câu dưới đây có lỗi về chính tả, về cách diễn đạt hay không?
Sau khi thi đỗ, bố tôi cho tôi một chiếc đồng hồ.
Các bạn ấy vừa làm việc vừa truyện trò vui vẻ.
Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu.
Đề 10
1. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm : kính, nghé, sáo
VD: - Em tờ mới tám tuổi đã phải đeo kính
 - Ở trường các em phải kính thày yêu bạn
3. Trong bài Trên hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
 Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
 Trên cả mây trời, trên núi xanh
 Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
 Mái chèo khua bóng núi rung rinh
 Theo em, đoạn thơ trên bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên hồ Ba Bể như thế nào?
4.Trong các câu dưới đây, có lỗi chính tả hay không?
 a) Chỉ một ngày sau khi diễn ra thảm kịch 11-9, nhà ngoại giaoddos đã bay ngay sang Mĩ.
 b) Chúng tôi chia xẻ cho nhau từng bát cơm, quả cà.
 c) Đội tuyển bóng đá nam của tat được vào trung kết.
5. Tả cảnh vật nơi em ở (hoặc nơi em đã đến) trong hoặc sau cơn mưa xuân (hoặc mưa rào đầu hạ)
Đề 11
1. Ở từng chỗ trống dưới đây , có thể điền tiếng, chữ gì bắt đầu bằng :
a) ch / tr
- Mẹtiền mua câncá
- Bà thường kểđời xưa, nhất là.cổ tích
- Gần rồi mà anh ấy vẫn..ngủ dậy
b) d / gi
- Nó.rất kĩ, không để lại..gì
- Đồng hồ đã được lênmà kim vẫn không hoạt động
- Ông tớ mua một đôI giày và một ít đồ..dụng
2. a) Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây (có thể thêm một vài từ )
- Vôi tôi tôi tôi
- Trứng bác bác bác
b) Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt lại cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy (có thể thêm một vài từ ):
- Mời các anh chị ngồi vào bàn
- Đem các về kho !
3. Kết thúc bài thơ Tiếng vọng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
 Đêm đêm tôI vừa chợp mắt
 Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
 Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
 Tiếng lăn như đá lửa trên ngàn
 Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả, Vì sao như vậy?
4. Trong câu dưới đây, có lỗi chính tả hay không?
 a) Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
 Cây lêu, tràng pháo, bánh trưng xanh.
 b) Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá giong trong vườn đùm lại thành cái bánh hình vuông.
5. Tả cảnh nơi em ở (hoặc nơi em đã đến) gắn với một mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông, hoặc mùa khô, mùa mưa)
Đề 12
1. Trong những câu nào dưới đây, các từ sườn , tai mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển:
a) Sườn: - Nó hích vào sườn tôi
 - Con đèo chạy ngang sườn núi
 - TôI đI qua phía sườn nhà
 - Dựa vào sườn của bản báo cáo
b) Tai: - Đó là điều mà tôI mắt thấy tai nghe
 - Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu
 - Đến cả cáI ấm, cáI chén cũng có tai
2. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ chạy, hãy đặt một câu:
a) Đời chỗ bằng chân với tốc độ cao
(VD: ở cự ly chạy 100m , chị ấy luôn dẫn đầu )
b)Tìm kiếm ( VD: chạy tiền )
c) Trốn tránh (VD: chạy giặc)
d)Vận hành, hoạt động (VD: máy chạy )
e) Vận chuyển (VD: chạy thóc vào kho )
3. Trong bìa Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hưuơng thơm trong rừng thảo quả như sau:
 Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đI, rảI theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lưụng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thưom. Người đI từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
 Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
4. Chỉ ra từ dùng sai trong câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
 Trong năm học vừa qua, bạn Cường có một số yếu điểm cần phải khắc phục.
5. Tả một cụ già mà em yêu mếm và kính trọng.
Đề 13
1. Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, rồi phân các nghĩa ấy thành hai loại: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
a) Lá : - Lá bàng đang đỏ ngọn cây
 - Lá khoai anh ngỡ lá sen
 - Lá cờ căng lên vì ngược gió
 - Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam
b) Quả : - Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
 - Quả cau nho nhỏ ; cái vỏ vân vân
 - Trăng tròn như quả bóng
 - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta
 - Quả hồng như thể quả tim giữa đời
2. Tìm từ có thể thay thế từ mỗi trong các câu sau:
- Mũi thuyền
- mũi súng
- mũi đất
- mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới
- tiêm ba mũi
3. Tìm lỗi dùng từ trong từng câu dưới đây rồi sửa lại:
 a) Em đọc to tát, rõ ràng, trôi chảy.
 b) Những cánh tay rào rào giơ lên.
 c) Ba tiếng trống đổ hồi đều đặn.
4. Trong bài Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:
 Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
 Lá đẹp, lá ngời ngời
 Tôi yêu thương vẫn gọi
 Mặt trời xanh của tôi.
 Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương như thế nào?
5. Tả cô giáo (thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học trước.
Đề 14
1. Xác định chức năng ngữ pháp ( làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
a) Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
 Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi
Đây là quyển sách của tôi
 Cả nhà rất yêu quý tôi
Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi
2. Tìm đại từ trong câu sau:
 Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng
3. Câu sau có mấy cách hiểu:
 Xe không được rẽ trái.
4. Kết thúc bài thơ Hành trình của bày ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
 Bầy ong giữ hộ cho người
 Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
 Qua hai dòng thơ trên, em hiểu được công việc của bày ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ?
5. Tả một người bạn mà em thấy gần gũi, thân thiết và quý mến.
Đề 15
 1. Tìm đại từ trong đoạn trích sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
 Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười:
Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế?
À, nó bảo với tờ rằng những người xấu là những kẻ bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo
2. Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lập lại (từ in đậm) trong các câu dưới đây:
 Chuột chui qua khe hở và tìm ra được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều đến mức bụng chuột phình lên. Sáng ra, chuột tìm đường về ổ, nhưng cái bụng phình to đến mức chuột không sao lách qua được khe hở.
 3. Chỉ ra chỗ bất hợp lí của từng câu dưới đây:
 a) Tôi thỉnh thoảng đến thăm anh ấy luôn.
 b) Sau khi dừng lời, tôi xin chúc các vị mạnh khỏe.
 4. Trong bài Cô Tấm của mẹ, nhà thơ Lê Hồng Thiện viết:
 Bao nhiêu công việc lặng thầm
 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
 Bé học giỏi, bé nết na
 Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.
 Đoạn thơ trên giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở cô bé đáng yêu?
 5. Tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi (hoặc em bé ở lứa tuổi mầm non)
Đề 16
 1. Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tinh cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ Má hét lớn : “Tụi bay đồ chó!
 Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
 Tao già không sức cầm dao
 Giết bay đã có con tao trăm vùng!”
 2. Tìm đại từ trong đoạn trích sau, phân biệt ngôi ( ngôi thứ nhất, thứ hai, hay thứ ba), số (số ít hay số nhiều) của từng đại từ tìm được:
 Hai người đi đường nhìn thấy túi tiền lăn lóc giữa đường. Người trẻ nhặt lên và bảo:
Thượng đế gửi lộc cho tôi đây.
 Còn ông già bảo:
Chúng ta cùng hưởng chứ?
Người trẻ cãi:
Không, chúng ta đâu có cùng thấy, một mình tôi nhặt lên thôi.
Chợt họ nghe thấy có người cưỡi ngựa đuổi theo sau, quát bảo:
Đứa nào ăn cắp túi tiền?
Người trẻ sợ hãi nói:
Bác ơi, không khéo vì các của bắt được này mà chúng ta khốn mất.
Ông già liền bảo:
Của bắt được là của anh, chứ đâu phải của chúng ta, thế thì anh khốn chứ chúng ta không khốn.
3. Hai câu dưới đây có phải là câu sai không? vì sao?
 a) Cô bé cúi mặt xuống để giấu giọt nước mắt đang rơi lã chã.
 b) Rất mong đồng chí thu xếp thời gian đến dự đông đủ.
 4. Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài Bác ơi! , nhà thơ Tố Hữu có viết:
 Bác sống như trời đất của ta
 Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
 Tự do cho mỗi đời nô lệ
 Sữa để em thơ, lụa tặng già.
 Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?
5. Tả một người công nhân ( nông dân, thợ thủ công, 

Tài liệu đính kèm:

  • doc35_de_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_5.doc