Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Trung? A. Mộc Bài. B. Vĩnh Xương C. Mường Khương D. Cầu Treo. Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC) Nhiệt độ trung bình năm ( oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 Nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam? A. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam. B. biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam. C. biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp. D. biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam. Câu 3: Cho bảng số liệu sau Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế (nghìn tỉ đồng) Năm 2010 2012 2013 2014 Tổng số 1887 2922 3222 3541 Kinh tế Nhà nước 633 954 1040 1131 Kinh tế ngoài Nhà nước 927 1448 1560 1706 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 327 520 622 704 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế là giai đoạn 2010 - 2014 là: A. biểu đồ cột ghép. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ đường. Câu 4: Những kết quả đạt được trong việc tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm vừa qua do: A. có chiến lược hội nhập chủ động vào nền kinh tế - xã hội thế giới. B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. C. có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ nhiều nước trong khu vực. D. vị trí địa lí thuận lợi. Câu 5: Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động A. 1500 - 2000. B. 1600 - 2000. C. 1700 - 2000. D. 1800 - 2000 Câu 6: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa (mm) Bốc hơi (mm) Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 TP. HCM 1931 1686 Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là: A. (+)2665; (+)3868; (+)3671 B. (-)678; (-)1868; (-)245 C. (-)2665; (-)3868; (-)3671 D. (+)687; (+)1868; (+)245. Câu 7: Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta? A. 6 – 7 cơn. B. 9 – 10 cơn C. 8 cơn. D. 3 - 4 cơn. Câu 8: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là: A. có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây Bắc - Đông Nam C. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam D. gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Câu 9: Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là: A. động đất, bão và lũ lụt. B. lũ quét, sạt lở, xói mòn C. bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy. D. mưa giông, hạn hán, cát bay Câu 10: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là: A. gồm các khối núi và cao nguyên B. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. C. có bốn cánh cung lớn D. địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 11: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng: A. Phía Nam đèo Hải Vân. B. Trên cả nước. C. Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Nam Bộ. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh Phanxipăng cao bao nhiêu (m)? A. 3 143. B. 3 134. C. 3 144. D. 3 343 Câu 13: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là: A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam. C. có địa hình cao nhất nước ta. D. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam. Câu 14: Quá trình chủ yếu chi phối hình dạng của vùng ven biển của nước ta là: A. Bồi tụ. B. Xâm thực - bồi tụ. C. Xâm thực. D. Mài mòn. Câu 15: Hướng vòng cung là hướng chính của: A. Dãy Hoàng Liên sơn. B. Vùng núi Đông Bắc. C. Các hệ thống sông lớn. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn. Câu 16: Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ phía biển vào, lần lượt có các dạng địa hình: A. cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng B. vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng C. vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng D. cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng. Câu 17: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng? A. miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên... B. bên cạnh núi, miền núi còn có đồi. C. miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. D. bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp. Câu 18: Cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng, thể hiện ở: A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích B. đồi núi thấp chiếm ưu thế C. hướng núi Tây bắc – Đông nam chiếm ưu thế D. địa hình có nhiều kiểu khác nhau Câu 19: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm : A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây? A. Tuyên Quang. B. Cao Bằng. C. Lạng Sơn. D. Hà Giang. Câu 21: Nội thủy là: A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở B. nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí C. có chiều rộng 12 hải lí D. tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí Câu 22: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là: A. hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt trời lớn. B. trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời. C. trong năm, Mặt trời qua thiên đỉnh hai lần. D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. Câu 23: Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Campuchia. A. Nha Trang B. Hải Phòng. C. Cửa Lò. D. Đà Nẵng. Câu 24: Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt là ở: A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 25: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là: A. được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo B. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. C. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng D. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan. Câu 26: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì: A. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển. B. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. C. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Malaixia. D. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu. Câu 27: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ: A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. D. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. Câu 28: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC) Nhiệt độ trung bình năm ( oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 Nhận xét nào sau đây đúng với nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I từ Bắc vào Nam: A. Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Nam ra Bắc. B. Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I ổn định cả hai miền Nam, Bắc. D. Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I tăng là khá ổn định. Câu 29: Thành tựu to lớn về mặt xã hội mà công cuộc đổi mới ở nước ta đạt được là: A. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. B. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. C. lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở một con số. D. công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu to lớn. Câu 30: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa (mm) Bốc hơi (mm) Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 TP HCM 1931 1686 Để thể hiện được lượng mưa, lượng bốc hơi trên cùng biểu đồ của một số địa điểm nước, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. biểu kết hợp cột với đường. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ cột. D. biểu đồ đường. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: