30 Câu hỏi trắc nghiệm bài 1 Lịch sử lớp 11

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "30 Câu hỏi trắc nghiệm bài 1 Lịch sử lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Câu hỏi trắc nghiệm bài 1 Lịch sử lớp 11
	CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 - BÀI 1
Chọn phương án trả lời đúng nhất ở các câu sau: 
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?
A. Thiên Hoàng	B. Tư sản
C. Tướng quân	D. Thủ tướng
Câu 2. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII.	B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XIX.	D. Giữa thế kỉ XIX.
Câu 3. Năm 1854, xãy ra sự kiện gì ở Nhật?
A. Mĩ buộc Nhật phải “mở cửa”
B. Mĩ, các nước đế quốc tấn công Nhật.
D. Thiên Hoàng mất.
Câu 4. Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?
A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.	B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.	D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
Câu 5. Để thoát kỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:
A. Duy trì chế độ phong kiến 
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây 
D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 6. Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật?
A. Tướng quân	B. Minh Trị.
C. Tư sản công nghiệp.	D. Quý tộc, tư sản hóa.
Câu 7. Cuộc Duy tân minh Trị diễn ra vào thời gian nào?
A. 1/1867	B. 1/ 1868
C. 3/ 1868	D. 3/ 1869
Câu 8. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 9. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa	B. Tư sản
C. Quý tộc phong kiến	D. Địa chủ
Câu 10. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A. Cộng hòa.	B. Quân chủ lập hiến
C. Quân chủ chuyên chế	D. Liên bang.
Câu 11. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX.	B. Giữa thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XX.	D. Đầu thế kỉ XIX.
Câu 12. Những ngành kinh tế phát triển nhanh sau cải cách ở Nhật?
A. Nông nghiệp, công nghiệp, đường sắt, ngoại thương.
B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải, ngân hàng.
C. Công nghiệp, đường sắt, hàng hải, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương, hàng hải.
Câu 13. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
Câu 14. Hai công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật Bản là?
A. Honđa và Mit-xưi.	B. Mit- xưi và Mít-su-bi-si.
C. Panasonic và Mít-su-bi-si.	D. Honđa và Panasonic.
Câu 15. Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?
	A. Lũng đoạn về chính trị	
	B. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.
	C. Chi phối nền kinh tế.
	D. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội
Câu 16. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược:
A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.	B. Đài Loan, Nga, Mĩ.
C. Nga, Đức, Trung Quốc.	D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.
Câu 17. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:
A. Sức mạnh quân sự. 	B. Sức mạnh kinh tế. 
C. Truyền thống văn hóa lâu đời.	D. Sức mạnh áp chế về chính trị 
Câu 18. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 19. Công nhân lao động Nhật một ngày phải làm việc bao nhiêu giờ?
A. 10 → 12 giờ	B. 12 → 14 giờ
C. 12 → 13 giờ	D. 13 → 14 giờ
Câu 20. Sự bóc lột của giai cấp tư sản Nhật Bản đã dẫn đến hậu quả:
A. Phong trào đấu tranh của công nhân tăng.
B. Tư sản phương Tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản 
C. Công nhân bỏ làm nên thiếu lao động 
D. Công nhân Nhật Bản tìm cách ra nước ngoài
Câu 21. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản ra đời vào thời gian nào? Do ai lãnh đạo?
A. 1900 - Xen Ca-tai-a-ma	B. 1901 – Ca-tai-a-ma Xen.
C. 1902 – Ya-ma-hi-tô	D. 1904 – Sai-gô
Câu 22. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách nghiêm trọng là:
	A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối 
	B. Nhà Thanh -Trung Quốc chuẩn bị xâm lược
	C. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt.
	D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa
Câu 23: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.
B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
C. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.
D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.
Câu 24. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu
C. Để tiêu diệt Tướng quân.
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
Câu 25. Nội dung nào được coi là nhân tố “chìa khóa” trong cải cách?
A. Xóa bỏ chế độ Mạc Phủ.
B. Thống nhất thị trường, tự do mua bán.
C. Đổi mới quân sự.
D. Đổi mới giáo dục.
Câu 26. Cải cách Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?
A. Thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.
B. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở Châu Á.
C. Xóa bỏ chế độ phong kiến
D. Câu a và b đúng.
Câu 27. Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?
A. Cách mạng tư sản	B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.	D. Cách mạng tư sản không triệt để
Câu 28. Tính chất của cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905)?
A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.	B. Chiến tranh phong kiến.
C. Chiến tranh đế quốc.	D. Tất cả các câu trên.
Câu 29. Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
B. Nông dân được phép mua bản ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
Câu 30. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?
A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa. 
C. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.
B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. 
D. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU_HOI_TN_SU_11.doc