40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu 1. “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? 
A. Tính quy phạm phổ biến 
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung 
D. Tính ý chí và khách quan 
Câu 2. Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam? 
A. Tính giai cấp và tính xã hội. B. Tính giai cấp và tính chính trị 
C. Tính xã hội và tính kinh tế. D. Tính kinh tế và tính xã hội 
Câu 3. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm 
A. giáo dục, răn đe, hành hạ 
B. kiềm chế những việc làm trái luật 
C. xử phạt hành chính 
D. phạt tù hoặc tử hình 
Câu 4. Nhà nước ban hành luật giao thông đường bộ và bắt buộc tất cả mọi người phải tuân theo, không được làm trái. Thể hiện đặc trưng 
A. Tính quy định, bắt buộc chung 
C Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 
B. Tính quy phạm phổ biến 
D. Tất cả ý trên. 
Câu 5. Điền vào chỗ trống, Hồ Chí Minh: “ Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ.......rộng rãi cho nhân dân lao động.” 
A. Lợi ích chính đáng. B. Quyền và nghĩa vụ 
C. Quyền tự do, dân chủ. D. Quyền và nghĩa vụ cơ bản. 
Câu 6. Pháp luật là ?
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . 
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. 
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. 
Câu 7. Nhà nước ta điều hành đất nước bằng 
 A. Văn hoá, giáo dục, chính trị B. Kế hoạch phát triển kinh tế. 
 C. Quân đội và chính quyền. D. Hiến pháp và pháp luật. 
Câu 8. Câu hỏi: “Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?” Đề cập đến vấn đề nào của pháp luật? 
 A. Nội dung của pháp luật. B. Hình thức thể hiện của pháp luật. 
 C. Khái niệm cơ bản của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật 
Câu 9. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người 
A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật. 
B. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. 
C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý. 
D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật
Câu 10. Luật bảo vệ môi trường do cơ quan nào sau đây ban hành? 
A. Bộ Tài nguyên môi trường C. Chính phủ 
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội D. Quốc hội 
Câu 11. Thực hiên pháp luật là 
A. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, 
B. Các hành vi ấy sẽ trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức. 
C. Xã hội sẽ phát sinh nhiều biến đổi, dẫn đến nhiều hành vi khác phát sinh. 
D. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.
Câu 12.Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là 
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên. 
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. 
Câu 13. Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không? 
A. Có B. Không. 
C. Tùy từng trường hợp D. Tất cả đều sai 
Câu 14. Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là 
A. Sử dụng pháp luật B. Áp dụng pháp luật 
C. Thi hành pháp luật D. Tuân thủ pháp luật 
Câu 15. Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là 
A. Là hành vi trái pháp luật 
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện 
C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi 
D. Tất cả ý trên 
Câu 16. Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại? 
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7 
Câu 17. Vi phạm hình sự là 
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. 
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. 
Câu 18. Qua kiểm tra cơ quan của anh C pháp hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã 
A. vi phạm dân sự B. vi phạm hành chính 
C. vi phạm kỉ luật D. vi phạm hình sự 
Câu 19. A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? 
A. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe. B. Cảnh cáo, phạt tiền 
C. Cảnh cáo, giam xe. D. Phạt tiền, giam xe 
Câu 20. Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường bộ 
A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay 
B. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần 
C. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt 
D. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm 
Câu 21. Chủ tịch A của một xã sẽ chịu trách nhiệm gì khi ăn hối lộ làm tổn thất quyền lợi trong cơ quan 
A. phạt vi phạm B. giáng chức 
C. bãi nhiệm, miễn nhiệm D. bãi nhiệm, miễn nhiệm, giáng chức 
Câu 22. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết : « ... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật... ». 
Nội dung trên đề cập đến 
A. Công dân bình đẳng về quyền. 
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. 
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vu. 
D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm. 
Câu 23. Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân? 
A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật. B. Nội quy của cơ quan. 
C. Điều lệ Đoàn. D. Điều lệ Đảng 
Câu 24. Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải.. hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. 
A. gánh chịu B. nộp phạt C. đền bù D. bị trừng phạt 
Câu 25. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây 
 A. Thiếu tình cảm B. Thiếu kinh tế. C. Thiếu tập trung D. Thiếu bình đẳng 
Câu 26. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là 
A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên 
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên 
C. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên 
D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi. 
Câu 27. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì: 
A. Hôn nhân B. Hòa giải C. Li hôn D. Li thân. 
Câu 28. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là: 
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. 
B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. 
C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. 
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 29. Chị B có chồng là anh A. Bạn chị H có gửi cho chị một bì thư và 2000 USD với nội dung như sau: “Mến tặng vợ chồng bạn, chúc hai bạn nhanh chóng qua khỏi thời kì khó khăn này”. 2000 USD là 
A. tài sản chung của chị H và anh Y. 
B. tài sản riêng của chị H hoặc tài sản riêng của anh Y 
C. tài sản được chia làm hai theo quy định của pháp luật 
D. Tất cả ý trên 
Câu 30. Chủ thể của hợp đồng lao động là :
A. Người lao động và đại diện người lao động. 
B. Người lao động và người sử dụng lao động. 
C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động. 
D. Tất cả phương án trên. 
Câu31. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ: 
A. Kết hôn B. Nghỉ việc không lí do 
C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi D. Có thai 
Câu 32. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào? 
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng 
B. Không trái với PL và thỏa ước lao động tập thể 
C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động 
D. Tất cả các nguyên tắc trên. 
Câu 33. Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân 
A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình. 
B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng. 
C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ". 
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 34. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn: 
A. việc làm theo sở thích của mình. 
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. 
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. 
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. 
Câu 35. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là: 
A. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. 
B. Bất cứ ai cũng có quyền mua – bán hàng hóa. 
 C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. 
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 36. Dân tộc được hiểu theo nghĩa 
A. Một bộ phận dân cư của một quốc gia B. Một dân tộc thiểu số 
C. Một dân tộc ít người D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ 
Câu 37. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng? 
A. Thắp hương trước lúc đi xa B. Yếm bùa 
C. Không ăn trứng trước khi đi thi D. Xem bói 
Câu 38. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là: 
A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng 
B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ 
C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển 
D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ 
Câu 39. Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam? 
A. Đạo cao đài. B. Đạo tin lành C. Đạo phật. D. Đạo thiên chúa 
Câu 40. “Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.” Là ý nghĩa của :
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo 
C. quyền tự do hoạt động tín ngưỡng. D. quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng 

Tài liệu đính kèm:

  • doc40_CAU_TN_HKI_GDCD12.doc