TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT ÔN THI ĐẠI HỌC 1 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 2: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ A. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển. B. bị tiêu diệt hoàn toàn. C. sinh trưởng và phát triển bình thường. D. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. D. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. Câu 4: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích. B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO). C. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí. D. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng k0 phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa? A. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới. D. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới. Câu 6: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN? A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN. B. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin. C. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin). D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử. Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ. gen Aenzim Agen B enzim B Câu 7: Cho các thông tin sau: (1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. (2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn. (3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình. (4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng. Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là: A. (2), (4). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (3), (4). Câu 8: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là A. 11180. B. 11020. C. 11220. D. 11260. Câu 9: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về A. di - nhập gen. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. thoái hoá giống. D. biến động di truyền. Câu 10: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành A. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện. B. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện. C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện. D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái. Câu 11: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng A. tần số alen A và alen a đều giảm đi. B. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên. C. tần số alen A và alen a đều không thay đổi. D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi. Câu 12: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ A. Pecmi. B. Silua. C. Cacbon (Than đá). D. Cambri. Câu 13: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. sinh khối ngày càng giảm. B. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. C. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. D. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. Câu 14: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì A. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại. B. cả hai loài đều có lợi. C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì. D. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại. Câu 15: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự A. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục. B. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ. C. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu. D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ. Câu 16: Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: A. (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (1), (4). Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Câu 18: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. B. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). C. nguồn gốc thống nhất của các loài. D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá. Câu 19: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. B. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới. B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới. C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới. D. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến. Câu 21: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 22: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (1), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (1), (4). Câu 23: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. chim chích và ếch xanh. B. rắn hổ mang. C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu. Câu 24: Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulôzơ, phương pháp không được sử dụng là A. chuyển gen bằng plasmit. B. chuyển gen bằng thực khuẩn thể. C. chuyển gen trực tiếp qua ống phấn. D. chuyển gen bằng súng bắn gen. Câu 25: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. B. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. C. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. D. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. Câu 26: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản. D. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 27: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên? A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a. B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể. C. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối. D. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới. Câu 28: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. C. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh. Câu 29: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. B. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. Câu 30: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)? A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân. B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy. D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. Câu 31: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. D. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. Câu 32: Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử? A. (1), (4). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (2). Câu 33: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (4), (5), (6). C. (1), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5). Câu 34: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm A. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau. B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau. C. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau. D. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau. Câu 35: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào? A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. B. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. C. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. D. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt. Câu 36: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. D. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Câu 37: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+ ? A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. B. Thực vật tự dưỡng. C. Vi khuẩn phản nitrat hoá. D. Động vật đa bào. Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai? A. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng. B. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại. C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau. D. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo. Câu 39: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. Câu 41: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. B. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. C. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. B. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. C. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. Câu 43: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Phương án đúng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (6). Câu 44: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào A. tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. B. áp lực của chọn lọc tự nhiên. C. tốc độ sinh sản của loài. D. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. Câu 45: Trong một hệ sinh thái, A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. B. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. Câu 46: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Na
Tài liệu đính kèm: