100 Đề - Đáp án đọc hiểu ngữ văn 11(năm học 2015 - 2016)

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 33404Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "100 Đề - Đáp án đọc hiểu ngữ văn 11(năm học 2015 - 2016)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 Đề - Đáp án đọc hiểu ngữ văn 11(năm học 2015 - 2016)
100 ĐỀ-ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 11(2015-2016)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc 100 đề đọc- hiểu, Hướng dẫn chi tiết ôn tập Ngữ văn 11, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Tài liệu (có ít phí) chuyển qua Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. Ngoài ra, người viết cũng sẽ chia sẻ về Giáo án tích hợp liên môn, Giáo án theo chủ đề, đề kiểm tra có ma trận, đáp án; tư vấn viết sáng kiến kinh nghiệm v.v.
Đề mẫu và đáp án minh hoạ bài tập đọc-hiểu:
Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Tài sắc không nơi trú ngụ
Đêm tối ngày dài dải lụa lê thê
Nàng nhướng mắt chín bậc thềm vương phủ
Mảnh trăng xa thăm thẳm chưa về
Ai khóc khi người ta cười
Rùng mình nghe phỡn phè cung điện
Ai thức khi người ta ngủ
Mắt thâm quầng nỗi nhân thế khôn nguôi
Vũ Như Tô chàng ở đâu ở đâu
Cửu Trùng Đài lồng lộng quá
ánh nắng chừng chình mái đậu
Ngơ ngác dung nhan người xa lạ
Làm sao nghệ sĩ bầu bạn với cường quyền
Làm sao cái đẹp an cư cùng hoa độc ?
Đắp xây hay phá đốt
Đều làm đau lòng nàng, tội quá Đan Thiềm ôi !
Thôi trời đất hãy chứng cho lòng dân
Người xây điện cũng chính người đốt điện
Ngọn lửa này xin là lời nguyện
Soi lương tri máu đỏ lối nhân quần
	( Đan Thiềm- Nhà thơ Hồng Nhu)
1/ Nhà thơ Hồng Nhu tâm sự với nhân vật nào trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng? Nhà thơ xưng hô với nhân vật đó bằng từ gì?
2/ Xác định từ láy trong văn bản trên? Từ láy nào có ý nghĩa lên án thói ăn chơi sa đoạ của vua Lê Tương Dực?
3/ Nêu ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài ?
4/ Từ văn bản, viết đoạn văn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về biểu tượng Ngọn lửa trong văn bản ?
Trả lời:
1/ Nhà thơ Hồng Nhu tâm sự với nhân vật Đàn Thiềm. Nhà thơ xưng hô với nhân vật đó bằng từ Nàng.
2/ Từ láy trong văn bản: lê thê ; thăm thẳm; phỡn phè; lồng lộng; chừng chình;ngơ ngác ; bầu bạn.
Từ láy phỡn phè có ý nghĩa lên án thói ăn chơi sa đoạ của vua Lê Tương Dực.
3/ Ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài: 
- Với Vũ Như Tô và Đan Thiềm: Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc trong mơ ước, là giấc mơ sáng tạo lớn lao, cao cả, đẹp đẽ của người nghệ sĩ . Cửu Trùng Đài là biểu tượng của cái đẹp siêu đẳng mà người nghệ sỹ muốn thi thố tài năng cùng trời đất. 
- Với nhà vua và triều đình: Cửu Trùng Đài là biểu tượng cho quyền lực và sự xa hoa, thối nát vô độ của nhà vua và giai cấp thống trị đương thời. 
- Với quần chúng nhân dân: Cửu Trùng Đài là món nợ xương máu không thể tính đếm của người lao động. Đó là biểu tượng của lòng hờn căm chất chồng của nhân dân với giai cấp thống trị đương thời. 
- Với chính nó: Cửu Trùng Đài trong giấc mộng của người nghệ sĩ sáng tạo Vũ Như Tô muốn xây một công trình nghệ thuật “bền vững như trăng sao”, trường tồn, bất diệt để tô điểm cho non sông, đất nước. Nghĩa là nó là cái đẹp gắn với cái thiện nhưng trên thực tế, sự tồn tại của nó ngắn ngủi như một giấc mơ đẫm máu và nước mắt của người nghệ sĩ sáng tạo và của quần chúng lao động. 
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) suy nghĩ về biểu tượng Ngọn lửa trong văn bản
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ; 
- Nội dung: hiểu được tính đa nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong 2 câu thơ cuối. Đó là ngọn lửa đã thiêu rụi Cửu Trùng Đài, đẩy nghệ sĩ Vũ Như Tô vào bi kịch. Đó cũng chính là ngọn lửa toả sáng soi đường cho hậu thế, nhận ra bi kịch của người nghệ sĩ, đồng thời gửi gắm bức thông điệp về trách nhiệm, lương tâm của người nghệ sĩ chân chính: nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời, phải gắn liền với quyền lợi của nhân dân. Nếu không, người nghệ sĩ sẽ trả giá bằng máu đỏ đớn đau. 
......................................
Đề 100:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :
Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng :
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả ;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nổi mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông
	 (Huy Cận, Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1994)
 1/ Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề gì liên quan đến bài thơ Tràng giang của Huy Cận?
 2/ Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản?Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó ?
 3/ Giải thích từ tràng giang trong đoạn thơ ? 
  4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Trả lời :
1/ Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến bài thơ Tràng giang của Huy Cận : 
-Người đọc hiểu Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ , đồng thời dòng sông trong bài thơ cũng là những dòng sông khác của quê hương;
	- Người đọc hiểu được tâm trạng của thi sĩ Huy Cận cũng là tâm trạng của thi sĩ thơ Mới trong hoàn cảnh đất nước nô lệ.
 2/ Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản :
nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. 
nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng 
Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. 
Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh : Hiện thực hoá nỗi buồn bằng những hình ảnh cụ thể, qua đó người đọc hiểu được tâm trạng của thi nhân.
 3/ Giải thích từ tràng giang trong đoạn thơ : từ Tràng giang gợi hình ảnh con sông rộng do âm điệu vang xa của việc láy vần ang.
   4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
-Nội dung: Thí sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung của câu thơ. Về hình thức, câu thơ sử dụng phép đảo từ, đưa từ củi lên đầu câu thơ để nhấn mạnh hình ảnh. Sự phối hợp các từ củi, khô, lạc tạo nên hình ảnh gần gũi, đậm chất dân tộc và gợi tâm trạng. Về nội dung, câu thơ gợi hình ảnh cành củi khô nhỏ nhoi, vô nghĩa, cô đơn trôi bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sông nước dễ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định.
.........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docChia_se_100_de_doc_hieu_Dap_an_Van_11.doc