100 câu hỏi ôn tập Vật lý 6

doc 11 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 5241Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "100 câu hỏi ôn tập Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 câu hỏi ôn tập Vật lý 6
100 CÂU HỎI ÔN TẬP VẬT LÝ 6
Câu 1: 
Trong các câu lập luận sau đây, câu lập luận nào là đúng?
	A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực tác dụng này bị cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.
	B. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.
	C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút. Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu.
	D. Mặt Trăng luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút chỉ có tác dụng làm Mặt Trăng bay tròn quanh Trái Đất. Con tàu vũ trụ cũng ở tình trạng như Mặt Trăng, không còn tên lửa đẩy nữa. Lực hút của Trái Đất lên con tàu chỉ làm cho nó quay tròn quanh Trái Đất.
Câu 2: 
Để đo khối lượng riêng của một viên bi (không thấm nước), ta cần dùng những dụng cụ gì trong các dụng cụ sau? Hãy chọn câu trả lời đúng.
	A. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.
	B. Chỉ cần dùng một cái cân.
	C. Chỉ cần dùng một cái lực kế.
	D. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
Câu 3: 
Khi dùng những chiếc cân khác nhau để cân một số vật, người ta đưa ra những kết quả chính xác sau: Kết quả nào ứng với loại cân có ĐCNN là 0,1g ?
A. 128mg.
B. 1 600,1g.
C. 1 300g.
D. 2,5kg.
Câu 4: 
Trong điều kiện nào thì khi tăng nhiệt độ, nước sẽ co lại chứ không nở ra?
A. Nhiệt độ của nước từ 00C đến 40C.
B. Nhiệt độ của nước là 1000C.
C. Nhiệt độ của nước trên 40C.
D. Nhiệt độ của nước dưới 00C.
Câu 5: 
Để đo khối lượng của một rổ cam, nên dùng loại cân nào trong các cân sau? Chọn câu trả lời phù hợp nhất.
A. Cân bàn.
B. Cân y tế.
C. Cân tiểu li.
D. Cân đồng hồ.
Câu 6: 
Khi kéo một vật di chuyển đều từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng, cần phải dùng một lực F có độ lớn như thế nào ? (coi sức cản của không khí là không đáng kể). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
	A. Lực F lớn hơn trọng lượng của vật.
	B. Lực F có thể lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật.
	C. Lực F nhỏ hơn trọng lượng của vật.
	D. Lực F bằng trọng lượng của vật.
Câu 7: 
Khi sử dụng thước để đo, điều nào sau đây không nhất thiết phải quan tâm đến?
	A. Kích thước của chiếc thước.
	B. Giới hạn đo của thước.
	C. Độ chia nhỏ nhất của thước.
	D. Thước đo có phù hợp với vật cần đo chiều dài hay không?
Câu 8: 
Tại sao khi làm đường ô tô qua đèo người ta thường làm đường ngoằn ngoèo rất dài mà không làm đường thẳng từ chân núi lên đỉnh núi? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
	A. Làm đường ngoằn ngoèo để giảm độ nghiêng.
	B. Làm đường ngoằn ngoèo để giảm độ cao.
	C. Làm đường ngoằn ngoèo đẹp hơn.
	D. Làm đường ngoằn ngoèo để tăng ma sát.
Câu 9: 
Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
	A. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên độ cao.
	B. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên độ cao.
	C. Vừa giảm độ cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
	D. Giảm chiều cao của mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên chiều dài.
Câu 10: 
Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
	A. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích của chất lỏng cũng thay đổi theo.
	B. Các chất lỏng khi nung nóng đều nở ra.
	C. Một chất lỏng đều dãn nở vì nhiệt như nhau.
	D. Khi nhiệt độ thay đổi, khối lượng của chất lỏng không thay đổi.
Câu 11: 
Khối lượng riêng của một chất lỏng sẽ thay đổi như thế nào khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
	A. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
	B. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
	C. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.
	D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Câu 12: 
Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi độ lớn của lực?
A. Mặt phẳng nghiêng.
B. Ròng rọc cố định.
C. Đòn bẩy.
D. Ròng rọc động.
Câu 13: 
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chuyển động không có sự biến đổi?
	A. Một đoàn tàu đang chuyển động chậm dần vào ga.
	B. Đầu kim đồng hồ đang chuyển động đều trên một đường tròn.
	C. Một viên bi đang lăn xuống dốc nghiêng.
	D. Một vật đang chuyển động thẳng đều.
Câu 14: 
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào của lực gây ra sự biến đổi của chuyển động?
	A. Dùng tay bóp méo quả bóng bàn.
	B. Kéo một chiếc lò xo làm cho nó dãn ra.
	C. Người lái xe ôtô đạp phanh để xe chuyển động chậm lại.
	D. Kéo một ôtô đồ chơi chuyển động thẳng đều trên mặt đất.
Câu 15: 
Dùng lực kế có thể đo trực tiếp đại lượng nào sau đây?
A. Trọng lượng của một quả cân.
B. Khối lượng của một quả cam.
C. Thể tích của một chậu nước.
D. Chiều dài của một cái bàn.
Câu 16: 
Khi thả một vật nặng từ trên cao xuống, vật sẽ không rơi theo phương nào trong các phương sau đây:
	A. Phương song song với dây dọi.
	B. Phương thẳng đứng.
	C. Phương vuông góc với dây dọi.
	D. Phương vuông góc với phương nằm ngang.
Câu 17: 
Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào được đo bằng cân?
A. Trọng lượng riêng.
B. Trọng lượng .
C. Khối lượng.
D. Khối lượng riêng.
Câu 18: 
Người ta muốn đưa một chiếc máy nổ từ mặt đất lên sàn xe ôtô, cách làm nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Dùng ròng rọc cố định.
B. Dùng đòn bẩy.
C. Dùng ròng rọc động.
D. Dùng mặt phẳng nghiêng.
Câu 19: 
Điều nào sau đây là đúng khi nói về phương và chiều của lực đàn hồi xuất hiện khi một lò xo đặt thẳng đứng bị biến dạng?
	A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
	B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên
	C. Phương thẳng đứng, chiều ngược với chiều biến dạng.
	D. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
Câu 20: 
Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về khối lượng riêng?
	A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó.
	B. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét chất đó.
	C. Khối lượng riêng của một chất là trọng lượng chứa trong một mét khối chất đó
	D. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng chứa trong một mét vuông chất đó.
Câu 21: 
Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN là 1cmchứa 45cmnước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 60cm. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?
A. V = 105cm
B. V= 45cm
C. V= 15cm
D. V4 = 60cm
Câu 22: 
Để đo chiều dài một cái bàn (khoảng 2m) có thể dùng thước nào sau đây là phù hợp nhất?
	A. Thước cuộn có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1mm.
	B. Thước mét có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
	C. Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
	D. Thước dây có GHĐ 3m và ĐCNN 1mm.
Câu 23: 
Thả một quả bóng nảy trên nền đất cứng, lực mà mặt đất tác dụng lên quả bóng có thể gây ra hiện tượng gì đối với quả bóng? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
	A. Quả bóng vừa bị biến dạng vừa biến đổi chuyển động.
	B. Quả bóng không bị biến dạng cũng không thay đổi chuyển động.
	C. Quả bóng chỉ bị biến dạng.
	D. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
Câu 24: 
Vào sáng sớm ta thường thấy những giọt nước đọng trên lá cây (gọi là sương). Hiện tượng tạo thành sương liên quan đến kiến thức nào sau đây:
A. Sự nóng chảy.
B. Sự đông đặc.
C. Sư ngưng tụ.
D. Sự bay hơi.
Câu 25: 
Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
	A. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
	B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
	C. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
	D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Câu 26: 
Khi nung nóng một vật rắn, điều nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng riêng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật tăng.
C. Khối lượng riêng của vật giảm.
D. Khối lượng của vật giảm.
Câu 27: 
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào dùng cho trọng lực?
A. Mét khối (m)
B. Niutơn (N).
C. Mét (m).
D. Kilôgam(kg).
Câu 28: 
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có ứng dụng nguyên tắc của đòn bẩy?
A. Bánh xe ô tô quay quanh trục của nó.
B. Bơm xe đạp.
C. Vặn ốc bằng cờ lê.
D. Dùng búa đóng đinh.
Câu 29: 
Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A. V= 36 cm.
B. V= 36,51 cm.
C. V= 36,342 cm.
D. V= 36,5cm.
Câu 30: 
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là kết quả tác dụng của trọng lực?
	A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn.
	B. Treo một quả cân vào một lò xo làm cho lò xo bị dãn ra.
	C. Nam châm hút được cái đinh sắt.
	D. Một vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 31: 
Khi quá trình đông đặc xảy ra, điều nào sau đây là sai?
A. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Thể tích của vật có thể thay đổi.
C. Nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Khối lượng của vật giảm dần.
Câu 32: 
Trong các lực xuất hiện sau đây, lực nào không phải là lực đàn hồi?
	A. Lực xuất hiện khi chiếc thước nhựa bị uốn cong.
	B. Lực làm cho quả bóng bàn nổi trên mặt nước.
	C. Lực của dây cung làm cho mũi tên bay ra xa.
	D. Lực xuất hiện khi quả bóng đá đập vào tường.
Câu 33: 
Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào có thể dùng để đo độ dài?
A. Một ca đựng nước có các vạch chia độ.
B. Một sợi dây.
C. Một thanh gỗ thẳng và dài.
D. Một chiếc thước mét.
Câu 34: 
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có lực đẩy?
	A. Lực giữa hai ngón tay người cầm phấn không cho phấn rơi xuống đất.
	B. Lực của đầu tàu làm cho các toa tàu phía sau chuyển động.
	C. Lực của vận động viên thực hiện khi ném tạ.
	D. Lực do nam châm tác dụng lên một quả cân bằng sắt.
Câu 35: 
Khi xây những bức tường thẳng đứng, người thợ xây thường dùng dây dọi để kiểm tra. Họ kiểm tra điều gì? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
	A. Kiểm tra số gạch đã sử dụng 
	B. Kiểm tra độ cao của bức tường.
	C. Kiểm tra xem bức tường có thẳng đứng hay không.
	D. Kiểm tra xem tường xây có chắc không.
Câu 36: 
Khi làm sàn nhà bằng ván, vì sao những miếng ván nằm sát tường người ta thường không đóng đinh và để hở cách mép tường một chút? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
	A. Vì rất khó đóng đinh.
	B. Vì nếu đóng đinh, do hiện tượng nở vì nhiệt mà khi trời nắng nóng, ván nở ra sẽ tác dụng lên tường những lực rất lớn có thể làm nứt tường.
	C. Vì không có loại đinh dài để đóng được những tấm ván dày.
	D. Vì người ta cần phải lấy những tấm ván này ra một cách thường xuyên.
Câu 37: 
Xoa một ít cồn vào lòng bàn tay, để tay ra gió ta có cảm giác bàn tay mát lạnh. Lí do nào sau đây là đúng với hiện tượng trên?
	A. Do sự thay đổi nhiệt độ không khí bên ngoài.
	B. Do hiện tượng nở vì nhiệt của không khí.
	C. Do hiện tượng bay hơi.
	D. Do sự ngưng tụ của cồn.
Câu 38: 
Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự ngưng tụ?
	A. Có sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
	B. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
	C. Có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
	D. Xảy ra khi nhiệt độ đạt đến một giá trị xác định.
Câu 39: 
Khi một quả bóng rơi từ trên cao xuống mặt đất thì hiện tượng gì xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
	A. Quả bóng bị biến dạng đồng thời biến đổi chuyển động.
	B. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
	C. Không có hiện tượng gì xảy ra.
	D. Quả bóng chỉ bị biến dạng.
Câu 40: 
Nước đá có nhiệt độ nóng chảy là 00C, nhiệt độ sôi là 1000C. Hỏi ở 450C thì nước tồn tại ở trạng thái nào?
A. Cả trạng thái rắn và trạng thái lỏng.
B. Trạng thái lỏng.
C. Trạng thái rắn.
D. Trạng thái hơi.
Câu 41: 
Để đo thể tích của một hòn đá không lớn lắm, hình dạng bất kì có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Một chiếc bình tràn.
B. Một chiếc bát.
C. Một chiếc bình chia độ.
D. Một chiếc bình đựng nước
Câu 42: 
Trong phòng thí nghiệm, người ta đun hai cốc giống nhau chứa những lượng chất lỏng như nhau. Thấy thời gian cần thiết để đun sôi chúng là khác nhau (trong cùng điều kiện đun). Đại lượng nào sau đây quyết định sự khác nhau đó? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
	A. Nhiệt độ sôi.
	B. Nhiệt độ nóng chảy.
	C. Khối lượng riêng.
	D. Lượng nhiệt cần cung cấp để hóa hơi của các chất lỏng.
Câu 43: 
Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
	A. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
	B. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
	C. Không nhìn thấy được.
	D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
Câu 44: 
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa độ biến dạng của lò xo và lực đàn hồi (trong điều kiện lò xo không bị “mỏi”)?
	A. Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
	B. Độ biến dạng và lực đàn hồi không liên quan với nhau.
	C. Khi độ biến dạng tăng hay giảm thì giá trị của lực đàn hồi không thay đổi.
	D. Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 45: 
Trong điều kiện nào thì nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Nước trong cốc càng nóng.
B. Nước trong cốc càng nhiều.
C. Nước trong cốc càng lạnh.
D. Nước trong cốc càng ít.
Câu 46: 
Vì sao khi mang một vật có khối lượng 20kg ta có cảm giác nặng hơn so với khi mang vật có khối lượng 15kg? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
	A. Vì do có trọng lượng lớn hơn nên vật có khối lượng 20kg sẽ đè lên vai mạnh hơn nên ta có cảm giác nặng hơn.
	B. Vì khi mang vật có khối lượng 20kg ta bị trái đất hút mạnh hơn.
	C. Vì vật có khối lượng 20kg có lượng chất nhiều hơn.
	D. Vì vật có khối lượng 20kg có thể tích lớn hơn.
Câu 47: 
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị đo độ dài?
A. Mét (m).
B. Kilogam (kg).
C. Kilomet (km).
D. Milimet (mm).
Câu 48: 
Trong các chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm-Sắt-Đồng.
B. Sắt-Nhôm-Đồng.
C. Đồng-Nhôm-Sắt.
D. Nhôm-Đồng-Sắt.
Câu 49: 
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị đo khối lượng?
A. Xentimet (cm)
B. Tấn (t)
C. Miligam (mg)
D. Kilogam (kg)
Câu 50: 
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của chất lỏng vào các đại lượng vật lí khác?
	A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc khối lượng của chất lỏng cần đun.
	B. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc nhiệt độ trong phòng (nơi đang đun chất lỏng đó).
	C. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
	D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc thể tích cần đun sôi.
Câu 51: 
Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Lực hút.
B. Lực kéo.
C. Lực đẩy.
D. Lực ép.
Câu 52: 
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thể tích?
A. Mét vuông (m).
B. Kilogam (kg).
C. Mét (m).
D. Mét khối (m).
Câu 53: 
Người ta dùng một bình chia độ ban đầu chứa 48 cmnước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 64 cm. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng với thể tích của hòn đá?
A. V= 112 cm.
B. V= 64 cm.
C. V= 48 cm.
D. V= 16 cm.
Câu 54: 
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Thả một cục nước đá vào một cốc nước.
B. Một ngọn nến đang cháy.
C. Đúc một cái tượng bằng bạc.
D. Đốt một tờ giấy.
Câu 55: 
Một người sử dụng bình tràn để đo thể tích một vật rắn không thấm nước. Thể tích bình tràn là 80 cm, thể tích nước tràn ra khi thả vật vào bình tràn là 22cm, thể tích nước còn lại sau khi lấy vật ra khỏi bình tràn là 58 cm. Hỏi vật có thể tích là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. 58 cm.
B. 80 cm.
C. 22 cm.
D. 108 cm.
Câu 56: 
Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt?
	A. Lực kế.
	B. Bình chia độ dùng để đo thể tích chất lỏng.
	C. Thước đo độ dài.
	D. Nhiệt kế.
Câu 57: 
Trong các loại máy sau đây, máy nào được xem là máy cơ đơn giản?
A. Hệ palăng (hệ thống các ròng rọc).
B. Máy khoan.
C. Máy xay sinh tố.
D. Máy phát điện.
Câu 58: 
Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì khối lượng riêng của lượng chất ấy tăng. Câu giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?
	A. Vì khối lượng chất lỏng tăng còn thể tích chất lỏng không đổi.
	B. Vì thể tích chất lỏng giảm.
	C. Vì khối lượng chất lỏng tăng.
	D. Vì thể tích chất lỏng giảm còn khối lượng chất lỏng không thay đổi.
Câu 59: 
Có ba vật giống hệt nhau về hình dạng và kích thước, chúng được làm bằng sắt, chì và nhôm. Cách sắp xếp khối lượng của các vật theo thứ tự giảm dần nào sau đây là đúng?
A. msắt > mnhôm > mchì.
B. mchì > msắt > mnhôm.
C. mchì > mnhôm > msắt .
D. msắt > mchì > mnhôm.
Câu 60: 
Quan sát một viên phấn rơi từ trên cao xuống, có các ý kiến khác nhau sau đây: (theo em, ý kiến nào là chính xác nhất)
	A. Trái Đất và viên phấn hút lẫn nhau.
	B. Viên phấn đã hút Trái Đất.
	C. Trái Đất đã hút viên phấn.
	D. Chỉ có Trái Đất hút viên phấn, còn viên phấn không hút nổi Trái Đất.
Câu 61: 
Các chất lỏng sau: Nước, rượu, thủy ngân và đồng. Nếu sắp xếp các chất theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần thì cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. Rượu - thủy ngân - nước - đồng.
B. Đồng - thủy ngân - nước - rượu.
C. Nước - rượu - thủy ngân - đồng.
D. Nước - thủy ngân - rượu – đồng.
Câu 62: 
Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 1 cm để đo chiều dài của một cuốn sách. Trong các cách ghi kết quả sau đây, cách ghi nào là chính xác nhất?
A. 2,05dm.
B. 205mm.
C. 0,205m.
D. 20,5cm.
Câu 63: 
Trong các phương pháp đo độ dài sau đây, phương pháp nào là đúng nhất?
	A. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo sao cho một đầu của vật ngang với vạch số 0, đặt mắt nhìn để đọc kết quả theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu kia của vật.
	B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo sao cho một đầu của vật ngang với vạch số 0, đặt mắt nhìn để đọc kết quả tại đầu kia của vật.
	C. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo sao cho một đầu của vật ngang với vạch số 0, đặt mắt nhìn để đọc kết quả theo hướng song song với cạnh thước tại đầu kia của vật.
	D. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo sao cho một đầu của vật ngang với vạch số 1, đặt mắt nhìn để đọc kết quả tại đầu kia của vật.
Câu 64: 
Khi đun nước trong một bình thủy tinh, điều nào sau đây là sai?
	A. Khi nhiệt độ càng tăng (dưới 1000C) nước bốc hơi càng nhanh.
	B. Khi nước đang sôi, có hiện tượng hóa hơi trong lòng chất lỏng và trên mặt thoáng của chất lỏng.
	C. Trong quá trình nước sôi, nhiệt độ có tăng thêm khoảng 30C nữa.
	D. Nhiệt độ đạt 1000C thì nước sôi.
Câu 65: 
Để cân khối lượng của một túi cam (chừng 7 quả) ta có thể dùng loại cân có GHĐ và ĐCNN nào sau đây là thích hợp nhất?
A. GHĐ là 50kg, ĐCNN là 50g.
B. GHĐ là 5kg, ĐCNN là 20g.
C. GHĐ là 20kg, ĐCNN là 20g.
D. GHĐ là 1kg, ĐCNN là 10g.
Câu 66: 
Trong quá trình sôi của chất lỏng, điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ của chất lỏng?
	A. Nhiệt độ không thay đổi.
	B. Nhiệt độ luôn giảm.
	C. Nhiệt độ luôn tăng.
	D. Nhiệt độ lúc tăng, lúc giảm, thay đổi liên tục.
Câu 67: 
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về kết quả tác dụng của lực?
	A. Làm cho vật bị biến dạng.
	B. Làm cho vật vừa thay đổi chuyển động vừa bị biến dạng.
	C. Làm cho vật thay đổi chuyển động.
	D. Làm cho vật chuyển động.
Câu 68: 
Khi người ta chèo thuyền bằng mái chèo, điều nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của điểm tựa của mái chèo (trong nguyên tắc đòn bẩy)?
A. Chỗ buộc mái chèo vào mạn thuyền.
B. Chỗ tay người cầm mái chèo.
C. Điểm chính giữa của mái chèo.
D. Chỗ mái chèo chạm mặt nước.
Câu 69: 
Sự sắp xếp các chất dãn nở vì nhiệt theo thứ tự từ nhiều nhất đến ít nhất nào sau đây là đúng?
A. Rắn - Khí - Lỏng.
B. Khí - Lỏng - Rắn.
C. Lỏng - Khí - Rắn.
D. Khí - Rắn - Lỏng.
Câu 70: 
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự thay đổi của trọng lượng và khối lượng của nhà du hành vũ trụ?
	A. Trọng lượng giảm, khối lượng không đổi.
	B. Trọng lượng và khối lượng đều tăng.
	C. Trọn

Tài liệu đính kèm:

  • doc100_cau_hoi_vat_ly_6.doc