100 bài tập Turbo Pascal lớp 8

doc 71 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2394Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "100 bài tập Turbo Pascal lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 bài tập Turbo Pascal lớp 8
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUẾ SƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*** a õ b **
(Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học 
dành cho học sinh THCS)
Quế Sơn, tháng 11 năm 2010
GIỚI THIỆU TÓM TẮT TẬP TÀI LIỆU
1. Sự cần thiết:
	Các trường THCS đang có xu hướng dạy môn tự chọn tin học thay cho chủ đề tự chọn khi mà cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học môn học này được trang bị ngày càng tốt hơn. Rất nhiều học sinh, phụ huynh học sinh, lãnh đạo các trường muốn bản thân, con mình, học sinh mình tham gia các kỳ thi học sinh giỏi môn tin học (Kỳ thi tin học trẻ, Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9...) bởi tính mới mẻ, hấp dẫn, thiết thực của bộ môn. Lần đầu tiên bộ môn tin học được đưa vào dạy học tại các trường THCS nên tài liệu bồi dưỡng cho học sinh giỏi dành cho học sinh THCS hầu như chưa có. Đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng tại các trường, tập tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học cấp THCS với tên gọi 100 bài tập Turbo Pascal được bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT Quế Sơn biên soạn.
2. Nội dung:
 	Tập tài liệu được biên soạn theo định hướng 10 x 10. Nội dung bồi dưỡng được chia làm 10 chương. Mỗi chương gồm tóm tắt lý thuyết và 10 bài tập xoay quanh nội dung của chương. Mỗi bài tập được trình bày theo cấu trúc:
a. Đề bài.
b. Hướng dẫn, thuật toán.
c. Mã chương trình.
d. Nhận xét: Nhấn mạnh nội dung mới, quan trọng cần nắm sau khi thực hiện bài tập, giải quyết bài toán theo thuật toán khác, điểm được và chưa được của thuật toán ...
Nội dung các bài tập ở các chương đã được lựa chọn theo hướng kế thừa, tăng dần độ khó. Nhiều bài toán cần giải quyết trong thực tế được đưa vào các bài tập nhằm tăng hướng thú học tập ....
Hầu hết các bài tập có độ khó vừa phải, phù hợp với nội dung bồi dưỡng ở cấp trường. Nội dung liên quan với môn toán và các môn khác từ lớp 8 trở xuống. Nội dung bồi dưỡng được chia thành 10 chương như sau:
Lớp 8:
I. Làm quen với chương trình Pascal – Khai báo, sử dụng biến – Các thủ tục vào ra.
II. Cấu trúc lựa chọn: if  then  else
Case ... of ...
III. Cấu trúc lặp với số lần lặp đã biết: For  to  do
IV. Cấu trúc lặp với số lần lặp chưa biết.
V. Dữ liệu kiểu mảng (một chiều).
VI. Chương trình con.
VII. Chuyên đề: Tính chia hết- Số nguyên tố.
VIII. Chuyên đề dãy con.
IX. Chuyên đề chữ số - hệ cơ số.
X. Chuyên đề đa thức.
3. Đề nghị:
	Chắc chắn tập tài liệu cần hiệu chỉnh, bổ sung để có thể đưa vào sử dụng. Rất mong Hội đồng thẩm định cho y kiến cụ thể về:
- Những hiệu chỉnh về cấu trúc của tập tài liệu.
- Những nội dung cần bổ sung thêm, những nội dung cần giảm bớt cho phù hợp với thực tế bồi dưỡng tại các đơn vị trường.
- Đề xuất các bài tập hay hơn để thay thế cho các bài tập đã có ở tập tài liệu. Các bài tập mà tập tài liệu còn thiếu.
CHƯƠNG I
CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN
KHAI BÁO HẰNG, BIẾN, KIỂU, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH
A. LÝ THUYẾT:
I. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN
1. Kiểu logic
	- Từ khóa: BOOLEAN
	- miền giá trị: (TRUE, FALSE). 
	- Các phép toán: phép so sánh (=, ) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.
	Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE < TRUE.
	Giả sử A và B là hai giá trị kiểu Boolean. Kết quả của các phép toán được thể hiện qua bảng dưới đây:
A
B
A AND B
A OR B
A XOR B
NOT A
TRUE
TRUE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
FALSE
FALSE
FALSE
TRUE
2. Kiểu số nguyên
2.1. Các kiểu số nguyên
Tên kiểu
Phạm vi
Dung lượng
Shortint
-128 ® 127
1 byte
Byte
0 ® 255
1 byte
Integer
-32768 ® 32767
2 byte
Word
0 ® 65535
2 byte
LongInt
-2147483648 ® 2147483647
4 byte
2.2. Các phép toán trên kiểu số nguyên
2.2.1. Các phép toán số học: 
	+, -, *, / (phép chia cho ra kết quả là số thực).
	Phép chia lấy phần nguyên: DIV (Ví dụ : 34 DIV 5 = 6).
	Phép chia lấy số dư: MOD (Ví dụ: 34 MOD 5 = 4).
3. Kiểu số thực
3.1. Các kiểu số thực:
Tên kiểu
Phạm vi
Dung lượng
Single
1.5´10-45 ® 3.4´10+38
4 byte
Real
2.9´10-39 ® 1.7´10+38
6 byte
Double
5.0´10-324 ® 1.7´10+308
8 byte
Extended
3.4´10-4932 ® 1.1´10+4932
10 byte
Chú ý: Các kiểu số thực Single, Double và Extended yêu cầu phải sử dụng chung với bộ đồng xử lý số hoặc phải biên dich chương trình với chỉ thị {$N+} để liên kết bộ giả lập số.
3.2. Các phép toán trên kiểu số thực: 	+, -, *, /
Chú ý: Trên kiểu số thực không tồn tại các phép toán DIV và MOD.
3.3. Các hàm số học sử dụng cho kiểu số nguyên và số thực:
	SQR(x):	Trả về x2
	SQRT(x):	Trả về căn bậc hai của x (x³0)
	ABS(x):	Trả về |x|
	SIN(x):	Trả về sin(x) theo radian
	COS(x):	Trả về cos(x) theo radian
	ARCTAN(x):	Trả về arctang(x) theo radian
	TRUNC(x):	Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x.
	INT(x):	Trả về phần nguyên của x
	FRAC(x):	Trả về phần thập phân của x
	ROUND(x):	Làm tròn số nguyên x
	PRED(n):	Trả về giá trị đứng trước n
	SUCC(n):	Trả về giá trị đứng sau n
	ODD(n): 	Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ.
	INC(n):	Tăng n thêm 1 đơn vị (n:=n+1).
	DEC(n):	Giảm n đi 1 đơn vị (n:=n-1).
4. Kiểu ký tự
	- Từ khoá: CHAR. 
	- Kích thước: 1 byte. 
	- Để biểu diễn một ký tự, ta có thể sử dụng một trong số các cách sau đây:
Đặt ký tự trong cặp dấu nháy đơn. Ví dụ 'A', '0'.
Dùng hàm CHR(n) (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ CHR(65) biễu diễn ký tự 'A'.
Dùng ký hiệu #n (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ #65.
	- Các phép toán: =, >, >=, . 
* Các hàm trên kiểu ký tự:
- UPCASE(ch): Trả về ký tự in hoa tương ứng với ký tự ch. Ví dụ: UPCASE('a') = 'A'.
- ORD(ch): Trả về số thứ tự trong bảng mã ASCII của ký tự ch. Ví dụ ORD('A')=65.
- CHR(n): Trả về ký tự tương ứng trong bảng mã ASCII có số thứ tự là n. Ví dụ: CHR(65)='A'.
- PRED(ch): cho ký tự đứng trước ký tự ch. Ví dụ: PRED('B')='A'.
- SUCC(ch): cho ký tự đứng sau ký tự ch. Ví dụ: SUCC('A')='B'.
II. KHAI BÁO HẰNG
- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt chương trình. 
- Cú pháp:
	CONST	 = ;
III. KHAI BÁO BIẾN
- Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. 
- Cú pháp:
	VAR [,,...] : ;
Ví dụ:
	VAR	x, y: Real; {Khai báo hai biến x, y có kiểu là Real}
	a, b: Integer; {Khai báo hai biến a, b có kiểu integer}
Chú ý: Ta có thể vừa khai báo biến, vừa gán giá trị khởi đầu cho biến bằng cách sử dụng cú pháp như sau:
	CONST	: = ;
Ví dụ:
	CONST	x:integer = 5;
Với khai báo biến x như trên, trong chương trình giá trị của biến x có thể thay đổi. (Điều này không đúng nếu chúng ta khai báo x là hằng).
IV. BIỂU THỨC
	Biểu thức (expression) là công thức tính toán mà trong đó bao gồm các phép toán, các hằng, các biến, các hàm và các dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: 	(x +y)/(5-2*x)	biểu thức số học
	(x+4)*2 = (8+y)	biểu thức logic
	Trong một biểu thức, thứ tự ưu tiên của các phép toán được liệt kê theo thứ tự sau:
Lời gọi hàm.
Dấu ngoặc ()
Phép toán một ngôi (NOT, -).
Phép toán *, /, DIV, MOD, AND.
Phép toán +, -, OR, XOR
Phép toán so sánh =, , =, , IN
V. CÂU LỆNH
6.1. Câu lệnh đơn giản
- Câu lệnh gán (:=): :=;
- Các lệnh xuất nhập dữ liệu: READ/READLN, WRITE/WRITELN.
- Lời gọi hàm, thủ tục.
6.2. Câu lệnh có cấu trúc
- Câu lệnh ghép: BEGIN ... END;
- Các cấu trúc điều khiển: IF.., CASE..., FOR..., REPEAT..., WHILE...
6.3. Các lệnh xuất nhập dữ liệu
6.3.1. Lệnh xuất dữ liệu
	Để xuất dữ liệu ra màn hình, ta sử dụng ba dạng sau:
	(1)	WRITE( [, ,...]);
	(2)	WRITELN( [, ,...]);
	(3)	WRITELN;
	Các thủ tục trên có chức năng như sau:
Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ không xuống dòng.
Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.
Xuống dòng.
	Các tham số có thể là các hằng, biến, biểu thức. Nếu có nhiều tham số trong câu lệnh thì các tham số phải được phân cách nhau bởi dấu phẩy.
	Khi sử dụng lệnh WRITE/WRITELN, ta có hai cách viết: không qui cách và có qui cách:
- Viết không qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên trái. Nếu dữ liệu là số thực thì sẽ được in ra dưới dạng biểu diễn khoa học.
Ví dụ:
 	WRITELN(x); WRITE(sin(3*x));
- Viết có qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên phải.
Ví dụ:
	WRITELN(x:5); WRITE(sin(13*x):5:2);
Câu lệnh
Kết quả trên màn hình
Writeln('Hello');
Writeln('Hello':10);
Writeln(500);
Writeln(500:5);
Writeln(123.457)
Writeln(123.45:8:2)
Hello
 Hello
500
 500
1.2345700000E+02
 123.46
6.3.2. Nhập dữ liệu
	Để nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến có kiểu dữ liệu chuẩn (trừ các biến kiểu BOOLEAN), ta sử dụng cú pháp sau đây:
	READLN( [,,...,]);
Chú ý: Khi gặp câu lệnh READLN; (không có tham số), chương trình sẽ dừng lại chờ người sử dụng nhấn phím ENTER mới chạy tiếp.
6.4. Các hàm và thủ tục thường dùng trong nhập xuất dữ liệu
Hàm KEYPRESSED: Hàm trả về giá trị TRUE nếu như có một phím bất kỳ được nhấn, nếu không hàm cho giá trị là FALSE.
Hàm READKEY: Hàm có chức năng đọc một ký tự từ bộ đệm bàn phím.
Thủ tục GOTOXY(X,Y:Integer): Di chuyển con trỏ đến cột X dòng Y.
Thủ tục CLRSCR: Xoá màn hình và đưa con trỏ về góc trên bên trái màn hình.
Thủ tục CLREOL: Xóa các ký tự từ vị trí con trỏ đến hết dòng.
Thủ tục DELLINE: Xoá dòng tại vị trí con trỏ và dồn các dòng ở phía dưới lên.
Thủ tục TEXTCOLOR(color:Byte): Thiết lập màu cho các ký tự. Trong đó color Î [0,15].
Thủ tục TEXTBACKGROUND(color:Byte): Thiết lập màu nền cho màn hình.
B. BÀI TẬP:
Bài tập 1.1:
	Viết chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài hai cạnh là a, b (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập hai cạnh vào hai biến a, b.
- Chu vi hình chữ nhật bằng 2*(a+b); Diện tích hình chữ nhật bằng a*b.
b. Mã chương trình:
Program Chu_nhat;
uses crt;
Var a, b, S, CV: real;
Begin
 Write('Nhap chieu dai:'); readln(a);
 Write('Nhap chieu rong:'); readln(b);
 S := a*b;
 CV := (a+b)*2;
 Writeln('Dien tich hinh chu nhat la:',S);
 Writeln('Chu vi hinh chu nhat la:',CV:10:2);
 readln
end.
c. Nhận xét: Lệnh write cho phép in ra màn hình một hoặc nhiều mục. Có thể định dạng được số in ra bằng cách qui định khoảng dành cho phần nguyên, khoảng dành cho phần thập phân. 
Bài tập 1.2: 
Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh a (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập cạnh vào biến canh.
- Chu vi hình vuông bằng 4*canh; Diện tích hình vuông bằng canh*canh.
b. Mã chương trình:
Program HINH_VUONG;
uses crt;
Var canh: real;
Begin
 clrscr;
 Write('Nhap do dai canh:');readln(canh);
 Writeln('Chu vi hinh vuong la:',4*canh:10:2);
 Writeln('Dien tich hinh vuong la:',canh*canh:10:2);
 readln
end.
c. Nhận xét: Bài tập 1.2 tiết kiệm được hai biến là CV và S vì lệnh write cho phép in một biểu thức. Trong lập trình việc tiết kiệm biến là cần thiết nhưng đôi lúc gây khó hiểu khi đọc, kiểm tra chương trình.
Bài tập 1.3:
	Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập bán kính vào biến r.
- Chu vi đường tròn bằng 2*p*r.
- Diện tích hình tròn bằng p*r*r.
b. Mã chương trình:
Program HINH_TRON;
uses crt;
Var r: real;
Begin
 clrscr;
 Write('Nhap ban kinh:'); readln(r);
 Writeln('Chu vi duong tron la:',2*pi*r:10:2);
 Writeln('Dien tich hinh tron la:',pi*r*r:10:2);
 readln
end.
c. Nhận xét: pi là hằng số. Một hằng số có thể được người dùng khai báo hoặc do Pascal tự tạo. Pi là hằng do Pascal tự tạo nên người dùng không cần khai báo.
Bài tập 1.4:
	Viết chương trình tính diện tích của tam giác có ba cạnh là a,b,c (được nhập từ bàn phím)
a. Hướng dẫn:
- Nhập ba cạnh của tam giác vào ba biến a,b,c.
- Nửa chu vi của tam giác p = (a+b+c)/2.
- Diện tích của tam giác: s =.
b. Mã chương trình:
Program TAM_GIAC;
uses crt;
Var a,b,c,p,S: real;
Begin
 clrscr;
 Write('Nhap canh a:');readln(a);
 Write('Nhap canh b:');readln(b);
 Write('Nhap canh c:');readln(c);
 p:=(a+b+c)/2;
 S:= sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c));
 Write('Dien tich tam giac la:',s:10:2);
 readln
end.
b. Nhận xét: Ở đây ta lại hai lần dùng biến trung gian p, s để chương trình sáng sủa, dễ theo dõi. sqrt là hàm có sẵn của turbo pascal. Nó cho phép tính căn bậc hai của một số không âm.
Bài tập 1.5:
	Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số.
a. Hướng dẫn:
- Nhập bốn số vào bốn biến a, b, c, d
- Trung bình cộng của a, b, c, d bằng (a + b + c + d)/4.
b. Mã chương trình:
Program TB_Cong_4_So;
uses crt;
Var a, b, c, d: real;
Begin
 Clrscr;
 Write('Nhap so thu nhat:');readln(a);
 Write('Nhap so thu hai:');readln(b);
 Write('Nhap so thu ba:');readln(c);
 Write('Nhap so thu tu:');readln(d);
 Writeln('Trung binh cong: ',(a+b+c+d)/4):10:2);
 Readln
end.
Bài tập 1.6:
	Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số với điều kiện chỉ được sử dụng hai biến.
a. Hướng dẫn:
- Dùng một biến S có giá trị ban đầu bằng 0.
- Dùng một biến để nhập số. 
- Sau khi nhập một số cộng ngay vào biến S.
b. Mã chương trình:
Program TB_Cong_4_So;
uses crt;
Var s,a: real;
Begin
 Clrscr;
 S:=0;
 Write('Nhap so thu nhat:');readln(a); S:=S+a;
 Write('Nhap so thu hai:');readln(a); S:= S+a;
 Write('Nhap so thu ba:');readln(a); S:=S+a;
 Write('Nhap so thu tu:');readln(a); S:=S+a;
 Writeln('Trung binh cong: ',S/4:10:2);
 readln
end.
b. Nhận xét: Câu lệnh gán S:= S+a thực hiện việc cộng thêm a vào biến S. Thực chất là thực hiện các bước: lấy giá trị của S cộng với a rồi ghi đè vào lại biến S. Ở đây ta cũng đã sử dụng biến a như là một biến tạm để chứa tạm thời giá trị được nhập từ bàn phím.
Bài tập 1.7:
	Viết chương trình cho phép tính trung bình nhân của bốn số với điều kiện chỉ được sử dụng hai biến.
a. Hướng dẫn:
- Dùng một biến S có giá trị ban đầu bằng 1.
- Dùng một biến để nhập số. 
- Sau khi nhập một số nhân ngay vào biến S.
- Trung bình nhân bốn số là căn bậc 4 tích của chúng (Dùng hai lần căn bậc hai).
b. Mã chương trình:
Program TB_nhan;
uses crt;
Var a, S: real;
Begin
 clrscr;
 S:=1;
 Write('Nhap so thu nhat: '); readln(a); S:=S*a;
 Write('Nhap so thu hai: '); readln(a); S:=S*a;
 Write('Nhap so thu ba: '); readln(a); S:=S*a;
 Write('Nhap so thu tu: '); readln(a); S:=S*a;
 Write('Trung binh nhan cua bon so la:',sqrt(sqrt(s)));
 readln
End.
b. Nhận xét: Ta đã dùng hai lần khai phương để lấy căn bậc 4 của một số. Để cộng dồn giá trị vào một biến thì biến đó có giá trị ban đầu là 0. Để nhân dồn giá trị ban đầu vào biến thì biến đó cần có giá trị ban đầu là 1. 
Bài tập 1.8:
	Viết chương trình nhập hai số, đổi giá trị hai số rồi in ra hai số.
a. Hướng dẫn:
- Dùng các biến a, b để lưu hai số được nhập từ bàn phím;
- Gán cho biến tam giá trị của a.
- Gán giá trị của b cho a. (Sau lệnh này a có giá trị của b).
- Gán giá trị của tạm cho cho b (Sau lệnh này b có giá trị của tam = a).
b. Mã chương trình:
Program Doi_Gia_Tri;
uses crt;
var a, b, tam:real;
Begin
 clrscr;
 write('nhap a: '); readln(a);
 write('nhap b: '); readln(b);
 writeln('Truoc khi doi a =',a,' va b= ',b);
 readln;
 tam:=a;
 a:=b;
 b:=tam;
 writeln('Sau khi doi a =',a,' va b= ',b);
 readln
end.
Nhận xét: Nếu thực hiện hai lệnh a:= b; b:=a để đổi giá trị hai biến thì sau hai lệnh này hai biến có giá trị bằng nhau và bằng b. Thực chất sau lệnh thứ nhất hai biến đã có giá trị bằng nhau và bằng b rồi! Trong thực tế để đổi chỗ số dầu ở hai bình cho nhau ta phải dùng thêm một bình phụ.
Bài tập 1.9
	Giải bài tập 1.8 mà chỉ được sử dụng hai biến (Tức không được dùng thêm biến tạm).
a. Hướng dẫn:
- Cộng thêm b vào a. (Giá trị hai biến sau lệnh này là: a+b, b)
- Gán b bằng tổng trừ đi b (Sau lệnh này b có giá trị bằng a);
- Gán giá trị a bằng tổng trừ đi b mới (Sau lệnh này a có giá trị bằng b).
b. Mã chương trình:
Program Doi_Gia_Tri;
uses crt;
var a, b:real;
Begin
 clrscr;
 write('nhap a: '); readln(a);
 write('nhap b: '); readln(b);
 writeln('Truoc khi doi a =',a,' va b= ',b);
 readln;
 a:=a+b;
 b:=a-b;
 a:=a-b;
 writeln('Sau khi doi a =',a,' va b= ',b);
 readln
end.
Nhận xét:Giống sang dầu giữa hai bình nhưng không giống hoàn toàn!!!Kỹ thuật đổi giá trị biến cho nhau sẽ được sử dụng nhiều trong phần sắp xếp.
Bài tập 1.10:
	Viết chương trình cho biết chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của một số có ba chữ số. Ví dụ khi nhập số 357 thì máy in ra:
- Chữ số hàng trăm: 3.
- Chữ số hàng chục: 5.
- Chữ số hàng đơn vị: 7.
a. Hướng dẫn:
	Sử dụng hàm mov để lấy số dư. Khi chia cho 10 để lấy số dư ta được chữ số hàng đơn vị. Sử dụng DIV để lấy phần nguyên. Khi chia cho 10 để lấy phần nguyên ta đã bỏ đi chữ số hàng đơn vị để số có ba chữ số còn số có hai chữ số.
b. Mã chương trình:
Program CHU_SO;
uses crt;
var n:integer;
begin
 clrscr;
 write('Nhap so n: ');readln(n);
 writeln('Chu so hang don vi: ',n mod 10);
 n:=n div 10;
 writeln('Chu so hang chuc: ',n mod 10);
 n:=n div 10;
 writeln('Chu so hang tram: ',n mod 10);
 readln
end.
c. Nhận xét:
	Hãy sửa chương trình để có kết quả là hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
Mã chương trình:
Program CHU_SO;
uses crt;
var n:integer;
begin
 clrscr;
 write('Nhap so n: ');readln(n);
 writeln('Chu so hang trm: ',n div 100);
 n:=n mov 100;
 writeln('Chu so hang chuc: ',n div 10);
 n:=n div 10;
 writeln('Chu so hang tram: ',n);
 readln
end.
CHƯƠNG II
CÂU LỆNH CÓ CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
A. LÝ THUYẾT
I. CÂU LỆNH RẼ NHÁNH
1.1. Lệnh IF
	Cú pháp:
	(1)	IF B THEN S;
	(2)	IF B THEN S1 ELSE S2;	
	Sơ đồ thực hiện:
(2)
B
+
-
S1
S2
...
(1)
B
+
-
S
...
Chú ý: Khi sử dụng câu lệnh IF thì đứng trước từ khoá ELSE không được có dấu chấm phẩy (;).
1.2. Lệnh CASE
	Cú pháp:
Dạng 1
Dạng 2
CASE B OF
	Const 1: S1;
	Const 2: S2;
	...
	Const n: Sn;
END;
CASE B OF
	Const 1: S1;
	Const 2: S2;
	...
	Const n: Sn;
ELSE Sn+1;
END;
	Trong đó:
B: Biểu thức kiểu vô hướng đếm được như kiểu nguyên, kiểu logic, kiểu ký tự, kiểu liệt kê.
Const i: Hằng thứ i, có thể là một giá trị hằng, các giá trị hằng (phân cách nhau bởi dấu phẩy) hoặc các đoạn hằng (dùng hai dấu chấm để phân cách giữa giá trị đầu và giá trị cuối).
Giá trị của biểu thức và giá trị của tập hằng i (i=1¸n) phải có cùng kiểu.
Khi gặp lệnh CASE, chương trình sẽ kiểm tra: 
- Nếu giá trị của biểu thức B nằm trong tập hằng const i thì máy sẽ thực hiện lệnh Si tương ứng. 
- Ngược lại:
	+ Đối với dạng 1: Không làm gì cả.
	+ Đối với dạng 2: thực hiện lệnh Sn+1.
B. BÀI TẬP:
Bài tập 2.1:
	Viết chương trình in ra số lớn hơn trong hai số (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
Nhập hai số vào hai biến a, b.
Nếu a > b thì in a. Nếu a <= b thì in b.
- Hoặc: Nếu a > b thì in a. Ngược lại thì in b.
b. Mã chương trình:
Program SO_SANH1;
uses crt;
var a,b: real;
begin
 clrscr;
 write('nhap so thu nhat: '); readln(a);
 write('nhap so thu hai: '); readln(b);
 if a> b then writeln(' So lon la:',a);
 if a<= b then writeln(' So lon la:',b:10:2);
 readln
end.
Hoặc:
Program SO_SANH2;
uses crt;
var a,b: real;
begin
 clrscr;
 write('nhap so thu nhat: '); readln(a);
 write('nhap so thu hai: '); readln(b);
 if a> b then writeln(' So lon la:',a:10:2)
 else writeln(' So lon la:',b:10:2);
 readln
end.
c. Nhận xét: Khi hai số bằng nhau thì mỗi số được xem là số lớn. Hãy sửa chương trình để khắc phục yếu điểm này.
	Nói chung nên sử dụng lệnh if  then  else vì chương trình sáng sủa, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên trong vài trường hợp sử dụng các lệnh if  then rời lại dễ diễn đạt hơn. Hãy xem ví dụ sau:
Bài tập 2.2:
Viết chương trình in ra số lớn nhất trong bốn số nhập từ bàn phím.
a. Hướng dẫn:
	Nếu a³ b và a³ c và a³ d thì a là số lớn nhất.
	Tương tự như thế xét các trường hợp còn lại để tìm số lớn nhất.
b. Mã chương trình:
Program So_Lon_Nhat_1;
Uses crt;
Var a,b,c,d: real;
Begin
 Clrscr;
 Write('Nhap so thu nhat:');readln(a);
 Write('Nhap so thu hai:');readln(b);
 Write('Nhap so thu ba:');readln(c);
 Write('Nhap so thu tu:');readln(d);
 if (a>=b) and (a>=c) and (a>= d) then writeln('So lon nhat la:',a:10:2);
 if (b>=a) and (b>=c) and (b>= d) then writeln('So lon nhat la:',b:10:2);
 if (c>=a) and

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap pascal hoc sinh gioi.doc