Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 11 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 636Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 11 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 - Đề số 11 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ---------------- 
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1 (2 điểm):
	 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Một bép lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.....”
 (Trích “ Bếp lửa ” – Bằng Việt )
Phân tích giá trị biểu cảm của từ lày “chờn vờn”
Trình bày cảm nhận của em về câu thơ: ‘ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Câu 2: (3.điểm)
 Đọc mẩu chuyện sau : 
“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: 
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... 
Người thầy giáo già hoảng hốt: 
- Thưa ngài, ngài là... 
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”
(Trích SGK Ngữ văn 9 – tập 1, trang 40) 
Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. 
Câu 3 (5 điểm)	 
 Trong truyện “Người con gái Nam Xương”, nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương ruồng rẫy và đánh đuỗi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Những nguyên nhân nào làm cho thảm kịch đó vẫn diễn ra dẫn đến cái chết đau thương cũa người phụ nữ đức hạnh?
Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương
...................HẾT .....................
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN 9 
 Câu 
 Đáp án
Điểm
1( 2 điểm )
1.Phân tích giá trị biểu cảm từ láy : chờn vờn ( 0.5 )
+ Giải thích ý nghĩa của từ ;chờn vờn”
Từ láy chờn vờn giúp ta hình dung về bếp lửa mà tác giả nhắc tới: - Ánh sáng của ngọn lửa trong bếp bập bùng, khi to khi nhỏ trong không gian mênh mông , rộng lớn của một buổi sáng tinh sương ở một làng quê, gợi hình ảnh bếp lửa bình dị quen thuộc trong cuộc sống nghèo khổ của người bà.
+ Bếp lửa chờn vờn ấy luôn đi sâu vào ý thức của người cháu. Nhớ tới bếp lửa là cháu nhớ tới bà với những kỉ niệm ấu thơ ấm áp nhưng nhiều gian khổ cùng bà.
 + Bếp lửa chính là hình tượng khơi nguồn cảm xúc để cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu của mình
2. Trình bày cảm nhân về câu thơ:( 1.5điểm ) 
+ Đúng hình thức, đủ số câu,văn phong lưu loát
+Nêu được vị trí câu thơ: Khép lại khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa nhưng đồng thời mở ra cho người đọc hình dung được luôn luôn gắn liền với bếp lửa và luôn làm bếp lửa tỏa sáng ấy là người bà kính yêu.
+ Câu thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm thương bà một cách sâu sắc khi người cháu đã đi xa, đã trưởng thành và đang luôn nhớ về bà.
+Hình ảnh ẩn dụ “ nắng mưa” tô đậm hình ảnh người bà vất vả lận đận chăm cháu chăm gia đình trong mọi hoàn cảnh cả những khi cuộc sống nghèo đói, nhất là khi chiến tranh
-> Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng của cháu dành cho bà khi cháu đã trưởng thành mà còn gợi cho người đọc thấy hình ảnh người bà ở làng quê Việt Nam chịu thương chịu khó hét lòng vì gia đình.
0.25
0.25
 0.5
 0.5
 0.5 
1( 3 điểm )
1. Về kĩ năng
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 
- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. 
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 
2. Về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: 
* Những điều rút ra từ câu chuyện: 
- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người. 
- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy). - Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí. 
* Bình luận, rút ra bài học: 
- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ... 
- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp. 
- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người. 
- Hãy có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn. 
(HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên) 
* Liên hệ mở rộng: 
- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 
- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa. 
- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực 
à Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người. 
0.25
0.75
1
1
Câu 3 
( 5 điểm )
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 “Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta thế kỉ XVI, một tập truyện văn thơ đầu tiên bằng chữ Hán ở Việt Nam. Truyện “Người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm. 
Thân bài:
+Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện (0.5 đ)
- Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương, chồng là Trương Sinh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lai đa nghi. Triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về thì con đã biết nói, nhưng đứa trẻ nhất định không nhận Trương Sinh làm bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư ? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” Tính Trương Sinh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Để chứng minh cho sự trong trắng của mình mà đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn
+ Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương. (2 đ)
- Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẫy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, vả lại trên đơì làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.
 - Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Sinh mới tỉnh ngô, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.
+ Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương (2 đ)
- Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường tình đầy tai hoạ này. Vũ nương không may lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là sự thực!cái chết oan uổng quá và người chồng độc đoán quá!
- Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta 
phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi rất lạ lùng không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông đặc đầu óc “nam quyền”, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng với tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán đến kỳ cục, khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác. Đứa trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ nương mà nguyên nhân sâu xa là chế độ phong kiến bất công cùng chế độ “nam quyền” bất bình đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người phụ nữ nói riêng và con người thời đó nói chung. 
Kết bài :
 Suy nghĩ của mình về cuộc sống gia đình hiện nay
0.25
0.5
 1
1
0.5
1.5
0.25
Lưu ý: Đáp án biểu điểm chỉ là gợi ý, chỉ dẫn cơ bản khi chấm bài giáo viên có thể linh hoạt cho điểm học sinh.
.................Hết .....................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9_hsg_11.doc