Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 8 - Đề số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
ỦY BAN NHÂN DÂN TX LAGI
Trường THCS TÂN TIẾN
Họ và tên:.............................................. 
Lớp: 8a....
ĐỀ KIỂM TRA HKI 
MÔN: VẬT LÍ 8 Năm học :2016 - 2017
 Thời gian làm bài: 20 phút
( không kể thời gian phát đề )
 Điểm TN
Điểm TL
Tổng điểm
Lời phê của GV
...................................................................
...................................................................
 Đề số:
 01
A. TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
( mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1. Đơn vị của vận tốc:
 A. Kg B. N C. m/s D. Km
Câu 2. Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 800m trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là :
 A. 15 m/s B. 1,33 m/s C. 4 km/h D. 40 km/h
Câu 3. Thế nào là chuyển động cơ học:
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo vận tốc so với vật làm mốc.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật làm mốc.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo quãng đường so với vật làm mốc.
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo khối lượng so với vật làm mốc.
Câu 4. Biểu thức nào xác định vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
 A. V = tS B. C. D. 
Câu 5. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều ? 
Chuyển động của tàu khi vào ga
Chuyền động của ô tô khi khởi hành
 Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
 Chuyển động của đầu kim đồng hồ khi đồng hồ chạy ổn định
Câu 6. Một ôtô đi trên quãng đường dài 100km hết 2h. Trong các vận tốc sau, vận tốc nào là vận tốc của ôtô ? 
55 km/h B. 50 km/h C. 100 km/h D. 40 km/h 
Câu 7. Lực ma sát lăn sinh ra khi nào?
Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Khi vật bị tác dụng của lực khác mà vật vẫn đứng yên.
Khi một vật ma sát trên bề mặt của vật khác.
Câu 8. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? 
Vận tốc không thay đổi 	C. Vận tốc giảm 
Vận tốc tăng dần 	D. Vận tốc có thể tăng, có thể giảm 
Câu 9. Một cái xẻng có đầu nhọn và một cái xẻng có đầu bằng, có cùng trọng lượng, được tác dụng cùng một lực nhấn vào đất thì: 
 A. Xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn 
 B. Xẻng có đầu bằng nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép lớn hơn 
 C. Cả hai xẻng nhấn vào đất dễ dàng như nhau vì có cùng một lực tác dụng 
 D. Cả hai xẻng nhấn vào đất dễ dàng như nhau vì có cùng lực tác dụng và cùng trọng lượng
Câu 10. Một thỏi sắt và một thỏi nhôm có cùng thể tích và cùng được nhúng chìm trong nước. Lực đẩy của nước tác dụng lên chúng sẽ như thế nào ? 
 A. Không bằng nhau vì thể tích của thỏi nhôm lớn hơn thể tích của thỏi sắt 
 B. Không bằng nhau vì thể tích của thỏi sắt lớn hơn thể tích của thỏi nhôm
 C. Bằng nhau vì chúng được nhúng vào một chất lỏng 
 D. Bằng nhau vì chúng có cùng thể tích và cùng được nhúng trong một chất lỏng
Câu 11. Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn đặc biệt để bảo vệ cơ thể ? 
 A. Vì khi lặn sâu áp suất không khí rất lớn 	C. Vì khi lặn sâu áp suất nước biển rất lớn 
 B. Vì khi lặn sâu nhiệt độ rất thấp 	D. Vì khi lặn sâu sẽ gặp các loại cá nguy hiểm 
Câu 12. Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
 A. Càng giảm. B. Càng tăng. C. Không thay đổi. D. Có lúc tăng, lúc giảm.
ỦY BAN NHÂN DÂN TX LAGI
Trường THCS TÂN TIẾN
Họ và tên:.............................................. 
Lớp: 8a....
ĐỀ KIỂM TRA HKI 
MÔN: VẬT LÍ 8 Năm học :2016 - 2017
 Thời gian làm bài: 25 phút
( không kể thời gian phát đề )
 Điểm
Lời phê của giáo viên:
.................................................................................
.................................................................................
 Đề số:
 01
B. TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)
Câu 1( 1 điểm). Trình bày độ lớn của lực đẩy Acsimet và viết công thức tính lực đẩy Acsimet, giải thích các đại lượng trong công thức? 
Câu 2 (1 điểm). Tại sao khi lặn ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? 
Câu 3 (2 điểm). Một cái bàn có khối lượng 50kg, có một chân chính giữa, đặt trên sàn nhà. Biết diện tích bề mặt chân bàn tiếp xúc với sàn nhà là 0,5m2.
 a.Tính áp lực và áp suất của bàn tác dụng lên sàn nhà.
 b.Nếu đặt lên trên bàn một kiện hàng nặng 10kg, thì áp suất của bàn tác dụng lên sàn nhà là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA HKI 2016 – 2017
ĐỀ: 01
TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
B
C
D
B
B
D
A
D
C
A
TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
2
3
-Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-Công thức tính: FA = d.V
+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng
+V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
+ FA: lực đẩy Acsimet
Vì khi lặn ta sẽ chịu tác dụng của áp suất chất lỏng, càng lặn sâu, áp suất của nước càng tăng và tác dụng của áp lực càng lớn lên người lặn.
Áp lực của bàn tác dụng lên sàn nhà là:
F1 = P1 = 10.m1=10.50 = 500N
Áp suất của bàn tác dụng lên sàn nhà là:
 P1= F1S=5000,5=1000 N/m2
Áp lực của bàn tác dụng lên sàn nhà khi có thêm kiện hàng:
F2 = P2= 10.m2 = 10(50 +10)=600N
Áp suất của bàn tác dụng lên sàn nhà:
P2= F2S=6000,5=1200 N/m2
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
 0,5đ
 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxTHI HKI TRAC NGHIEM 1.docx