Đề cương ôn tập Tin học lớp 8 học kì I

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6057Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tin học lớp 8 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Tin học lớp 8 học kì I
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC LỚP 8 HỌC KÌ I
1. Thiết bị nào sau đây được xem là một máy tính đơn giản?
a. Rô – bốt	b. Máy tính (Calculator)	c. Điện thoại cầm tay	d. Tất cả đều đúng
2. Đối với tất cả các máy tính, thông tường người ta ra lệnh cho máy bằng cách:
a. Hô khẩu hiệu	b. Thổi còi	c. Nhấn nút	d. Tất cả đều đúng
3. Chương trình của máy tính là:
a. Dãy các câu lệnh được sắp xếp theo thứ tự	b. Các thiết bị điện tử giúp máy tính hoạt động
c. a và b đều đúng	d. a và b đều sai
4. Người viết chương trình gọi là:
a. Lập trình viên	b. Lập trình sự	c. Giảng viên phần mềm	d. chương trình viên
5. Ngôn ngữ lập trình gồm nhưng yếu tố:
a. Tập hợp các kí tự	b. Các quy tắc	c. a và b đều đúng 	d. Ý tưởng – giải thuật
6. Phát biểu nào sau đây mô tả việc viết chương trình:
a. Tạo ra các câu lệnh rồi sắp xếp theo thức tự nào đó
b. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình
c. Viết ra lại tất cả các câu lệnh mà em đã được học
d. Tạo ra các câu lệnh điều khiển robot
7. Xem như việc các em ăn cơm gồm các công đoạn sau: 
Bước 1: Cho thức ăn vào bát
B2: Cho cơm vào bát
B3: Nhai kỹ
B4: Nuốt
B5: Cho cơm vào thức ăn vào miệng
a. Bước 1 -> Bước 2 -> Bước 3 -> Bước 4 -> Bước 5
b. Bước 2 -> Bước 5 -> Bước 4 -> Bước 3 -> Bước 1
c. Bước 2 -> Bước 1 -> Bước 5 -> Bước 3 -> Bước 4
d. Bước 1 -> Bước 3 -> Bước 5 -> Bước 4 -> Bước 2
8. Tại sao chúng ta phải viết chương trình
a. Vì một lệnh không thể diễn tả hết công việc phức tạp yêu cầu máy tính nên chúng ta cần phải tập hợp nhiều câu lệnh thành một câu lệnh
b. Vì khi viết ra chương trình thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn
c. Vì máy tính thực hiện được các chương trình mà thôi
d. Vì khi viết chương trình thì các câu lệnh đã được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nên máy tính dễ dàng thực hiện.
9. Máy tính hiểu và thực hiện trực tiếp các lệnh ở ngôn ngữ nào?
a. Ngôn ngữ tiếng việt	b. Ngôn ngữ tiếng anh	c. Ngôn ngữ Pascal 	 d. Ngôn ngữ Máy
10. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal luôn có các từ khóa, những từ khóa mà em đã được biết là:
a. Program, uses, begin, end;	b. Program, uses, start, new
c. Format, file, begin, end;	d. Delete, insert, start, new
11. Để ngăn cách giữa câu lệnh trong NNLT	Pascal, chúng ta dùng dấu:
a. chấm (.)	b. Chấm phẩy (;)	c. Phẩy (,)	d. Hai chấm (:)
12. Cấu trúc một chương trình Pascal thường có những phần:
a. Phần thân, phần cuối	b. Phần khai báo, phần thân, phần cuối
c. Phần khai báo, phần thân	d. Phần đầu, phân thân, phần cuối
13. Trong phần khai báo của chương trình, có thể khai báo:
a. Tên chương trình, thư viện chương trình
b. Tên chương trình, thư viện chương trình, các biến
c. Tên chương trình, thư viện chương trình, các biến, các hằng
d. Chỉ khai báo từ khóa
14. Trong NNLT Pascal, có thể kiểm tra lỗi cú pháp của các câu lệnh người ta thường sử dụng phím nào?
a. F8	b. F9 	c. F1	d. F2
15. Trong NNLT Pascal, để chạy chương trình sau khi biên dịch xong người ta thường sử dụng phím nào?
a. Ctrl +F8	b. Ctrl +F9	c. Ctrl +F10	d. Ctrl +F2
16. Trong mỗi chương trình Pascal, phần nào quan trọng nhất và phải có trong chương trình
a. Khai báo biến	b. Thân chương trình	c. Khai báo thư viện	d. Tên chương trình
17. Đuôi mở rộng của tệp chương trình Pascal là:
a. .doc	b. .Pas	c. .prg	d. .exe
18. Lệnh kết thúc chương trình là:
a. End.	b. End;	c. End	d. End./.
19. Để thoát khỏi chương trình Pascal, ta sử dụng tổ hợp phím nào?
a. Ctrl + X	b. Ctrl + V	c. Alt + X 	d. Alt + V
20. Kiểu dữ liệu chuẩn thường dùng trong NNLT Turbo Pascal là:
a. Xâu kí tự	b. Số nguyên	c. số thực	d. Tất cả đều đúng
21. Để chia lấy phần dư ta dùng phép toán nào
a. div	b. :	c. mod	d. /
22. Kết quả của phép chia 7/5 thuộc kiểu gì?
a. Kiểu số nguyên	b. Kiểu số thực	c. Kiểu xâu kí tự	d. Kiểu thập phân
23. Để dùng trong các biểu thức trong Pascal cặp dấu ngoặc nào?
a. [ ]	b. { }	c. ( )	d. Tất cả đều đúng
24. Người và máy tính giao tiếp với nhau thông qua:
a. Chuột	b. Bàn phím	c. Màn hình	d. Tất cả đều đúng
25. Để viết thông tin ra màn hình, trong Pascal sử dụng câu lệnh:
a. Write	b. Read	c. Delay	d. Keypressed
26. Lệnh nào dừng chương trình và chờ nhấn phím Enter để tiếp tục
a. Readln	b. Read;	c. a và b đều đúng	d. a và b đều sai
27. Các câu lệnh Write và Writeln, read và readln khác nhau ở điểm nào?
a. Writeln và readln sau khi thực hiện, con trỏ tự động xuống dòng kế tiếp;
b. Write và read sau khi thực hiện, con trỏ tự động xuống dòng kế tiếp;
c. Write là viết ra còn Writeln là ghi vào
d. Read là đọc vào còn Readln là ghi ra
28. Nội dung các văn bản muốn ghi ra màn hình bằng lệnh Write phải được đặt trong dấu ngoặc:
a. ( và )	b. “ và ”	c. ‘ và ’	d. { và }
29. Sau khi thực hiện lệnh Read để nhập dữ liệu từ bàn phím, để kết thúc việc nhập dữ liệu cần phải nhấn phím nào?
a. Space	b. Enter	c. Insert 	d. Tab
30. Để sao chép khối đã chọn, ta sử dụng phím nào?
a. Alt + Insert	b. Ctrl + Shift	c. Alt + Shift	d. Ctrl + Insert	
31. Lệnh có chức năng xóa màn hình là lệnh:
a. Delete	b. Clear	c. DelMonitor	d. Clrscr
32. Muốn sử dụng thư viện chứa các lệnh viết sẵn để thao tác với màn hình và bàn phím, trong chương trình ta phải khai báo như sau:
a. Uses crt	b. Use crt	c. Open crt	d. Uses crt
33. Để dừng chương trình trong một khoảng thời gian nhất định ta dùng lệnh nào?
a. Clrscr	b. Delay	c. Write	d. Real
34. Biến nhớ trong lập trình có chức năng:
a. Lưu trữ dữ liệu	b. Hỗ trợ cho việc thực hiện các phép tính trung gian
c. Có thể nhận nhiều giá trị khác nhau	d. Tất cả đều đúng
35. Để gán giá trị vào cho biến, ta thường dùng:
a. Lệnh gán (:=) và lệnh read() hoặc readln() 	b. Lệnh Enter	c. Lệnh viết	d. Tất cả đều đúng
36. Muốn khai báo biến ta dùng từ khóa:
a. Uses 	b. Var	c. Const 	d. type
37. Khai báo biến trong chương trình ta luôn phải tuân thủ theo quy tắc chung sau đây:
a. Tên biến : Kiểu dữ liệu của biến;	b. Tên biến - Kiểu dữ liệu của biến
c. Tên biến : Kiểu dữ liệu của biến.	d. Tên biến ; Kiểu dữ liệu của biến:
38. Khi đặt tên biến trong NNLT
a. Tên biến không được đặt trùng với từ khóa, hai biến khác nhau có thể trùng tên
b. Tên có thể trùng với từ khóa, hai biến khác nhau có thể trùng tên
c. Tên biến không được đặt trùng với từ khóa, hai biến khác nhau phải có tên khác nhau
d. Tên biến có thể trùng với từ khóa, hai biến khác nhau phải có tên khác nhau
39. Tên biến không hợp lệ có thể do:
a. Trùng với từ khóa	b. Tên có chứa dấu cách
c. Tên bắt đầu bằng số	d. Tất cả đều đúng
40. Tên biến do người dùng đặt nên:
a. Ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu	b. Phải tương tự nhau để dể nhớ
c. Phải phù hợp với kiểu dữ liệu	d. Phải phù hợp với chương trình
41. Dấu phép gán trong chương trình Pascal được viết như sau:
a. :=	b. >=	c. =>	d. #
42. Trong Pascal để tăng giá trị biến X lên một đơn vị, ta thực hiện
a. X = X + 1;	b. X := X + 1;	c. X = X + 1	d. X := X + 1;
43. Để khai báo biến kiểu X có kiểu là số thực, có thể khai báo như sau:
a. Var X : integer;	b. Var X : Real;	c. Var X : String;	d. Var X : char;
44. Để ngăn cách giữa các biến trong danh sách các biến ta dùng dấu nào?
a. Dấu chấm phẩy (;)	b. Dấu chấm (.)	c. Dấu gạch ngang (-)	d. Dấu phẩy (,)
45. Cho biết giá trị cuối cùng của C sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
a:=3; b:=5;
C:=a+b;
a. C=8	b. C=3	c. C=5	d. C=a+b
46. Xác định bài toán là gì?
a. Chỉ rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được;
b. Chỉ rõ các điều kiện cho trước và phương pháp giải;
c. Chỉ rõ phương pháp giải và kết quả cần thu được	d. Chỉ rõ các bước để giải bài toán
47. Ta có thể hiệu thuật toán là:
a. Các bước thực hiện để cho ra kết quả cuối cùng
b. Các bước thực hiện theo một tuần tự để cho ra kết quả cần thiết 
c. Các công thức để vận dụng tính toán	d. Phương pháp để ứng dụng công thức
48. Ta có thể biểu diễn thuật toán bằng cách:
a. Sử dụng sơ đồ khối	b. Liệt kê các bước	c. Cả a và b đều đúng	d. a,b sai
49. Trong khi sử dụng thuật toán người ta sử dụng kí hiệu A <- B đều này có ý nghĩa gì?
a. Từ A suy ra B	b. Gán giá trị A cho B	c. Từ B suy ra A	b. Gán giá trị B cho A
50. Trong khi biểu diễn giải thuật người ta có ghi i <- i +1; điều này có ý nghĩa gì?
a. Tăng giá trị i lên một đơn vị và gán lại cho i	b. Để biết được i thì phải cộng thêm một đơn vị
c. i là một giá trị chỉ được phép tăng giảm một đơn vị	d. Tất cả đều sai 
51. Xác định Input, output được thực hiện khi:
a. Thiết lập phương án giải quyết (Xây dựng thuật toán)
b. Xác định bài toán	c. Viết chương trình	d. Không có bước nào cả
52. Tính tổng của n số cho trước. Hãy chỉ ra Input và output
a. Input là tổng của số n, output là n cho trước	b. Input là n, output là tính tổng
c. Input là n cho trước, output là tổng của số n	d. Input là tính tổng, output là n
53. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu có dạng như sau:
a. If then ;	b. If then 
c. If then ;	d. If then 
54. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ có dạng như sau:
a. If then else ;
b. If then else ;
c. If then else 
d. If then else 
55. Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
	a:= 3; b:=5;
	if a<b then c:=a+b;
a. C=8	b. C=3	c. C=5	d. Không xác định
56. Thể hiện bằng NNLT Pascal câu nói: Nếu a>b thì ghi ra màn hình giá trị của a. Ta viết như sau:
a. If a>b then Write(a);	b. If a>b then Writeln(a);
c. Cả a và b đều đúng	d. Cả a và b đều sai
ngoài ra chú ý: + Các bài tập trong các tiết bài tập
+ Các kiểu dữ liệu trong NNLT Pascal
+ Các bài toán chuyển biểu thức sang viết dưới dạng NNLT
+ Cú pháp khai báo biến; khai báo hằng
+ Các bước để giải một bài toán trên máy tính
+ Cú pháp câu lệnh điều kiện và hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_HOC_KY_I_LOP_8.doc