Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 7 - Học kì i

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 7631Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 7 - Học kì i", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 7 - Học kì i
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 7 HKI
Câu 1: Thế nào là tôn sư trọng đạo ? Cho biết biểu hiện và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?
Trả lời: 
1. Tôn sư trọng đạo là:
a) Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy cô đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi.
b) Trọng đạo: Tôn trọng những điều thầy dạy; Tôn trọng đạo lý làm người.
2. Biểu hiện: 
Có tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô.
Có hành động thăm hỏi, đền ơn đáp nghĩa
Câu 2: Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Cho biết ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ?
Trả lời:
1. Đoàn kết, tương trợ là: - Sự thông cảm, chia sẻ;
Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
2. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ ?
- Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta:
Dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
Được mọi người yêu quý.
Tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.
- Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Câu 3 : Thế nào là khoan dung? Cho biết biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung?
Trả lời 
1. Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
2. Biểu hiện: 
-Tôn trọng và thông cảm cho người khác;
-Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa lỗi
Câu 4 : Thế nào là Gia đình văn hóa? Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần phải làm gì? Ý nghĩa ? Trách nhiệm của mọi người?
Trả lời :
1. Gia đình văn hóa là: - GĐ hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ;
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; 
Đoàn kết với xóm giềng; 
Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. 
2. Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần:
Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm;
Sống giản dị, lành mạnh;
Không sa vào tệ nạn xã hội.
3. Ý nghĩa : - GĐ là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục con người.
- Gia đình bình yên thì xã hội ổn định, văn minh, tiến bộ. Vì sao cân phải tôn trọng kỉ luật
Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống của gia đình, xã hội có nề nếp, kỉ cương, bảo vệ quyền lợi cho mọi người và lợi ích của bản thân
4. Trách nhiệm:
- Sống lành mạnh, giản dị, chăm ngoan học giỏi 
- Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em 
- Không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
Câu 5 : Thế nào là Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ? Ý nghĩa? Trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Trả lời :
1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống đó. 
2. Ý nghĩa:
-Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống;
-Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc
3. Trách nhiệm của công dân - học sinh:
-Trân trọng tự hào phát huy truyền thống. 
-Phải sống trong sạch lương thiện.
-Không làm tổn hại đến thanh danh gia đình dòng họ. 
Câu 6 : Thế nào là Tự tin ? Cho biết biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện của Tự tin ?
Trả lời :
1. Biểu hiện:
-Chủ động trong công việc;
-Dám tự quyết định một cách chắc chắn, không hoang mang dao động;
-Hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
2. Ý nghĩa: 
-Tự tin giúp con người có thêm nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.
-Không tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối bé nhỏ
3. Rèn luyện:
-Chủ động, tự giác học tập tham gia các hoạt động tập thể.
-Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
Lưu ý : 
- Xem lại các câu ca dao, tục ngữ ở các bài
- Xem lại các bài tập đã cho

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_GDCD_7_HKI_Tham_khao.doc