Câu hỏi và đáp án vòng thi thuyết trình thanh lịch văn minh

doc 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 9699Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và đáp án vòng thi thuyết trình thanh lịch văn minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi và đáp án vòng thi thuyết trình thanh lịch văn minh
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN 
VÒNG THI THUYẾT TRÌNH THANH LỊCH VĂN MINH
Câu 1: “Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm thật nhiều những hành động yêu thương” (Jonh Keller, diễn giả nổi tiếng người Mĩ). Ý kiến của bạn về quan điểm trên?
Đáp án: 
Hiểu được quan điểm của Jonh Keller về hòa bình
Hòa bình là khát vọng thiết tha của nhân loại trong bối cảnh cuộc sống luôn có những xung đột, bất hòa, chia rẽ, bạo lực
Nhân loại trải qua nhiều kinh nghiệm xây dựng hòa bình: cam kết không sử dụng bạo lực, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, thiết lập mối quan hệ giao hữu giữa các quốc gia hoặc áp đạt sự cai trị hà khắc của nước mạnh đối với nước yếu
Jonh Keller chủ trương tăng thêm thật nhiều những hành động yêu thương: tôn trọng, cảm thông, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Khi có mâu thuẫn, bất hòa, tranh chấp thì chọn giải pháp đối thoại, lắng nghe, tìm cách thương lượng, giải quyết ôn hòa
Nêu ý kiến về quan điểm của Jonh Keller
Quan điểm của Jonh Keller phản ánh xu thế hiện nay của thế giới: đối thoại chứ không đối đầu, xây dựng và cùng nhau phát triển chứ không kìm hãm sự phát triển.
Trong thực tế cuộc sống, từ gia đình đến xã hội, từ quốc gia đến nhân loại, cần tăng thêm nhiều những hành động yêu thương: biết tôn trọng sự khác biệt, cảm thông mọi hoàn cảnh, đáp ứng, hỗ trợ, bù đắp mọi thiếu thốn, quan tâm giúp đỡ cùng phát triển.
Câu 2: Trình bày quan niệm của em về vấn đề thế nào là sống có ích?
Đáp án: 
Giải thích:
Sống có ích trước hết phải là lối sống tích cực, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của con người thời đại.
Vừa phải cố gắng làm đẹp cho cuộc sống bản thân nhưng đồng thời phải phù hợp với đa số người xung quanh, được nhiều người thừa nhận. 
Sống có ích được thể hiện cụ thể bằng những hành động vật chất và những hành động tinh thần có khả năng đem lại những hiệu quả thiết thực cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. 
Dẫn chứng:
	Những tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến, trong hòa bình thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau được xã hội thừa nhận, tuyên dương trên báo chí, được đưa vào tác phẩm văn thơ
Liên hệ bản thân
Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay?
Đáp án:
Giải thích:
Khái niệm “bệnh vô cảm” 
Bệnh vô cảm có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội
Truyền thống đạo lí của người dân Việt nam từ xưa đến nay
Hiện nay, điều kiện, vật chất của xã hội ngày càng phát triển thì con người có xu hướng sống chỉ biết riêng mình,
Lấy dẫn chứng thực tế phê phán lối sống ích kỉ
Câu 4: Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, người được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1964 cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”. Hành động của em?
Đáp án: 
Giải thích các ý kiến:
“Kẻ xấu” là những người có tâm địa độc ác.
“Lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.
“Người tốt”: người nhân hậu, không làm gì phương hại đến người khác
“Im lặng”: Không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.
“Sự im lặng của cả người tốt”: Thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của cả người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai tráiĐây là 1 cách ứng xử tiêu cực.
 Từ đó bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến người khác; đồng thời phê phán những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, hèn nhát, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh
Phân tích, bình luận về câu nói
Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người.
Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người vì:
	+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, những lời dèm pha không chỉ làm tổn thương họ mà còn gây mất đoàn kết trong tập thể, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.
	+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần và thể xác và tài sản của con người, gây tâm lí bất an, hoang mang trong xã hội.
	+ Thái độ thờ ơ, hèn nhát trước những sự việc, những hành động tái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái với pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
	+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau của người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm của mọi người trong xã hội.
Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh với những cái xấu, cái ác, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.
Bài học về nhận thức và hành động.
Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
Rèn cho mình lối sống tích cực biết quan tâm , chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranhchoongs lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, hèn nhát, thiếu trách nhiệm.
 Câu 5: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.
 Đáp án:
Giải thích
Đối xử với bản thân bằng lí trí là yêu cầu về cách ứng xử của con người với bản thân. Con người cần nhận thức, đánh giá mình thật sáng suốt, tỉnh táo, nghiêm khắc, thậm chí khắt khe.
Đối xử với người khác bằng tấm lòng là yêu cầu về cách cư xử của con người đối với người xung quanh. Con người cần nhìn nhận, đánh giá người khác bằng sự yêu thương, bao dung, độ lượng, vị tha.
Câu ngạn ngữ nêu lên yêu cầu về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
Suy nghĩ
Đây là 1 cách ứng xử đúng đắn:
+ Vì sao phải đối xử với bản thân bằng lí trí? Con người hay có khuynh hướng thỏa hiệp, dễ dãi với chính mình. Sự nghiêm khắc, tỉnh táo giúp con người nhận thấy đúng con người mình, nhận ra những ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
+ Vì sao phải đối xử với người khác bằng tấm lòng? Vì sự bao dung, độ lượng sẽ giúp người khác tự tin thể hiện mình, không tự ti, mặc cảm mà sẽ tự soi xét mình để sống tốt hơn; đồng thời tạo quan hệ vui vẻ, gắn bó, hòa hợp và đem lại sự thanh thản, nhẹ nhõm cho bản thân.
Nhưng mặt khác cũng cần thấy:
+ Đối xử với bản thân bằng lí trí là cần thiết nhưng nếu quá lí trí thì dễ trở nên cứng nhắc, nguyên tắc, thậm chí khô khan, giáo điều. Một người như thế cũng sẽ khó đối xử với người khác bằng tấm lòng. Trong một số tình huống cụ thể, cần phải biết khoan dung với chính mình.
+ Đối xử với người khác bằng tấm lòng là đúng nhưng cần tránh sự quá dễ dãi có thể gây hại cho họ, có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Trong 1 số tình huống cụ thể, cần phải biết lí trí, nghĩa là phải nghiêm khắc, tỉnh táo.
Bài học
Kết hợp lí trí và tấm lòng trong đối xử với người khác và với mình sao cho linh hoạt
Phê phán những người dễ dãi với bản thân, khắt khe với người khác.
Câu 6: Nhà công nghiệp người Mĩ Rockefeller từng nói: “Nếu có thể mua được khả năng đối nhân xử thế thì tôi sãn sàng dốc hết hầu bao của mình vì đây chính là điều quan trọng hơn bất cứ điều gì trên đời”. Quan điểm của em về vấn đề trên?
Đáp án: 
Giải thích được luận điểm
	+ Khả năng đối nhân xử thế là khả năng ứng xử giữa con người với đời sao cho hợp lí, hợp lẽ.
	+ Khả năng đối nhân xử thế chính là nghệ thuật sống, nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật giao tiếp của con người.
Biểu hiện của khả năng đối nhân xử thế:
	+ Ứng xử giữa con người với con người
	+ Giữa con người với vạn vật – tự nhiên môi trường
	+ Ứng xử giữa con người với cuộc đời.
Tầm quan trọng của đối nhân xử thế
	+ Chi phối mọi mối quan hệ xã hội, mọi hoạt động và sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
	+ Quyết định giá trị và thành bại của mỗi cá nhân.
Biện pháp:
	+ Tự hoàn thiện bản thân
	+ Học hỏi từ sự thành bại của bản thân, của người khác và của chính kẻ thù, đối thủ của mình.
	+ Có nhận thức, hành động, suy nghĩ tích cực.
Liên hệ bản thân: làm gì để có khả năng đối nhân xử thế tốt.
Câu 7: Em có suy nghĩ gì về phát biểu của Nick Vujicic: “Tôi là một điều kì diệu. Bạn cũng là 1 điều kì diệu”.
Đáp án:
Giới thiệu được câu nói của Nick Vujicic
Giải thích:
- “Điều kì diệu” là những điều lạ thường trong cuộc sống. Nó thường đem đến sự ngạc nhiên thán phục của mọi người. Câu nói khẳng định mỗi cá nhân đều có thể làm nên sự lạ thường trong cuộc sống.
- Điều kì diệu được biết do tạo hóa làm ra (vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên) hoặc do 1 cá nhân có phẩm chất, khí chất đặc biệt làm nên (thiên tài)
- Điều kì diệu không phải ở đâu xa xôi, nó nằm ngay trong con người bạn. Nếu mỗi cá nhân không ngừng nỗ lực vượt lên những nghịch cảnh trong cuộc đời, vượt qua định mệnh nghiệt ngã của số phận thì khi đó bản thân đã làm nên điều kì diệu của chính mình.
- Điều kì diệu sẽ có khi mỗi con người biết tạo niềm tin, thắp sáng khát vọng, giữ trong tim một tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
c) Chứng minh
- Bản thân Nick Vujicic là “điều kì diệu”: khuyết tật tứ chi nhưng anh hòa nhập vào cuộc sống với 1 niềm tin yêu cuộc sống.
- Nhiều tấm gương khác ở VN: Nguyễn Ngọc Ký
d) Mở rộng 
- Mỗi người đều tiềm ẩn trong mình một khả năng, phẩm chất, khí chất đặc biệt. Nếu chúng ta biết phát triển, trau dồi nhất định sẽ làm nên điều kì diệu.
- Điều kì diệu sẽ mỉm cười với tất cả những ai có nghị lực, biết nâng niu, trân trọng cuộc đời.
Câu 8: Victor Hugo từng nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”
Đáp án:
Giải thích ý kiến:
+ Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó có được: người đọc tiếp nhận được nhiều tri thức của nhân loại thì trình độ học vấn ngày càng cao.
+ Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi: Con tim “giàu” là tình cảm lớn, là tâm hồn đẹp, là giàu lòng nhân ái. Người có con tim “giàu” là người dâng hiến tình thương tài năng, sức lực của mình để mang lại hạnh phúc cho người khác.
Bàn luận về ý kiến:
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.
+ Mối quan hệ giữa sự giàu lên của trí tuệ và con tim: trí tuệ giàu lên thì khả năng cống hiến cho nhân loại nhiều hơn và cũng từ đó con tim hạnh phúc hơn, con tim giàu lên thì mới biết dùng trí tuệ nhằm mục đích nhân đạo.
+ Thực trạng trí tuệ và đạo đức hiện nay
+ Làm thế nào để trí tuệ giàu lên, con tim giàu lên.
Bài học rút ra từ câu nói
Câu 9: Suy nghĩ của em về văn hóa ứng xử trong giới trẻ ngày nay?
Đáp án:
Giải thích:
Văn hóa ứng xử: là cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội dựa trên những giá trị chung của một cộng đồng người, văn hóa ứng xử góp phần tạo lên bản sắc văn hóa riêng cho cộng đồng đó
Văn hóa ứng xử trong xã hội nói chung, trong giới trẻ nói riêng đang trở thành một chủ đề nóng trong cộng đồng xã hội.
Luận bàn
Biểu hiện và ý nghĩa của văn hóa ứng xử trong giới trẻ hiện nay.
	+ Biểu hiện (tích cực): Học sinh lấy ví dụ từ thực tế cuộc sống để chứng minh.
	+ Ý nghĩa:
- Đó là 1 biểu hiện văn hóa, văn minh của mỗi cá nhân, của một cộng đồng người.
- Đó là biểu hiện tạo lên bản sắc văn hóa trong một cộng đồng.
- Học sinh cần đưa ra những biểu hiện ứng xử chưa văn hóa của giới trẻ và chỉ ra ảnh hưởng xấu của nó trong đời sống xã hội. 
- Làm thế nào để giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung có ý thức rèn luyện văn hóa ứng xử?
 c) Bài học nhận thức và hành động.
 - Nhận định giúp cho mỗi người chúng ta nhìn nhận lại thực trạng văn hóa ứng xử trong giớ trẻ nói riêng, trong cộng đồng xã hội nói chung để nâng cao ý thức chung tay xây dựng văn hóa ứng xử cho mỗi người và cho mọi người.
- Bài học bản thân: Cần nhận thức đúng đắn “văn hóa ứng xử” không chỉ là một hành vi đẹp mà còn là một yêu cầu trong quá trình góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần làm nên trang văn hóa của dân tộc.
Câu 10: Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
 Một người ăn xin đã rất già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
 - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
 - Cháu ơi, Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
	( Theo Tuốc-ghê-nhép)
Đáp án: 
Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện nói về người ăn xin cần sự giúp đỡ của nhân vật “tôi”. “Tôi” không có gì cho lão nhưng lão đã nhận được từ nhân vật “tôi” hành động “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy” cùng lời nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả”.
Nhân vật “tôi” cũng nhận được từ người ăn xin nụ cười cùng lời cảm ơn: “Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.
Câu chuyện Người ăn xin thể hiện một nét đẹp trong văn hóa ứng xử nhưng sâu xa hơn đó là giá trị của tình yêu thương, mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.
Phân tích, chứng minh, bàn luận:
Trong cuộc sống, cần có thái độ nhã nhặn, lịch sự và tình yêu thương, biết chia sẻ và cảm thông như hai nhân vật trong câu chuyện kia.
Sự cho đi ở đây không nằm ở giá trị vật chất mà là ở giá trị tinh thần: Lời nói ân cần, động viên, cử chỉ quan tâm tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đem đến cho người khác sự ấm áp của tình người. Đó là món quà tinh thần vô giá, có giá trị động viên hơn cả vật chất.
Nếu chúng ta cho đi, cũng có nghĩa là chúng ta nhận lại rất nhiều : Người ăn xin và nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã cho và nhận được “một cái gì đó” từ đối phương. Điều nhận được ở họ chính là sự cảm thông, tôn trọng và tình cảm chân thành.
Giao tiếp có văn hòa giúp xã hội văn minh, tốt đẹp. Sống biết cảm thông, biết chia sẻ giúp con người xích lại gần nhau, giúp đỡ, động viên nhau cùng vượt lên số phận.
Bên cạnh những con người nhã nhặn, giàu tình yêu thương, vẫn còn đó những kẻ thiếu văn hóa trong ứng xử, vô cảm đối với đồng loại. Hơn thế nữa, còn có những kẻ lợi dụng tình yêu thương để trục lợi. Cần loại trừ những hạt sạn đó để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Bài học nhận thức và hành động:
Trong giaop tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Sống gắn bó với mọi người, xem việc giúp đỡ, chia sẻ với người khác là niềm vui, hạnh phúc.
Luôn giữ gìn nét đẹp trong văn hóa ứng xử và không ngừng bồi đắp lòng nhân ái để cuộc sống thêm ý nghĩa.
Câu 11: Em hãy chia sẻ về: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em?
Đáp án: Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Xác định và trình bày rõ ràng bài học có ý nghĩa rút ra từ cuộc sống.
Bài học ấy được rút ra từ những trường hợp cụ thể đối với bản thân.
Câu 12: Trình bày quan điểm của bản thân em về tính trung thực trong phẩm chất của con người Việt Nam?
Đáp án: 
Bàn về tính trung thực trong phẩm chất con người, học sinh cần lưu ý những điểm sau:
Có thể khái lược về các yếu tố góp phần tạo nên phẩm chất truyền thống của con người: “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
Cốt lõi của chữ “tín” đó là tính trung thực. Chính nó sẽ phân định được những hạng người trong xã hội: Người quân tử, kẻ tiêu nhân, người tốt, kẻ xấu
Trong xã hội ngày nay, vấn đề về tính trung thực vẫn còn đang là vấn đề mang tính thời sự, cho nên con người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh cần phải rèn luyện những phẩm chất cao đẹp để hoàn thiện bản thân mình và góp phần làm cho xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Khái quát vấn đề, liên hệ, sáng tạo.
Câu 13: Nhà văn Pháp Đi-đơ-rô nói: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Quan điểm của em?
Đáp án:
Giải thích: 
	“Người hạnh phúc nhất” là: sự mãn nguyện của tâm hồn, cảm nhận tự bằng lòng về mình, cảm thấy mình sống đúng với ý nghĩa của sự sống.
Bình luận
Tại sao nói “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”?
	+ Làm được những việc to lớn, có được những thành tựu vĩ đại, thỏa mãn được niềm mong mỏi của một số lượng đông đảo con người, cho cả nhân loại hay cả một dân tộc. VD: Một người phát minh ra thứ thuốc chữa được căn bệnh nan y đã từng gây đau khổ cho hàng triệu ngườiĐó là những người vô cùng hạnh phúc.
	+ Trong cuộc sống bình thường, biết hết lòng giúp đỡ những người xung quanh, giảm bớt những phiền muộn khổ đau, đó là những điều mà bất kì ai, nếu mong muốn thì đều có thể làm được, không phải chỉ một lần mà trong suốt cả cuộc đời.
	+ Nói “nhiều nhất” không ngụ ý nhắc đến một con số tuyệt đối nào, là hàng vạn hay hàng triệu người, mà chính là nói đến khả năng cao nhất trong hoàn cảnh và khả năng của từng người. Bất kì ai cũng có thể đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất.
Tại sao nói “Người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” lại là “người hạnh phúc nhất”?
	+ Đi-đơ-rô đã khẳng định một lẽ sống đúng, rất tốt đẹp: Hạnh phúc của mỗi người phải gắn liền với hạnh phúc của người khác, phải bắt đầu từ hạnh phúc của người khác, tùy thuộc vào hạnh phúc của người khác.
	+ Truyền thống Việt Nam khuyên: “Thương người như thể thương thân”.
	+ Đây là một đạo lí đòi hỏi hành động tích cực: Không chỉ yêu thương con người mà còn “đem lại hạnh phúc” cho người nhiều người.
	+ Đạo lí của Đi-đơ-rô còn đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người.
Suy nghĩ của em:
	+ Câu nói ấy có tác dụng như thế nào?
	+ Bản thân em đã hành động như thế nào để đem lại hạnh phúc cho nhiều người?

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_dap_an_vong_thi_thuyet_trinh_thanh_lich_van_minh.doc