Bài tập chương – Môn Hoá học lớp 11 - Học kỳ I (năm 2016 – 2017)

doc 26 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1820Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập chương – Môn Hoá học lớp 11 - Học kỳ I (năm 2016 – 2017)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập chương – Môn Hoá học lớp 11 - Học kỳ I (năm 2016 – 2017)
BÀI TẬP CHƯƠNG – MÔN HOÁ HỌC
 LỚP 11 - HỌC KỲ I ( 2016 – 2017 )
 CHƯƠNG I : SỰ ĐIỆN LI
I- CHẤT ĐIỆN LI, SỰ ĐIỆN LI :
Câu 1 :Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được :
A. Nước biển B. Dung dịch saccarozơ C. NaCl nóng chảy D. Dung dịch KCl 
Câu 2 : Nhóm các chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li :
A. H2S, SO2, Cl2, H2SO3 	B. CH4, NaHCO3, C6H12O6, C2H5OH
C. Ca(OH)2, HF, C12H22O11, C2H4 	D. H2SO3, NaHCO3, HF, Ca(OH)2 
Câu 3 : Một dung dịch có chứa a mol Mg2+, b mol K+, c mol NH4+, d mol SO42-, e mol NO3-; g mol Cl-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d, e, g là :
A. a + b + c = d + e + g B. 2a + b + c = 2d + e + g 
C. 2a + b = c + 3d + e + g D. 24a + 39b + 18c = 96d + 62e + 35,5g 
Câu 4 : Một dung dịch có chứa 0,07 mol Ca2+; x mol Mg2+; 0,07 mol Cl-; 0,21 mol NO3-. Khối lượng 
chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch là :
A. 19,985 gam B. 23,345 gam 	C. 19,8814 gam D. 23,065 gam
Câu 5 : Một dung dịch có chứa Na+, NH4+, SO42-, NO3-. Hai muối hoà tan tạo dung dịch đó là :
A. Na2SO4 và NH4NO3 B. NaNO3 và (NH4)2SO4 C. a, b đều có thể đúng D. a, b đều không đúng
Câu 6 : Một dung dịch có chứa 0,15 mol Al3+; 0,1 mol K+; 0,05 mol SO42-; 0,45 mol Br-. 2 muối hoà tan tạo dung dịch là :
A. Al2(SO4)3 và KBr B. AlBr3 và K2SO4 C. a, b đều có thể đúng D. a, b đều không đúng
Câu 7 : Dung dịch A chứa đồng thời 2 muối KCl 0,21M và Na3PO40,07M. Để pha 500 ml dung dịch A, cần dùng :
A. 0,105 mol KCl; 0,035 mol Na3PO4 B. 0,105 mol NaCl; 0,035 mol K3PO4
C. 0,21 mol KCl; 0,07 mol Na3PO4 D. a, b đều có thể đúng 
Câu 8 : Dung dịch A chứa đồng thời 3 muối : Na2SO4 0,3M; KCl 0,6M; NaCl 0,3M. Có thể pha chế 
dung dịch A bằng cách hoà tan 2 muối :
A. NaCl, K2SO4 B. Na2SO4, KCl C. Na2SO4, NaCl D. a, b đều có thể đúng
Câu 9 :Có 4 dung dịch cùng nồng độ mol : KCl, K2SO4, C2H5OH, CH3COOH. Sắp xếp theo thứ tự 
khả năng dẫn điện tăng dần :
A. KCl < K2SO4 < C2H5OH < CH3COOH	B. K2SO4 < KCl < C2H5OH < CH3COOH
C. C2H5OH < CH3COOH < KCl < K2SO4	D. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < KCl
Câu 10 : Chọn câu sai :
A. Dung dịch HNO3 chứa các ion H+, NO3- với nồng độ bằng nhau
B. Dung dịch Ba(NO3)2 chứa các ion Ba2+, NO3- với [NO3-] = 2[Ba2+]
C. Dung dịch CH3COOH 1M chứa ion H+ với [H+] < 1 mol/l
D. Dung dịch H3PO4 chứa các ion H+, PO43- với [H+] = 3[PO43-]
Câu 11 : Cho các chất sau đây: HNO3 (1), Cu(NO3)2 (2), Ca3(PO4)2 (3), H3PO4 (4), CaCl2 (5), CuSO4 
(6), FeSO4 (7) , H2SO4 (8), NaCl (9), H2S (10). Những chất nào dưới đây chỉ gồm các chất 
điện li mạnh: 
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (5), (6), (8) 
C. (1), (5), (6), (7), (10) D. (2), (3), (4), (5), (9) 
Câu 12 : Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện li yếu :
A. H2S, HClO, H2O, NH3 , HF B. H2O, H2S, NH3, NH4Cl
C. NH3, CH3COONa, HClO2, HBr 	D. CH3COOH, BaSO4, H2CO3, Ca(NO3)2 
Câu 13 : Có dung dịch HNO2 0,2 M (dung dịch A) và HNO2 0,1M (dung dịch B) ở cùng một nhiệt độ
Hằng số axit HNO2 trong dung dịch A lớn hơn trong dung dịch B
Hằng số axit HNO2 trong dung dịch A nhỏ hơn trong dung dịch B
Độ điện li của HNO2 trong dung dịch A lớn hơn trong dung dịch B
Độ điện li của HNO2 trong dung dịch A nhỏ hơn trong dung dịch B
Câu 14 : Có dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch, giữ nồng độ không đổi thì 
Độ điện li và hằng số điện li đều không đổi
Độ điện li thay đổi , hằng số điện li không đổi
Độ điện li không đổi , hằng số điện li thay đổi
Độ điện li thay đổi , hằng số điện li thay đổi
Câu 15 : Chọn câu đúng :
Chỉ có hợp chất ion mới điện li khi tan trong nước
Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất điện li
Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1
Với chất điện li yếu, độ điện li giảm khi tăng nồng độ
Câu 16: Khi cho vài giọt HCl vào dung dịch CH3COOH :
A. Độ điện li của CH3COOH giảm 	B. Độ điện li của CH3COOH tăng
C. Hằng số axit của CH3COOH giảm 	D. Hằng số axit của CH3COOH tăng 
Câu 17: Trộn 2 dung dịch NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,5M theo tỉ lệ thể tích bằng nhau, xem thể tích 
dung dịch không đổi, nồng độ mol của Na+, Ba2+, OH- trong dung dịch lần lượt là :
A. 0,15 ; 0,25; 0,65 B. 0,3; 0,5; 1,3 C. 0,6; 1; 2,6 D. 0,65; 0,25; 0,15
Câu 18: Nồng độ mol của các ion H+; Na+, Cl-, NO3-, SO42- trong dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M; 
HNO3 0,3M; H2SO4 0,4M; Na2SO4 0,5M lần lượt là :
A. 0,26 ; 0,2; 0,04; 0,06 ; 0,18 	B. 1,3 ; 1; 0,2; 0,3 ; 0,9
C. 1,3 ; 0,2; 0,3 ; 0,9 ; 1 	D. 0,2; 0,2; 0,3 ; 0,9
Câu 19:Trong 200ml dung dịch HNO2 có 7,2276.1020 ion H+, 3,541524.1022 phân tử HNO2. Độ điện li 
của HNO2 là :
A. 0,02 B. 0,03 	C. 0,0204 D. 0,0304
Câu 20: Dung dịch CH3COOH 0,12% có khối lượng riêng gần bằng 1g/ml. Độ điện li của CH3COOH 
trong điều kiện này là 3%. Nồng độ mol của H+ trong dung dịch này là :
A. 0,0003 B. 0,0012 C. 0,0006 D. Kết quả khác
II- PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI :
Câu 1 : Chọn câu sai : Phương trình ion của phản ứng cho biết :
Những ion nào trong dung dịch phản ứng được với nhau
Nồng độ những ion nào trong dung dịch giảm xuống
Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li
Không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li
Câu 2 : Chọn câu sai :
Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi sản phẩm có ít nhất 1 chất 
kết tủa, hoặc chất dễ bay hơi, hoặc chất điện li yếu
Một axit mạnh có thể đẩy một axit yếu hơn ra khỏi dung dịch muối
Một axit yếu không thể đẩy một axit mạnh hơn ra khỏi dung dịch muối
Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li xảy ra theo chiều giảm số ion trong 
dung dịch.
Câu 3 : Phương trình ion của phản ứng Fe2(SO4)3 + NaOH là :
A. Fe3+ + OH- Fe(OH)3 	B. Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3 
C. 2Na+ + SO42- Na2SO4 	D. b, c đều đúng
Câu 4 : Phương trình ion của phản ứng Fe + H2SO4 đặc là :
A. Fe + 2H+ Fe2+ + H2 	B. 2Fe3+ + 3SO42- Fe2(SO4)3 
C. Fe + SO42- FeSO4 	D. 2Fe + 12H+ + 3SO42- 2Fe3+ +3SO2+ 6H2O
Câu 5 : Phương trình phân tử của phản ứng : Cr3+ + 3OH- Cr(OH)3 là :
CrCl3 + 3NaOH Cr(OH)3+ 3NaCl 
Cr2(SO4)3 + 6KOH 2Cr(OH)3+ 3K2SO4
2Cr(NO3)3 + 3Ba(OH)2 2Cr(OH)3+ 3Ba(NO3)2 
a, b, c đều đúng
Câu 6 : Phương trình phân tử của phản ứng : Ag+ + 2NH3 [Ag(NH3)2]+ là :
A. AgNO3+ 2NH3 [Ag(NH3)2]NO3 	B. AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2]Cl 
C. AgBr + 2NH3 [Ag(NH3)2]Br 	D. a, b, c đều đúng
Câu 7 : Có 4 dung dịch KOH, CuSO4, Ba(NO3)2, H2S. Số cặp dung dịch có thể phản ứng với nhau là :
A. 2 B. 3 	C. 4 D. 5 
Câu 8 : Các cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch :
(1) NH4NO3 , Ba(OH)2, (2) MgCl2 , KOH , (3) (NH4)2SO4, NaCl , (4) Ca(NO3)2, Na2CO3, (5) Ba(NO3)2 , K2SO4, (6) Na2SO4, KCl
A. 1, 6 B. 3, 6 	C. 2, 4 D. 2, 5
Câu 9 : Chất X là một muối tan được trong nước. Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư hoặc NaOH dư đều có kết tủa xuất hiện. X có thể là chất nào trong số các chất sau : NaCl (A), AgNO3(B), CuSO4 (C), MgCO3 (D), MgSO4(E), FeSO4 (G), Na2CO3 (H), Cu(NO3)2 (I)
A. B, C, D, E B. B, C, E, G C. A, C, E, G D. B, C, D, H, I 
Câu 10 : Cho 6 ion sau đây : Mg2+, Na+, Ba2+, SO42-, CO32-, NO3-, người ta có thể tạo được 3 dung dịch có đủ 6 ion, trong đó mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong các loại trên. Ba dung dịch nào đưới đây là phù hợp ?
A. BaSO4, MgCO3, NaNO3 	B. Ba(NO3)2, MgSO4, Na2CO3 
C. BaCO3, Mg(NO3)2, Na2SO4 	D. Ba(NO3)2, MgCO3, Na2SO4 
Câu 11 : Cho các dung dịch A, B, C, D như sau :
_ Dung dịch A chứa Na+, NH4+, SO42-, Cl- 
_ Dung dịch B chứa H+, K+, Na+, Cl-
_ Dung dịch C chứa Ba2+, Ca2+, OH-, Cl-
_ Dung dịch D chứa K+, NH4+, CO32-, NO3-
Trộn 2 dung dịch vào nhau thì cặp nào không phản ứng ?
A. A và B B. B và C C. C và D D. A và C 
Câu 12 : Nếu qui định rằng 2 ion kết hợp với nhau tạo chất kết tủa, chất khí hay chất điện li yếu là một cặp ion đối kháng thì tập hợp các ion nào sau đây chứa ion đối kháng với OH- :
A. Ba2+, K+, SO42-, Cl- 	B. Ba2+, Ag+, NO3-, CH3COO – 
C. Na+, K+, HCO3-, HSO3- 	D. c và b 
Câu 13 : Cho 2 phản ứng : CaCl2 + Na2CO3 ® 2NaCl + CaCO3¯ (1)
 BaCl2 + CO2 + H2O ® BaCO3¯ + 2HCl (2)
A. (1) xảy ra được B. (2) xảy ra được 
C. (1) và (2) đều không xảy ra được D. (1) và (2) đều xảy ra được
Câu 14 : Cho 2 phản ứng : CH3COONa + H2O + SO2 ® CH3COOH + NaHSO3 (1)
 CH3COONa + H2O + CO2 ® CH3COOH + NaHCO3 (2) 
A. (1) xảy ra được 	B. (2) xảy ra được 
C. (1) và (2) đều không xảy ra được 	D. (1) và (2) đều xảy ra được
Câu 15 : Phương trình ion nào sau đây đúng :
 Ba2+ + SO42- BaSO4 (1) 2NH4++SO42-(NH4)2SO4 (2) 
Cu2+ + 4NH3 Cu(NH3)42+ (3) Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4 ]2+ + 2OH-(4)
2H+ + SO42- H2SO4 (5) BaCO3 + 2H+ Ba2+ + CO2 + H2O (6)
A. 1, 3, 4, 6 B. 1, 2, 4, 5
C. 1, 3, 5, 6 D. 2, 3, 5, 6
Câu 16 : Phương trình phản ứng nào sau đây sai :
H2CO3 + CaSO4 CaCO3+ H2SO4 (1) 
Pb(NO3)2 + H2S PbS+ 2HNO3 (2) 
2NH4NO3 + Ba(OH)2 Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O (3)
FeSO4 + H2S FeS + H2SO4 (4) 
2NH3 + ZnSO4 + 2H2O Zn(OH)2+(NH4)2SO4 (5)
CH3COONa + HCl CH3COOH + NaCl (6)
A. 1, 2, 3, 6 B. 1, 4	C. 1, 2, 4 D. 1,4, 6
Câu 17 : Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion ?
Pb(NO3)2 + Na2SO4 PbSO4 + 2NaNO3
Pb(OH)2 + H2SO4 PbSO4 + 2H2O
PbS + 4H2O2 PbSO4 + 4H2O
(CH3COO)2Pb + H2SO4 PbSO4 + CH3COOH
Câu 18 : Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion ? 
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3
2Fe(NO3)3 + 2KI 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
Zn + 2Fe(NO3)3 Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 19 : Dung dịch A có chứa các ion K+, NH4+, Cl-, SO42- do 2 muối trung hòa hòa tan trong nước. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư vào dung dịch A, thu được 4,194g kết tủa trắng và 268,8 ml khí (đktc) thoát ra. Hai muối được dùng để hòa tan tạo A là :
	A. NH4Cl , K2SO4 B. (NH4)2SO4, KCl C. NH4HSO4, KCl D. a, b đều đúng
Câu 20 : Dung dịch A chứa các ion :Na+ , NH , SO, CO . Nếu cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư , đun nóng , ta thu được 3,01 g kết tủa X và 329,28 ml khí Y ở 13,50C và 1 atm .Nếu cho A tác dụng với dd HCl dư thu được 164,5 ml khí ở 13,50C và 1 atm .Tổng khối lượng các muối trong A là
A. 3,332 gam B. 0,833 gam 	C. 1,666 gam D. Kết quả khác
III- AXIT- BAZƠ- pH CỦA DUNG DỊCH :
Câu 1 : Kết luận nào đúng theo thuyết điện li của Arrhenius :
Một hợp chất trong thành phần phân tử có nguyên tử H là một axit
Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là một bazơ
Một hợp chất trong thành phần phân tử có nguyên tử H và phân li ra ion H+ trong nước là
một axit
a, b, c đều đúng
Câu 2 : Kết luận nào đúng theo thuyết proton của Brosted :
Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH
Axit hoặc bazơ chỉ có thể là phân tử trung hoà
Trong thành phần của bazơ có thể có hoặc không có nhóm OH
Axit là chất có thể nhận proton
Câu 3 : Chọn những câu đúng :
(1) Hằng số axit phụ thuộc nồng độ
(2) Hằng số axit phụ thuộc bản chất của axit
(3) Hằng số axit phụ thuộc nhiệt độ
(4) Hằng số axit càng nhỏ thì lực axit càng yếu
(5) Hằng số bazơ càng nhỏ thì lực bazơ càng mạnh
A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 4	C. 1, 3, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 4 : Khi nói " axit fomic HCOOH mạnh hơn axit axetic CH3COOH " có nghĩa là :
Dung dịch axit fomic có nồng độ mol lớn hơn dung dịch axit axetic
Dung dịch axit fomic có nồng độ phần trăm lớn hơn dung dịch axit axetic
Dung dịch axit fomic bao giờ cũng có nồng độ mol của ion H+ lớn hơn dung dịch axit axetic
Axit fomic có hằng số axit lớn hơn axit axetic ở cùng nhiệt độ
Câu 5 : Cho các phản ứng sau đây :
(1) HCl + H2O Cl- + H3O+ (2) H2SO3 + H2O HSO3- + H3O+ 
(3) CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O (4) NH4+ + H2O NH3 + H3O+ 
Chọn phát biểu đúng :
H2O đóng vai trò axit trong các phản ứng 1, 2, 4
H2O đóng vai trò bazơ trong các phản ứng 1, 2, 4
H2O đóng vai trò axit trong các phản ứng 1, 2, 3, 4
H2O đóng vai trò bazơ trong các phản ứng 1, 2, 3, 4
Câu 6 : Cho các phản ứng sau đây :
(1) NH3 + H2O NH4+ + OH- (2) NaOH + H2O Na+. H2O + OH-
(3) CO32- + H2O HCO3- + OH- (4) H2C2O4 + 2H2O H2C2O4 .2H2O 
Chọn phát biểu đúng :
H2O đóng vai trò axit trong các phản ứng 1, 2, 3
H2O đóng vai trò bazơ trong các phản ứng 1, 2, 3
H2O đóng vai trò axit trong các phản ứng 1, 2, 3, 4
H2O đóng vai trò bazơ trong các phản ứng 1, 2, 3, 4 
Câu 7 : Cho các phân tử và ion sau : HClO4, HClO, ClO4-, ClO-, HCO3-, HSO4-, SO42-, CO32-, Na+, 
Cu2+. Chọn câu đúng :
HClO4, HClO, HSO4-, Cu2+ là axit C. ClO4-, ClO-, HCO3-, HSO4-, SO42-, CO32- là bazơ
HSO4-, Na+, Cu2+ trung tính D. HCO3-, HSO4-, ClO4- lưỡng tính
Câu 8 :Cho các phân tử và ion sau : HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-, NH4+, NH3, S2-, HPO42-. Chọn câu sai :
A. HI, NH4+ là axit 	B. HI, CH3COO-, H2PO4-, HPO42-là axit
C. CH3COO-, S2-, PO43-, NH3 là bazơ 	 D. H2PO4-, HPO42- lưỡng tính
Câu 9 : Tích số ion của nước sẽ tăng lên khi :
A. Tăng áp suất B. Tăng nhiệt độ C. Tăng nồng độ H+ D. Tăng nồng độ OH- 
Câu 10 :Trong y học, giá trị KW ở 37oC ( nhiệt độ cơ thể) là 2,5.10-14. Giá trị pH của dung dịch có 
môi trường trung tính ở 37oC là :
A. 7 B. 6,8 	C. 7,2 D. 6
Câu 11 : Một dung dịch có [OH-] = 2.10-9. Môi trường của dung dịch là :
A. axit B. kiềm 	C. trung tính D. lưỡng tính 
Câu 12 : Một dung dịch có [H+] = 10-10. Môi trường của dung dịch là :
A. axit B. kiềm 	C. trung tính D. lưỡng tính 
Câu 13 : Dung dịch chứa 1,46 gam HCl trong 800 ml dung dịch. pH của dung dịch này là :
A. 2,6 B. 1,3	C. 1 D. 2
Câu 14 : Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 400 ml dung dịch có pH = 13 ?
A. 4 B. 3,2 	C. 1,6 D. 0,16
Câu 15 :Dung dịch HCOOH 0,092% có khối lượng riêng xấp xỉ bằng 1 g/ml. Độ điện li của HCOOH là 5%. pH của dung dịch là :
A. 2 B. 3 	C. 1 D. 2,5
Câu 16 :Cho dung dịch Đi metyl amin(CH3)2NH 1,5M; Hằng số bazơ của Đi metyl amin Kb = 5,9.10-4. pH của dung dịch là :
A. 12 B. 12,48	C. 13 D. 11,3
Câu 17 : Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M, điều nào sau đây đúng ?
A. pH = 1 B. pH > 1 	C. [H+] = [NO3-] 	D. a, c đúng
Câu 18 : Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,1M, điều nào sau đây đúng ?
A. pH = 1 B. pH 1 	D. [H+] > [NO2-] 
Câu 19 : Trong 500 ml dung dịch HF chứa 1 gam HF nguyên chất. Độ điện li của HF trong dung dịch này là 8%. Hằng số axit của HF là :
A. 6,9.10-4 B. 6,9.10-5	C. 3,45.10-4 D. 3,45.10-5
Câu 20 : Hoà tan 1,344 lít khí NH3 (đktc) vào nước thành 200 ml dung dịch. Hằng số bazơ của NH3 là 1,85.10-5. Độ điện li của NH3 là :
A. 0,009 B. 0,0078 	C. 0,0039 D. 0,0023
Câu 21 : pH của dung dịch thu được khi trộn 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M với 60 ml dung dịch NaOH 0,5M là : 
A. 1 B. 13 	C. 2 D. 12
Câu 22 : Trộn 2,75 lít dung dịch Ba(OH)2 có pH= 13 với 2,25 lít dung dịch HCl có pH = 1. pH của dung dịch thu được là :
A. 11,3 B. 2 	C. 12 D. 1
Câu 23 : Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh có pH = 5 với V2 lít dung dịch bazơ mạnh có pH = 9 thì dung dịch thu được có pH = 6. Xem thể tích dung dịch không đổi. Tỉ lệ V1 / V2 là :
A. 1/ 2 B. 11 / 9 C. 2 /1 D. 9/11 
Câu 24 : Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol, độ điện li của CH3COOH ở nồng độ đó là 1%. Giá trị pH của 2 dung dịch lần lượt là x, y. Quan hệ giữa x và y :
A. y = 100x B. y = 2x 	C. y = x+2 	D. y = x - 2
Câu 25 : Tính độ điện li của HA trong dung dịch HA 0,1M có pH = 3. Thêm 0,01 mol HCl vào 100 ml dung dịch này thì độ điện li có thay đổi không ?
A. 0,01 và tăng B. 0,001 và không thay đổi 
C. 0,001 và giảm D. 0,01 và giảm 
Câu 26 :Trộn 1ml dung dịch chứa Ba(OH)20,1M và NaOH 0,1M với 4 ml dung dịch chứa H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M, thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch là:
A. 1 B. 2 	C. 7 D. 12
Câu 27 : So sánh pH các dung dịch có cùng nồng độ mol : NH3, NaOH, Ba(OH)2 :
A. NH3 > NaOH > Ba(OH)2 	B. NH3 < NaOH < Ba(OH)2 
C. NH3 = NaOH > Ba(OH)2 	D. NH3 = NaOH < Ba(OH)2 
Câu 28 : So sánh pH các dung dịch có cùng nồng độ mol : HNO2, HNO3, H2SO4 :
A. HNO2 > HNO3 > H2SO4 	B. HNO2 < HNO3 < H2SO4 
C. HNO2 = HNO3 > H2SO4 	D. HNO2 = HNO3 < H2SO4 
Câu 29 : So sánh nồng độ mol các dung dịch có cùng pH : NH3, NaOH, Ba(OH)2 :
A. NH3 > NaOH > Ba(OH)2 	B. NH3 < NaOH < Ba(OH)2 
C. NH3 = NaOH > Ba(OH)2 	D. NH3 = NaOH < Ba(OH)2 
Câu 30 : So sánh nồng độ mol các dung dịch có cùng pH : HNO2, HNO3, H2SO4 :
A. HNO2 > HNO3 > H2SO4 	B. HNO2 < HNO3 < H2SO4 
C. HNO2 = HNO3 > H2SO4 	D. HNO2 = HNO3 < H2SO4 
IV- MUỐI :
Câu 1 : Muối trung hoà là :
Muối mà dung dịch có pH = 7
Muối mà gốc axit không còn H 
Muối tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh
Muối mà gốc axit không còn H có khả năng thay thế bởi kim loại
Câu 2 : Muối axit là :
A. Muối mà dung dịch có pH < 7
Muối mà gốc axit còn H 
Muối có khả năng phản ứng với axit, bazơ
Muối mà gốc axit còn H có khả năng phân li ra H+
Câu 3 : Chọn câu đúng :
Phản ứng thủy phân của muối không phải là phản ứng giữa axit và bazơ
Phản ứng thủy phân của muối là phản ứng giữa axit và bazơ
Một muối của một axit yếu và một bazơ yếu khi thủy phân luôn luôn cho môi trường axit
Một muối của một axit yếu và một bazơ mạnh khi thủy phân luôn luôn cho môi trường axit
 Câu 4 : Loại muối trung hoà nào không bị thủy phân :
A. Muối của axit mạnh và bazơ mạnh 	B. Muối của axit yếu và bazơ yếu
C. Muối của axit mạnh và bazơ yếu 	D. Muối của axit yếu và bazơ mạnh 
Câu 5 : Theo thuyết proton của Brosted thì các chất và ion : NH4+(1) , Al3+ (2), C6H5O- (3) , S2- (4), Zn(OH)2 (5), K+ (6) , Cl- (7)
A. 1, 3, 5 là trung tính B. 1, 2 là axit 
C. 3, 4, 7 là bazơ D. 5, 6 là lưỡng tính 
Câu 6 : Theo thuyết proton của Brosted thì :
A. Na+, CO32-, S2- có tính bazơ 	B. Fe3+, HSO4-, HCO3- có tính axit 
C. Br-, ClO4-, Cu2+ trung tính 	D. Cu2+, NH4+, HSO4- có tính axit
Câu 7 : Các dung dịch cho dưới đây có giá trị pH lớn hơn hay nhỏ hơn hay bằng 7 : NH4NO3 (1), K2SO4 (2), Fe(NO3)3 (3), K2S (4), CH3COONH4 (5) ?
A. 1, 2, 3 có pH > 7 B. 2, 4, 5 có pH = 7 
C. 1, 3 có pH < 7 D. 4, 5 có pH = 7 
Câu 8 : Hoà tan 5 muối: Ba(NO3)2 (1), (NH4)2SO4 (2), Cu(NO3)2 (3), Na2S (4), C6H5ONa (5) vào 
nước thành 5 dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung dịch một ít quì tím, hỏi quì tím đổi thành màu gì?
A. 1, 2 làm quì tím không đổi màu 	B. 2, 3 làm quì tím đổi thành màu đỏ
C. 3, 5 làm quì tím đổi thành màu xanh 	D. 2, 4 làm quì tím đổi thành màu xanh 
Câu 9 : Dung dịch A làm quì tím ngả màu xanh, dung dịch B không làm đổi màu quì tím. Trộn lẫn 2 
dung dịch đó lại thì xuất hiện kết tủa. A, B lần lượt là:
A. NaOH , K2SO4 B. KOH , FeCl3 C. K2CO3, Ba(NO3)2 D. Na2CO3 , KNO3 
Câu 10 : Dung dịch A làm quì tím ngả màu xanh, dung dịch B làm quì tím ngả màu đỏ. Trộn lẫn 2 
dung dịch đó lại thì xuất hiện kết tủa. A, B lần lượt là:
A. NaOH , K2SO4 B. KOH , FeCl3 
C. K2CO3, Ba(NO3)2 D. Na2CO3 , KNO3 
Câu 11 : Khi hoà tan NaHCO3 nguyên chất vào nước thì dung dịch thu được có pH khác 7. Điều nào 
dưới đây là nguyên nhân của hiện tượng này ?
Ion natri nhận proton làm dung dịch có tính bazơ
Ion HCO3- cho proton cho H2O tạo ra H3O+ trong dung dịch
Ion HCO3- nhận proton của H2O tạo ra OH- trong dung dịch
Ion natri cho proton làm dung dịch có tính axit
Câu 12 : Khi hoà tan NaHSO4 nguyên chất vào nước thì dung dịch thu được có pH khác 7. Điều nào 
dưới đây là nguyên nhân của hiện tượng này ?
Ion natri nhận proton làm dung dịch có tính bazơ
Ion HSO4- cho proton cho H2O tạo ra H3O+ trong dung dịch
Ion HSO4- nhận proton của H2O tạo ra OH- trong dung dịch
Ion natri cho proton làm dung dịch có tính axit
Câu 13 : Các cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. (NH4)2CO3 , HNO3 	B. NH4HCO3 , (NH4)2SO4 
C. (NH4)2SO4 , KOH 	D. NH4HCO3 , NH4HSO4 
Câu 14 : Cặp ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. H+, NH4+ B. OH-, CO32- C. Fe3+, CO32- D. Ba2+, NO3- 
Câu 15 : Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ riêng biệt : NH4NO3, Mg(NO3)2, Al(NO3)3, (NH4)2SO4. Thuốc thử thích hợp nhất để nhận biết 4 dung dịch trên là:
A. Quì tím B. HCl C. Ba(OH)2 D. H2SO4 
Câu 16 : Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ riêng biệt : NH4Cl, KCl, K2SO3, (NH4)2CO3. Thuốc thử thích 
hợp nhất để nhận biết 4 dung dịch trên là:
A. Mg(OH)2 B. BaCl2 C. Ca(OH)2 D. KOH 
Câu 17 : Chọn dãy các chất mà tất cả các muối đều bị thủy phân khi tan trong nước :
A. Na3PO4, CaCl2, KNO3 	B. Mg(NO3)2 , Ba(NO3)2, KClO4 
C. Na2CO3, NaHS, Na2SO4 	D. Al2(SO4)3, Na3PO4, Na2SO3 
Câu 18 : Chọn dãy các chất mà tất cả các muối đều không bị thủy phân khi tan t

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_hk1_hoa_11.doc