Bài giảng Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2076Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất
BÀI 15: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Thuỷ quyển
1. Khái niệm: Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái đất
a) Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước chỉ tham gia hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi. Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.
b) Vòng tuần hoàn lớn: Tham gia ba giai đoạn: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc bốn giai đoạn: bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm - nước ngầm - biển, biển lại bốc hơi. Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa sâu vào lục địa, tùi vào từng khu vực địa hình, khí hậu tạo thành mưa, tuyết, mưa nhiều, tuyết tan chảy theo sông, mạch nước ngầm từ lục địa ra biển. 
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới , nguồn tiếp nước chủ yếu là nguồn nước mưa, nên chế độ nước sông phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa.
- Ở những vùng đất đá nước ngầm đóng vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông.
- Miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao , mực nước sông do băng tuyết tan cung cấp.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm.
- Địa hình: ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình.
- Thực vật: Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: Nước sông dâng lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước sông cạn nước từ hồ đầm lại chảy ra sông à hồ, đầm giúp điều hoà chế độ nước sông.
III. Một số sông lớn trên Trái đất.
1. Sông Nin
2. Sông A-ma-dôn
3. Sông I-ê-nít-xây
 Phiếu học tập 
Sông
Nơi bắt nguồn
Diện tích lưu vực (km2)
Chiều dài (Km)
Vị trí
Nguồn cung cấp nước chính
Nin
Hồ Victoria
2881000
6685
Khu vực xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt; châu Phi
Mưa và nước ngầm
A-ma-dôn
Dãy Anđét
7170000
6437
Khu vực xích đạo, châu Mỹ
Mưa và nước ngầm
I-ê-nít- xây
 Dãy Xaian
2580000
4102
Khu vực ôn đới lạnh, Châu Á
Băng, tuyết tan
1 Quan hệ chế độ nước sông và chế độ mưa: Ở xích đạo, lượng mưa nhiều, mưa quanh năm à sông ngòi đầy nước quanh năm. Ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có một mùa mưa, một mùa khô nên sông có một mùa nước lũ, một mùa nước cạn.
2. Ở miền Trung mực nước lũ ở các sông ngòi lên rất nhanh vì sông dốc, ngắn do địa hình núi lan ra biển. Khi mưa mưa tập trung, mưa với lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.
BÀI 16: SÓNG – THỦY TRIỀU – DÒNG BIỂN
I.Sóng biển:
1. Khái niệm: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
2. Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió, gió càng mạnh thì sóng càng to
3. Sóng thần: Có chiều cao và tốc độ rất lớn, cao khoảng 20-40m truyền theo chiều ngang, tốc độ 400-800 km/h.Khi vào bờ sóng thần có sức tàn phá lớn.
Nguyên nhân của sóng thần: Chủ yếu do động đất gây ra, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
 Các dấu hiệu để nhận biết sóng thần( cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ; sau đó nước biển sủi bọt; một thời gian sau, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ; cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ,tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua)
II. Thủy triều:
1. Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
2. Nguyên nhân: Chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt trời.
3. Đặc điểm
- Khi Mặt trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất – triều cường.
- Khi Mặt Trăng, Mặt trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất – triều kém.
II. Dòng biển
1. Phân loại: Có hai loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
2. Phân bố: - Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về cực.
 - Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 300 -400, chảy về phía xích đạo.Ở bán cầu Bắc có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía xích đạo.
 - Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. VD: Bắc Ấn Độ Dương về mùa hạ ( sách trang 61)
 - Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.
* Dòng biển và qui luật hoạt động ảnh hưởng đến khí hậu?
- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng, ở vùng chí tuyến, bờ đông của lục địa có khí hậu ẩm , mưa nhiều.
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh, bờ tây của lục địa có khí hậu khô,
BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN, CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
I.Thổ nhưỡng (đất): 
- Thổ nhưỡng (đất): Lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì đất: Là khả năng cung cấp nước,nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
II. Các nhân tố hình thành đất.
1. Đá mẹ
- Là những sản phẩm phá hủy của đá gốc( nham thạch).
- Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất.
2. Khí hậu
- Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: Nhiệt độ, độ ẩm làm đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hóa học) trở thành những sản phẩm phong hoá; rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng đến sự hoà tan – rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
 Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự tạo thành đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
- Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
 + Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá.
 + Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
 + Động vật sống trong đất: Góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
- Ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm.
- Vùng núi cao : Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm do nhiệt độ thấp àquá trình hình thành đất yếu.
- Địa hình dốc à đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.
- Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế àđất thường dày, màu mỡ.
- Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu à có các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Đá gốc biến thành đất cần có thời gian.
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.
- Tuổi đất thể hiện cường độ của các quá trình tác động đến việc hình thành đất.
6. Con người
- Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất, làm tăng hay giảm độ phì của đất.
- Đất bị xói mòn do đốt rừng, làm rẫy
- Việc bón phân hữu cơ, thau chua rửa mặn sẽ làm cho đất tốt hơn.
A. Nhân tố
 ảnh hưởng
B. Vai trò, đặc điểm
1. Đá mẹ
2. Sinh vật
3.Khí hậu
4.Con người
5.Thời gian
6.Địa hình
a.Làm đất bị gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển
b.Cung cấp vật chất vô cơ cho đất
c ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất
d.ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm.
đ. ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn hình thành đất.
e.Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc
f. Quyết định tuổi đất
g.đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất
BÀI 18: SINH QUYỂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
I. Sinh quyển:
- Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống( gồm thực vật, động vật, vi sinh vật)
- Phạm vi của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.
- Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển(22 km)
- Giới hạn phía dưới là đáy đại dương ( sâu nhất > 11 km); ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
Tuy vậy sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.
 Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
1. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Nước và độ ẩm: Quyết định sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ.
- Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
2. Đất
- Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố sinh vật do khác nhau về đặc tính lí, hoá, độ ẩm và độ phì của đất.
3. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.
- Vành đai thực vật thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt, độ ẩm chế độ chiếu sáng ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai thực vật khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.
- Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẽ vì: + Thực vật là nơi cư trú của động vật. 
 + Thực vật là thức ăn của động vật.
5. Con người:
- Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật vì con người có thể thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ: mang các loại cây trồng, vật nuôi từ nơi này sang nơi khác. 
- Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của SV.
- Việt Nam: Diện tích rừng bị suy giảm.
Bài tập: Nối ý ở cột A và cột B sao cho hợp lý
Nhân tố
Vai trò
1. Sinh vật
2. Khí hậu
3. Con người
4. Địa hình
5. Đất
a. ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng
b. Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phân bố của SV
c. ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật
d.Quyết định hoạt động sự sống, phát triển và phân bố của TV
e.Tạo nên sự phân bố thực vật theo vĩ độ
f. Hình thành vành đai SV thay đổi theo độ cao
BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu hỏi định hướng:
1) Từ xích đạo trở về hai cực có những đới cảnh quan nào?
2) Mỗi đới có đặc điểm gì về khí hậu, thực vật, đất? Mối quan hệ giữa các yếu tố trong một đới?
3) Vì sao lại có sự phân hoá các thảm thực vật theo vĩ độ?
- Xác định các vành đai thực vật và đất từ chân núi lên đỉnh núi? Nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Câu hỏi gợi ý :
 1- Vì sao có sự thay đổi các thảm thực vật và đất như vậy ?
 2- Lượng mưa và nhiệt độ thay đổi như thế nào theo độ cao ?
 3- Nhân tố nào làm cho các thản thực vật và thay đổi cả theo độ cao 
 Các vành đai TV và đất thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi
 Sườn núi phía tây dãy Cáp - ca 
Độ cao(m)
Vành đai thực vật
Đất
0-500
 Rừng sồi 
 Đỏ cận nhiệt 
500-1200
 Rừng dẻ
 Nâu sẫm
1200-1600
 Rừng lãnh sam
 Đất đồng cỏ núi
1600-2000
 Đồng cỏ anpin
 Vách đá
2000-2800
-Nguyên nhân : Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẩn đến sự thay đổi của các thảm thực vật và đất.
	Đới TN
Kiểu khí hậu
Kiểu thảm thực vật chủ yếu
Nhóm đất chính
Phân bố
Đài nguyên
Cận lục địa 
Rêu, địa y
Đài nguyên
 600 trở lên, ở rìa bắc Âu – Á, Bắc Mỹ
Ôn đới
Ôn đới lạnh
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
( nữa khô hạn)
Rừng lá kim
Rừng lá rộng
Thảo nguyên
Pốtdôn:
Nâu, xám
Đen
 BBắc Âu -Á, Bắc mỹ
Tây âu, Trung âu, Đông bắc mỹ
Cận nhiệt
Cận nhiệt gió mùa 
Cận nhiệt Địa Trung Hải
Cận nhiệt lục địa
Rừng cận nhiệt ẩm 
Rừng cây bụi lá cứng cận nhiệt 
Đỏ vàng
Nâu đỏ 
Xám
 Âu- Á, Bắc mỹ,Nam Âu, Tây hoa kì, Đông nam Australia
 Nhiệt đới
Nhiệt đới lục địa
Cận xích đạo gió mùa
Nhiệt đới gió mùa, xích đạo 
Bán hoang mạc, hoang mạc Xavan
Rừng nhiệt đới ẩm 
Rừng xích đạo
Xám 
Đỏ, nâu đỏ
Đỏ vàng 
( feralit)
Trung phi, Tây Phi, Trung Nam Mỹ
Đông Nam á, Trung mỹ, trung Phi, Nam Mỹ
Bài 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới 
1. Dân số thế giới 
- Dân số thế giới: 6.477 triệu người (năm 2005) trong tổng số trên 200 quốc gia và các vùng lãnh thổ
- Quy mô dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau: 
 + 11 nước đông dân nhất với số dân vượt 100 triệu người/ một nước
 + 17 nước có số dân 0,01 à 0,1 triệu người/ 1 nước
2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới ( Xét theo bảng)
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn:
+ Tăng thêm 1 tỉ người rút ngắn từ 123 năm (giai đoạn 1804-1927) xuống 12 năm (giai đoạn 1987-1999).
+ Tăng gấp đôi rút ngắn từ 123 năm xuống 47 năm.
- Nhận xét: tốc độ gia tăng dân số nhanh; quy mô dân số thế giới ngày càng lớn và tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh.
II. Gia tăng dân số
1. Gia tăng tự nhiên 
- Tỉ suất sinh thô: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất sinh thô được tính theo đơn vị phần nghìn (0/00).
- Tỉ suất tử thô: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. Tỉ suất tử thô được tính theo đơn vị phần nghìn (0/00).
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính theo đơn vị phần trăm (%0).
 - Nhận xét :
+ Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm mạnh, nhưng các nước phát triển giảm nhanh hơn.
+ Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt
Gia tăng tự nhiên: 4 nhóm nước có mức GTTN khác nhau:
* Gia tăng bằng 0 và âm: LB Nga, một số quốc gia ở Đông Âu.
* Gia tăng chậm < 0,9%: Các quốc gia ỏ Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Tây Âu
* Gia tăng trung bình từ 1-1,9%: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Bra-xin
* Gia tăng cao và rất cao từ 2 % đến trên 3%: các quốc giảơ châu Phi, một số quốc gia ở Trung Đông, ở Trung và Nam Mĩ.
- Tỉ suất GTTN được coi là động lực phát triển dân số.
- Hậu quả của gia tăng dân số không hợp lí: Gây sức ép lên 
 + Kinh tế - GDP/ người thấp, tốc độ tăng trưởng KT chậm
 + Xã hội: thất nghiệp, giáp dục, y tế, an ninh 
 + Môi trường: suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt 
2. Gia tăng cơ học
-Sự di chuyển của dân cư từ nơi này đến nơi khác à sự biến động cơ học của dân cư.
-Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.
- Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên toàn thế giới.
3. Gia tăng dân số
- Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.
- Đơn vị tình: phần trăm (%)
 BÀI TẬP
	Tỉ suất sinh thô là :
Số trẻ em được sinh ra trong một năm
Số trẻ em được sinh ra trong một năm so với dân số trung bình
Số trẻ em được sinh ra trong một năm so với dân số trung bình cùng thời gian đó
Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong một năm so với dân số trung bình cùng thời gian đó
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là:
Sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô 
Sự chênh lệch giữa tỉ suất tử thô và tỉ suất sinh thô 
Cả 2 phương án trên.
Gia tăng dân số được xác định bằng:
Tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học
Hiệu số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học
Cả hai phương án trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docDecuongHLI.doc