Viết bài làm văn số 3: nghị Luận văn học (Ngữ văn 11) - Trường THPT Tân Hưng

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1823Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Viết bài làm văn số 3: nghị Luận văn học (Ngữ văn 11) - Trường THPT Tân Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài làm văn số 3: nghị Luận văn học (Ngữ văn 11) - Trường THPT Tân Hưng
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (NGỮ VĂN 11)
I. Mục tiêu 
	Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong văn nghị luận. Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo. Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân.
 	Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 54)
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về tạo lập bài văn nghị luận văn học.
II. Hình thức
Tự luận, học sinh làm bài tại lớp trong thời gian 90 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
 Mức độ Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
LÀM VĂN
Xác định đúng luận đề; bài văn có mở bài, thân bài và kết bài.
Khái quát được các hình ảnh nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ; nội dung cơ bản của văn bản.
Sử dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại; các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt để viết bài nghị luận văn học.
Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
30
3
30
4
40
1
10
100
IV. Đề kiểm tra
Cảm nhận của anh/chị về chủ trương chiến lược của vua Quang Trung qua việc tập hợp người hiền tài trong đoạn trích sau:
“Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nỗi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
	 (Trích “Chiếu cầu hiền” – Ngô Thì Nhậm)
V. Hướng dẫn chấm
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt thao tác lập luận phân tích;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức 
- Nêu đúng vấn đề nghị luận (Chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài.)
- Phân tích:
+ Khi Quang Trung ra Bắc diệt Trịnh, sĩ phu Bắc Hà có các cách ứng xử tuy khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ không nhiệt tình với triều đại mới. 
+ Quang Trung thành tâm, khiêm nhường, nhưng rất kiên quyết trong việc cầu hiền.
+ Nghệ thuật: nhiều điển cố; nhiều câu hỏi tu từ; dùng hình ảnh tượng trưng; lời lẽ khiêm nhường, tha thiết; lập luận chặt chẽ;  Tất cả đều khiến người hiền tài không tự ái mà lại thêm nể trọng, tự cười về thái độ ứng xử chưa thỏa đáng của mình và không thể không ra giúp triều đại mới. 
- Bàn luận (hoặc liên hệ bản thân): Nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước; cách diễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả. 
- Đánh giá chung về vấn đề (Qua đoạn trích, vua Quang Trung hiện ra như một vị lãnh tụ có trí tuệ, khiêm tốn, chân thành, tha thiết và lo lắng cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì sự nghiệp chung, ông hướng về tương lai, không gợi lại quá khứ khi mà có một số sĩ phu Bắc Hà không cộng tác với Tây Sơn.)
3. Cách cho điểm 
Điểm
Nội dung trả lời
9 - 10
Phân tích được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài. Phát hiện và phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích. Bài làm có dẫn chứng hợp lí; có liên hệ bản thân.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo.
7 - 8
Phân tích được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài. Bài làm có liên hệ bản thân. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ.
5 - 6
Cảm nhận đúng về chủ trương chiến lược của vua Quang Trung. Biết liên hệ bản thân.
Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
3 - 4
Cảm nhận về chủ trương chiến lược của vua Quang Trung. 
Mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
1 - 2
Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
00
Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí, thuyết phục thì vẫn đạt điểm tối đa.
DUYỆT CỦA BGH	DUYỆT CỦA TTCM
Lớp: 11A1
Họ tên: 
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
ĐIỂM
NỘI DUNG ĐỀ
Cảm nhận của anh/chị về chủ trương chiến lược của vua Quang Trung qua việc tập hợp người hiền tài trong đoạn trích sau:
“Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nỗi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
	 (Trích “Chiếu cầu hiền” – Ngô Thì Nhậm)
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_VIET_SO_3.doc