Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (Ngữ văn 12)

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (Ngữ văn 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (Ngữ văn 12)
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (NGỮ VĂN 12)
I. Mục tiêu 
Viết được bài làm văn nghị luận bàn về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ học đường ngày nay. Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu tr 66).
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về tạo lập bài văn nghị luận xã hội.
II. Hình thức
Tự luận (ngắn khoảng 400 từ), học sinh làm bài trong thời gian 45 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
 Mức độ Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Tạo lập bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí.
Xác định đúng luận đề, luận điểm.
Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt chưa tích cực của vấn đề; bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
Bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, có cảm xúc. Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
20
4
40
4
40
1
10
100
IV. Đề kiểm tra
Dân gian Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy cho biết ý kiến của anh/chị về câu nói trên?
V. Hướng dẫn chấm
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức 
- Nêu đúng vấn đề nghị luận: Những trải nghiệm trong thực tế cuộc sống sẽ giúp con người trưởng thành hơn (khôn lên).
- Giải thích: 
+ “Đi một ngày đàng”: Sống gắn bó với đời sống thực tế, trải nghiệm qua thực tế.
+ “Học”: Tiếp thu tri thức, kĩ năng do người khác truyền lại.
+ “Một sàng khôn”: Một lượng lớn hiểu biết để con người trở nên khôn ngoan, tiến bộ.
- Phân tích:
+ Những điều có trong thực tế cuộc sống: những quan hệ, biến cố của đời sống; những gì đang tồn tại, diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội có quan hệ đến đời sống con người; 
+ Những điều con người có được khi gắn bó với thực tế: cơ hội để trải nghiệm cuộc sống và kiểm nghiệm năng lực sống, năng lực ứng phó, xử lí của bản thân trước các vấn đề, các tình huống cụ thể của đời sống; điều kiện để rèn luyện, nâng cao kiến thức và bản lĩnh để trở nên hiểu biết và vững vàng hơn; 
+ Điều kiện cần thiết để nắm bắt các vấn đề thực tế, tích lũy kiến thức và hình thành kinh nghiệm từ sự gắn bó với thực tế: ý thức tìm hiểu và có bản lĩnh để sẵn sàng đối mặt; hiểu biết (đọc và học từ sách vở) để có định hướng, có phương pháp trong xử lí các vấn đề của thực tế; 
- Đánh giá vấn đề: Gắn bó với thực tế là một trong những con đường đúng đắn để đến với kho tàng kiến thức của nhân loại, dẫn đến thành công. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với đọc sách (Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới – Mác-xim Go-rơ-ki) sẽ phát huy tối đa thế mạnh của mỗi con đường để mở mang hiểu biết, nâng cao trình độ và hoàn thiện kinh nghiệm cho con người.
 3. Cách cho điểm 
Điểm
Nội dung trả lời
9 - 10
Phân tích được mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. Bác bỏ tư tưởng sai lệch có liên quan vấn đề và rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Bài làm có dẫn chứng hợp lí.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo.
7 - 8
Phân tích được mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ.
 5 - 6
Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
3 - 4
Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của vấn đề hoặc rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 
Mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
1 - 2
Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
00
Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí, thuyết phục thì vẫn được chấp nhận.
DUYỆT CỦA BGH	DUYỆT CỦA TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_VIET_SO_1.doc