Vận dụng kiến thức các môn vật lí, giáo dục công dân, công nghệ, hình học, lịch sử vào giảng dạy bài “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch” môn Toán 7 (tuần 14 - tiết 27- Đại số 7)

doc 17 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kiến thức các môn vật lí, giáo dục công dân, công nghệ, hình học, lịch sử vào giảng dạy bài “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch” môn Toán 7 (tuần 14 - tiết 27- Đại số 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng kiến thức các môn vật lí, giáo dục công dân, công nghệ, hình học, lịch sử vào giảng dạy bài “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch” môn Toán 7 (tuần 14 - tiết 27- Đại số 7)
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học: 
 VẬN DỤNG KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÍ,GIÁO DỤC CÔNG DÂN, CÔNG NGHỆ, HÌNH HỌC, LỊCH SỬ VÀO GIẢNG DẠY BÀI “ MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH ” 
MÔN TOÁN 7.
(Tuần 14- Tiết 27-Đại số 7)
 2. Mục tiêu dạy học:
 a) Kiến thức
 * Kiến thức toán học: 
 - Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch y=; tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch .
 - Công thức tính chu vi của đường tròn C=
 - Tỉ lệ thức 
 * Kiến thức liên môn:
 - GDCD: Học sinh thực hiện an toàn giao thông, khi tham gia giao thông trên các tuyến đường.
 - Vật lí: Nắm được vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 
 - Công nghệ: Cách trang trí đồ vật.
 - Hình học: Học sinh biết chu vi và số vòng quay của bánh xe thông qua cách tính chu vi của đường tròn.
 - Lịch sử: Học sinh biết về lịch sử địa phương. 
 b) Kỹ năng.
 - Biết vận dụng các kiến thức liên môn trong giải quyết các vấn đề thực tiễn các em gặp phải trong thực tế hàng ngày.
 - Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy toán học, tư duy vật lí, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các đại lượng liên quan đến bài toán thực tế.
c)Thái độ.
 - Có ý thức áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng năng suất lao động, để giảm lao động thủ công, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
 - Giáo dục ý thức liên hệ giữa kiến thức toán học và thực tế khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế.
 - Tích hợp ý thức chấp hành an toàn giao thông không được phóng nhanh, đi quá tốc độ cho phép để đảm bảo an toàn.
 - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc giải quyết các vấn đề.
 3. Đối tượng dạy học của bài học.
 - Đối tượng là học sinh THCS
 - Số lượng học sinh: 116
 - Số lớp thực hiện: 3 lớp
 - Khối lớp: 7
 4. Ý nghĩa của dự án.
 - Qua bài học này học sinh nắm được về bài toán năng suất, tương quan giữa năng suất và thời gian hoàn thành công việc (trên cùng một công việc). Học sinh hiểu được cùng với một công việc nếu số máy tăng lên bao nhiêu lần thì thời gian làm việc giảm đi bấy nhiêu lần. Các em thấy được việc cần thiết của tăng năng suất lao động thì giảm được số công lao động
 - Học sinh nắm được mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian trên cùng một đoạn đường; nếu vận tốc tăng lên bao nhiêu lần thì thời gian đi hết quãng đường giảm đi bấy nhiêu lần.
 - Về các bài toán truyền chuyển động, qua việc tính toán số vòng quay của bánh răng hoặc của các bánh xe trong các cơ cấu truyền chuyển động thấy được ý nghĩa của áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống góp phần giải phóng sức lao động của con người (giao thông, vận chuyển hàng hóa, tăng năng suất lao động)
 - Học sinh biết rõ về lịch sử địa phương thông qua bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
 5. Thiết bị dạy học, học liệu.
 - Các hình ảnh, kiến thức thực tế liên quan đến nội dung bài học
 - Kiến thức Toán học, Vật lí, Công nghệ về lập luận, suy luận, biến đổi công thức, tính toán.
 - Kiến thức môn Giáo dục công dân về an toàn giao thông, cách thức tăng năng suất lao động, tinh thần tự giác, tính siêng năng kiên trì, tính tự tin đặc biệt phải xây dựng kế hoạch cụ thể khoa học trong làm việc và học tập.
 - Kiến thức môn lịch sử thông qua môn Lịch sử giáo dục địa phương.
 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức.
 - Biết vận dụng kiến thức của các môn học Toán, Vật Lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Lịch sử,..để giải quyết bài toán thực tế về năng suất, chuyển động, xây dựng, tính các vòng quay trong các chi tiết máy.
 2. Kỹ năng.
 - Giải được các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch, toán năng suất, chuyển động, xây dựng, tính các vòng quay trong các chi tiết máy.
 3. Thái độ
 - Có ý thức làm việc theo nhóm, hợp tác và chia sẻ với các thành viên trong nhóm.
 -Có ý thức vận dụng kiến thức Vật Lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Lịch sử vào việc giải quyết các bài toán thực tế.
 II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
 Máy chiếu
Mỗi nhóm, học sinh
 Bảng nhóm, máy tính
 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Luyện tập, thực hành và hợp tác giải quyết vấn đề theo nhóm. 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Nhắc lại lý thuyết (2 phút)
GV: Yêu cầu HS nêu công thức tính và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch
HS(K-G) Thực hiện
-Định nghĩa: y tỉ lệ nghịch với x theo công thức y= hay x.y=a
- Tính chất: x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch thì:
GV ( đặt vấn đề vào bài): (1 phút) Các em đã học công thức, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch tiết trước. Vậy việc áp dụng bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch vào thực tiễn đời sống hàng ngày của chúng ta như thế nào?
Chú ý lắng nghe và tư duy, tìm tòi.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập (39 phút)
 GV yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập sau: 
GV tích hợp môn Vật lý 
Gọi HS nêu tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 
Gv chiếu nội dung bài tập 2. Gọi HS đọc đề, phân tích, tóm tắt đề toán.
- Nếu gọi , là vận tốc và thời gian khi đi. Vận tốc và thời gian khi về là . Hãy tóm tắt bài toán.
GV hỏi: Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian có quan hệ gì?
Gọi HS lên bảng làm bài
GV: Gọi HS nhận xét bài làm
GV: Nhận xét, kết luận và ghi điểm
Giáo dục kĩ năng sống 
(Tích hợp môn Giáo dục công dân)
GV hỏi: Vậy vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi đó các em tham gia giao thông trên các tuyến đường thì các em lưu ý tốc độ của xe như thế nào?
GV (giáo dục ý thức an toàn giao thông)
Đừng chỉ vì một chút thời gian để vui chơi hay bận một việc gì đó mà các em vội vàng đi nhanh, đi ẩu, có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc mà ta không lường tới được. Các em có biết đến tháng cuối năm 2016 số vụ tai nạn giao thông của Tỉnh Bến Tre là 3588 vụ. Gây thiệt hại về người và của cải, tinh thần vật chất là rất lớn. Trong tháng 11 năm 2016, trường ta đã tổ chức Tưởng niệm các nạn nhân tử nạn về tai nạn giao thông trong giờ sinh hoạt dưới cờ. Do đó các em cần chấp hành tốt luật lệ khi tham gia giao thông 
Gv đưa hình ảnh một số biển quy định tốc độ trên đường cao tốc và khu dân cư đông đúc cho HS quan sát trên màn chiếu.
GV( Đặt vấn đề) Dạng Toán năng suất ( Bài 2)
Khi xây một ngôi nhà với số công nhân nhiều hoặc số công nhân ít thì thời gian để xây xong ngôi như thế nào?
GV: Tích hợp môn Toán( Đại số), Công nghệ. Chúng ta trang trí một ngôi cần bố trí như thế nào?
HS tóm tắt bài toán
GV(hỏi): Khi xây một ngôi nhà cần nhiều thợ hay ít thợ xây để xây xong ngôi nhà? (năng suất làm việc như nhau)
Số người và số ngày để hoàn thành công việc có mối quan hệ như thế nào?
Gọi HS thực hiện.
GV: Nhận xét và ghi điểm.
GV liên hệ thực tế:
GV(hỏi): Các em có thể cho các bạn biết thêm một vài ví dụ về dạng toán năng suất.
GV giới thiệu:
Huyện Chợ Lách là xứ sở cây cảnh hoa kiểng. Vậy số thợ để cấy ghép cây cảnh hoa kiểng càng nhiều thì thời gian hoàn thành công việc càng ít. Hàng năm gần vào dịp tết nguyên đán số lượng cây cảnh hoa kiểng để đáp ứng cho thị trường rất lớn, đòi hỏi cần nhiều số thợ để rút ngăn thời gian giao hàng khi đó số thợ làm việc có năng suất như nhau. Các em cần biết năng suất lao động làm việc để có hiệu quả thì ta làm như thế nào? 
GV: Tích hợp giáo dục ý thức tập thể “ Nếu nhiều người cùng làm một công việc sẽ hoàn thành sớm hơn so với ít người làm. Vì vậy trong các buổi lao động cần ý thức tự giác của toàn thể học sinh trong lớp thì sẽ nhanh chóng hoàn thành”.
GV giới thiệu dạng toán truyền chuyển động.
GV Tích hợp môn Hình học. Yêu cầu HS nêu công tính chu vi của đường tròn?
GV hỏi: Trong cùng một thời gian, số vòng quay và chu vi của bánh xe có quan hệ như thế nào?
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV (chốt lại): Qua bài tập 3 các em biết thêm bài toán liên quan với kiến thức môn Hình học về đường tròn, cách tính chu vi của đường tròn. Các em thấy được bánh xe có chu vi lớn thì số vòng quay ít, chu vi bé thì có số vòng quay nhiều. Do đó chu vi và số vòng quay của bánh xe la hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
GV( Đặt vấn đề) Chúng ta cùng tìm hiểu về khu Di tích Lịch sử ở địa phương mình.
GV cho HS tham gia trò chơi
GV Sử dụng kiến thức liên môn Lịch sử địa phương.
Hỏi: Lịch sử địa phương mình có khu di tích nào được công nhận cấp quốc gia. 
Bài 4: Trò chơi 
GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức cuộc chơi: “ Tìm hiểu địa danh địa phương” 
HS: Chú ý theo dõi
- HS (TB-K)đọc đề, phân tích và tóm tắt đề toán.
HS: Thực hiện
=10km/h,=36 phút
=?km/h, =60 phút
HS(K-G) Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
HS(K-G) lên bảng làm bài
HS(K-G)nhậnxét bài làm.
HS: Theo dõi
HS: Trả lời
Vận tốc lớn thì thời gian sẽ ít.
HS: Chú ý theo dõi và ghi nhớ.
HS: Quan Sát.
HS: Theo dõi, suy nghĩ.
 HS(K-G): Trả lời
Tóm tắt: 
25 người36 ngày
20 ngườix ngày
HS( K-G) trả lời: Cần nhiều thợ xây.
HS( K-G) trả lời: Số người và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
HS(K-G): Thực hiện
HS: Nhận xét
HS: Suy nghĩ
HS: Theo dõi
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
HS: Suy nghĩ
HS(G): Thực hiện
HS(G) trả lời và nêu cách thực hiện
HS: Nhận xét
HS: Theo dõi
HS: Đọc và tìm hiểu luật chơi.
HS: Theo dõi
HS: Suy nghĩ
HS: Hoạt động nhóm
Bài 1: Bạn Bình đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 10km/h hết 36 phút. Khi về vì thời tiết mưa quá to, bạn Bình phải đi chậm lại nên bạn đi từ trường về nhà hết 60 phút. Hỏi vận tốc của bạn Bình khi về là bao nhiêu km/h ?
Tóm tắt:
=10km/h,=36 phút
=?km/h, =60 phút
Giải
Gọi vận tốc khi về của bạnBìnhlà (km/h)
Trêncùngmộtquãng
đường vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:
Hay 
Vậy khi về bạn Bình đi vớivậntốc6km/h.
Bài 2: Cho biết 25 người thợ trang trí, sửa chữa sơn ngôi nhà cao tầng hết 36 ngày( trong đó chọn màu sơn, cách phối màu; bố trí, trang trí vật dụng ở các phòng). Hỏi 20 người thợ sửa chữa ngôi nhà đó hết bao nhiêu ngày ? ( Giả sử năng suất làm việc của mỗi người là như nhau ) 
Giải
 Do năng suất lao động của các người thợ là như nhau nênthời gian hoàn thành công việc và số người thợ là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Gọi thời gian để 20 công nhân xây xong ngôi nhà đó là x ngày, theo tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch ta có: 
Suy ra x= (25.36): 20= 45 (ngày)
Vậy 20 công nhân xây xong ngôi nhà hết 45 ngày.
Bài 3: Hai bánh xe nối với nhau bởi một dây tời (H1). Bánh xe lớn có bán kính 15 cm, bánh xe nhỏ có bán kính 10cm. Bánh xe lớn quay được 30 vòng trong một phút. Hỏi bánh xe nhỏ quay được bao nhiêu vòng trong một phút ?
 Giải
Trong cùng một thời gian, số vòng quay và chu vi của bánh xe là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Nếu gọi x là số vòng quay được trong một phút của bánh xe nhỏ, theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có: 
Vậy bánh xe nhỏ quay được 45 vòng trong một phút
Bài 4: Trò chơi 
Luật chơi: Mỗi nhóm lần lượt chọn một câu hỏi, thời gian suy nghĩ mỗi nhóm là 1 phút. Nếu không trả lời thì nhóm khác có quyền trả lời. Nhóm nào trả lời đúng thì miếng ghép tương ứng sẽ mở ra và nhóm đó sẽ được 25 điểm. Các nhóm có thể trả lời tên của địa danh bất cứ lúc nào, nếu trả lời đúng được 50 điểm. Nếu trả lời sai thì mất quyền đi tiếp.
Bài tập: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Hãy điền các giá trị tương ứng x, y vào bảng sau:
x
-2
?
1,5
2
3
4
y
?
-60
?
?
20
?
Đáp án
x
-2
-1
1,5
2
3
4
y
-30
-60
40
30
20
15
Kết quả
-30
-1
40
30
15
K
H
U
Y
4
Di tích lịch sử Khu Y 4
GV: Giới thiệu khu di tích lịch sử
Khu căn cứ này còn có mật danh là T4, Y4. Từ Thành phố Bến Tre theo Quốc lộ 60, qua cầu Hàm Luông đi đến ngã tư đèn đỏ rẽ phải đi tiếp theo hướng tỉnh lộ 882 khoảng 4 km nữa là đến khu di tích căn cứ của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định tọa lạc tại ấp Tân Hòa Ngoài, xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
 Sau Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), địch phản kích quyết liệt, tăng cường hành quân càn quét, dùng phi pháo đánh phá khốc liệt ở vùng giải phóng và những nơi mà chúng nghi là có lực lượng cách mạng đang trú đóng.
Di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định
 Tháng 6/1969, sau khi thống nhất giữa thường vụ Khu ủy và lãnh đạo tỉnh Bến Tre, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chuyển về đóng tại xã Tân Phú Tây. Đây là vùng mới giải phóng, nhân dân kiên cường, có trình độ giác ngộ chính trị cao, địa hình lại rất hiểm trở, nhiều kênh rạch chia cắt, có nhiều vườn dừa liên tiếp che chắn, địch không thể hành quân bằng xe cơ giới, thiết giáp, kể cả việc dùng trực thăng đổ quân cũng bị nhiều hạn chế.
 Bên trong căn cứ, ta thiết lập hàng chục hầm kiên cố có khả năng chịu đựng được pháo 105 ly, những công sự chiến đấu và hệ thống hầm bí mật, chỗ làm việc của lãnh đạo Khu ủy, nơi giành cho các cuộc hội nghị, cơ sở hậu cần, bảo vệ, v.v.
 Ở vòng ngoài là hành lang bảo vệ và đầu mối liên lạc, gồm các xã xung quanh như Thành An, Hòa Lộc, Thạnh Ngãi, Phước Mỹ Trung.
 Gián điệp và do thám của địch cũng đã đánh hơi biết được cơ quan đầu não của Sài Gòn - Gia Định đang đóng tại căn cứ này, nên đã tung lực lượng thăm dò, tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét, nhưng đều bị lực lượng bảo vệ cùng lực lượng vũ trang tỉnh bẻ gãy, tiêu diệt hàng trăm tên.
 Thời gian đóng căn cứ ở đây không dài, nhưng cơ quan Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã được sự hỗ trợ, cưu mang đầy tình nghĩa của quân và dân huyện Mỏ Cày nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.
 Sau chiến tranh, những di tích của căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định coi như bị bom đạn của địch xóa sạch. Để lưu giữ lại dấu tích của một thời chiến đấu gian khổ, hào hùng, tỉnh đã phục chế lại hai hầm trú ẩn bằng bê-tông giả thân cây dừa và dựng bia lưu niệm tại xã Tân Phú Tây.
 Di tích này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 3777/QĐ/BT công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 23/12/1995.
 Khu di tích lịch sử này là nơi để học sinh tham quan về nguồn nhân ngày lễ kỷ niệm 30/4 hàng năm (30/4/1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước) với các hoạt động sôi nổi như thi hóa trang em là chiến sĩ nhỏ, tham gia trò chơi lớn hoạt động ngoại khóa với tên gọi “Đào chiến hào, vượt bãi mìn, cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập”.
 Thông qua việc tạo sân chơi lành mạnh cho các em đội viên, học sinh, còn có mục đích quan trọng hơn nữa là giáo dục truyền thống, giáo dục lịch sử địa phương trực tiếp cho các em tại khu di tích thể hiện ở việc nhà trường chủ động mời các bác cách mạng lão thành đã từng tham gia chiến đấu ở địa phương tại thời điểm lịch sử đó như: bác Lê Văn Ri (bí danh Đoàn Trung), nguyên là xã Đội Trưởng xã Tân Phú Tây; bác Huỳnh Bình Minh (nguyên là Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Mỏ Cày), báo cáo giáo dục cho các em về truyền thống lịch sử địa phương. Từ đó phát huy truyền thống tự hào dân tộc, giáo dục các em ý thức ra sức học tập noi gương tiếp bước cha anh, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.
 Hiện nay khu di tích lịch sử cấp quốc gia Khu ủy Sài Gòn – Gia Định tọa lạc tại ấp Tân Hòa Ngoài và đang được đầu tư tôn tạo nâng cấp gần đến công đoạn hoàn chỉnh.
GV hỏi: Qua tìm hiểu về lịch sử địa phương chúng ta cần có ý thức như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Củng cố (2 phút) Củng cố lại nội dung định nghĩa, tính chất đại lượng tỉ lệ nghịch
 Để làm tốt các dạng bài tập các em cần phải:
-Phân tích được vấn đề và nắm chắc các bước giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
-Biết vận dụng linh hoạt kiến thức của các môn học khác để giải quyết bài toán.
HS: Suy nghĩ trả lời
HS: 
Viết lại công thức tính.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn về nhà (1phút)
-Xem lại các bài tập đã giải
-Làm các bài tập 21;22;23 SBT trang 69 (Hướng dẫn: Tương tự các bài tập đã giải)
HS: Ghi nhớ
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
 Kết quả học tập của học sinh được dựa trên các tiêu chí như sau:
-Nắm được cách giải, phân tích và áp dụng được tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, tính chất của tỉ lệ thức. Đối với học sinh khá giỏi giáo viên cần chú trọng đến khâu trình bày bài giải, tìm lời giải khác, khai thác bài toán.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn đúng thời điểm để giải quyết vấn đề. 
8. Các sản phẩm của học sinh: 
- Qua kiểm tra bài tập về nhà, học sinh hoàn thành bài tập ở các mức độ như sau: 
Mức độ hoàn thành
Tốt
Khá
Đạt
Chưa đạt
Lớp/sỉ số
71 / 39
25
10
3
1
72 / 39
19
15
5
0
73 / 38
12
20
4
2
Bài làm của học sinh:
* CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
 HÌNH 1
Hình ảnh về biển báo tốc độ giao thông
 HÌNH 2
Hình ảnh về học sinh vi phạm an toàn giao thông
HÌNH 1,HÌNH 2: MINH HỌA CHO BÀI TẬP 1
 HÌNH 3
Hình minh họa về bài toán năng suất lao động, số thợ sửa cây cảnh hoa kiểng ở huyện Chợ Lách.
 HÌNH 4
Minh họa về số công nhân trang trí, sửa chữa thành công ngôi nhà.
HÌNH 3, HÌNH 4 : MINH HỌA CHO BÀI TẬP 2

Tài liệu đính kèm:

  • docDai_luong_ti_le_nghich.doc