Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD & ĐT TP Hồ Chí Minh

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD & ĐT TP Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD & ĐT TP Hồ Chí Minh
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN THI: NGỮ VĂN
NĂM
VĂN – TIẾNG VIỆT
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
2009
2010
 Câu 1 (1 điểm): Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.
 Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
 a. ông nói gà, bà nói vịt
 b. nói như đấm vào tai
 Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.
 Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
2010
2011
 Câu 1: (1 điểm): Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
 Câu 2: (1 điểm): Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
 "Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn"
 Câu 3: (3 điểm): Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
 Câu 4: (5 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, trang 180 – 188).
2011
2012
 Câu 1: ( 1 điểm): Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
 Câu 2: (1 điểm): "Kim vàng ai nỡ uốn câu - Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời". Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó có liên quan tới phương châm hội thoại nào?
 Câu 3 (3 điểm): “Mẹ sẽ đưa com đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con” (Theo Lí Lan, Cánh cổng trường mở ra).
 Từ việc mẹ không “cầm tay”dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
 Câu 4: (5 điểm): Cảm nhận về cảnh mùa xuân ở bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”?
“Ngày xuân con én đưa thoi - Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (.)
Tà tà bóng ngả về tây - Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê - Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh - Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
2012 2013
 Câu 1: (1 điểm): Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó.
 Câu 2: (1 điểm):
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
   	(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)
  Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ?
 Câu 3: (3 điểm): Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:
 1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
 Câu 4: (5 điểm): Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
2013
2014
 Câu 1: (1 điểm)
 Truyện “Chiếc lược ngà” xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này, ấy là tiếng!
(Chu Văn Sơn, Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học)
 Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất” trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Tiếng kêu ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
 Câu 2: (2 điểm): Bạn trẻ trong hình bên đã dùng ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen khi giao tiếp với người lớn, theo em bạn ấy đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó?
 Câu 3: 3 điểm: Mùa hè này những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, sò, ốc... để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi "non nớt" sớm rơi trên gành đá, hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp... cho năm học mới. Đồng hành với khát khao của con trẻ, những người nghèo của vùng đất này cũng nói với con: "Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!" – (Theo Báo Thanh niên ngày 18/6/2013, "Ôm ước mơ đi về phía biển")
 Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em đực gợi ra từ câu truyện trên.
 Câu 4: 5 điểm
 - Không có kính rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước – Chỉ cần trong xe có một trái tim..
(Phạm Tiến Duật – "Bài thơ về tiểu đội xe không kính")
 - Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(Thanh Hải – "Mùa xuân nho nhỏ")
 Trình bày cảm nhận về một trong hai vấn đề sau:
 1. Tình cảm của người Việt Nam đối với đất nước qua hai khổ thơ trên.
 2. Vẻ đẹp của hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ trên.
2014
2015
 Câu 1: (2 điểm)
 Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một  điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
 a. Phân tích hai trong số các phép liên kết về hình thức có trong đoạn văn trên. (1 điểm)
 b. Từ nhữnghiểu biết về đoạn văn trên em hãy chuyển nhãng hình ảnh nào được Viễn Phương mượn ở thực tại để viết nên hai câu thơ sau? Ông muốn gửi gắm tình cảm gì qua hai câu thơ ấy? (1 điểm)
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
 Câu 2: (3 điểm)
 Việc quan sát, lắng nghe sẽ giúp ta rút ra nhiều bài học ý nghĩa.
 - Nhìn thấy những nếp nhăn trên gương mặt cha, những giọt mồ hôi thấm trên vạt áo mẹ vì lo toan cho con cái ta rút ra bài học về đức hi sinh
 - Cảm nhận những thay đổi của bản thân và thấy mình vững vàng sống có ý thức, có trách nhiệm hơn ta rút ra bài học vè sự trưởng thành
 - Theo dõi tin tức về tình hình biển Đông và những hình ảnh thiết thực của nhân dân hướng về Trường Sa ta rút ra bài học về việc thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn.
 Hãy viết bài văn (khoảng 02 trang giấy thi) trình bày những suy nghĩ của em về một trong ba bài học trên.
 Câu 3: (4 điểm)
 - Mẫy chục năm rồi đển tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
 (Bằng Việt – Bếp lửa)
 - Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như núi
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
 (Y Phương – Nói với con)
2015
2016
 Câu 1: (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
 (1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong long tôi. Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sang bước vào trận đấu.
 (2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.
(Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015)
 a. Xác định một phép liên kết trong đoạn (2). (0,5 điểm)
 b. Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam? (0,5 điểm)
 c.  Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên. (1 điểm)
 d. Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay? (1 điểm)
 Câu 2: (3 điểm)
 Có những bạn trẻ chỉ biết mãi mê dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình;...
 Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến;...
 Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình.
 Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
 Câu 3: (4 điểm)
 - Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vả
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích "Sang thu" – Hữu Thỉnh)
 Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn thơ khác về đề tài thiên nhiên mà em biết để thấy được điểm găp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.
2016
2017
 Câu 1: (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn bạn mỗi ngày.
 Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
 Sống cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
 Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.
(Theo Phạm Lữ Ấn, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
 a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành phần ấy. (0,5 điể)
 b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm)
 c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm)
 d. Theo em, có phải lúc nào cũn nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng. (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
            Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nêu yêu thương?
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:
            Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_TUYEN_10_TP_HCM.doc