Tuyển tập đề ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 12 - Trần Hữu Nam

docx 40 trang Người đăng dothuong Lượt xem 625Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 12 - Trần Hữu Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập đề ôn tập học kì I Ngữ văn lớp 12 - Trần Hữu Nam
ĐỀ SỐ 1 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 
 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
 (Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN
 Câu 1: (2,0 điểm) 
 Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
 Câu 2: (5,0điểm)
Về hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên
-------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi...
 (Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)
Câu 1. Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 2. Tìm câu thành ngữ được sử dụng trong câu thơ Cả đời buộc bụng thắt lưng. 
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng.
Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị cảm xúc, suy nghĩ gì về mẹ? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỉ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng. 
Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có thể từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại. 
Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán  
 ( Trích Chuyên gia giật mình vì thực phẩm bẩn gây ung thư,  16 /12/ 2015)
Câu 5. Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
Câu 6. Theo tác giả, những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư là gì? 
Câu 7. Theo tác giả, thế nào thì được coi là mất an toàn thực phẩm? Anh/chị hãy lấy ít nhất hai dẫn chứng về thực phẩm không an toàn trên thị trường mà anh/chị biết.
Câu 8. Theo anh/chị, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
Trong bài hát Đôi bàn tay, cố nhạc sĩ Trần Lập viết: Biết đâu một ngày phận người que diêm trước gió, lụi tàn trong một sớm không ngoài ai. Nhưng với muôn triệu người, hơi ấm sẻ chia từng người, nắm đôi tay trần, dìu nhau qua cơn sóng gió.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về lời bài hát trên.
Câu 2(4,0 điểm)
Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò []. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
 (Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tùy bút Người lái đò sông Đà.
----------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3 điểm) :
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi :
“Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.
20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế "Sự xung đột trong Biển Đông", tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.
20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, cho thấy vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát hành tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
 (trích Người gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ - báo điện tử VNEXPRESS ngày 10/5/2016)
1/ Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đọan văn trên.
2/ Đọan văn trên đề cập đến vấn đề gì?
3/ Nêu tóm tắt nội dung chính của văn bản.
4/ Phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên là gì?
5/ Cách diễn đạt : tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thể hiện hàm ý gì của người viết ?
6/ Viết 1 đọan văn ( từ 5 đến 7 dòng) để trình bày cảm nghĩ của bản thân về vấn đề được đề cập trong văn bản.
Câu 2 (3 điểm) :
Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, đã đạt giải Nobel Hòa bình năm 1964 cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”
Anh (chị) hãy viết bài văn (khỏang 400 chữ) để trình bày cảm nghĩ về câu nói trên của ông.
Câu 3 (4 điểm) :
Anh (chị) hãy phân tích đọan thơ sau đây :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích « Tây Tiến » - Quang Dũng)
-------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 4
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
(1) Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận .
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước.
(2) Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.
 ( Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam) 
Câu 1. Đoạn trích trên viết về khuynh hướng văn học nào trong tiến trình văn học Việt Nam?- Chỉ rõ năm cụ thể. (0.25 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết sử dụng trong đoạn(2) của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
Câu 3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp (theo cấu trúc Chủ - Vị) trong 3 câu văn sau: Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước. (0.5 điểm)
Câu 4. Hãy chỉ ý nghĩa của phép nói quá (phóng đại, cường điệu) thể hiện trong câu văn Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. (0.25 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8
 Làng Quan họ quê tôi
Những ngày bom Mỹ dội
Quán đổ dưới gốc đa
Chín nhịp cầu đứt nối
Pháo lên núi Thiên Thai
Súng trường lên Quán Dốc
Loan phượng vẫn ăn xoài
Vườn xoan đào vẫn mọc
Em tiễn anh lên đường
Đứng bên bờ em hát
Muốn gửi đi theo anh
Cả dòng sông trong mát
Mẹ mang nước lên đồi
Yêu các con mẹ hát
Bao nhiêu máy bay rơi
Sau mái đầu tóc bạc...
Thuyền thúng thuyền thúng ơi
Có ghé về tỉnh Bắc
Nghe tiếng hát quê tôi
Trên tầm bom đạn giặc.
(Trích Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách, Theo Tinh tuyển Thơ Việt Nam 1945-1975, NXB KH &XH, 1998)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.(0.25 điểm)
Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0.5 điểm)
Câu 7. Hình ảnh “làng quê” và “ con người làng quê” trong đoạn trích được miêu tả bằng những chi tiết nào? Suy nghĩ của anh /chị về những chi tiết đó.(0.5 điểm)
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về “tiếng hát” xuyên suốt ba khổ cuối đoạn trích.(0.25 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 chữ) để trình bày suy nghĩ của mình về lời chúc của Steve Jobs- nhà sáng chế người Mỹ, đồng sáng lập viên hãng Apple: Stay hungry, stay foolish! (Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ!)
Câu 2: (4 điểm)
	Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
--------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... []
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
	Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
	Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
	Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
	“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”. []
	Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình. []
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Thao tác lập luận chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong đoạn từ: “Nhiều đồng bào chúng ta” đến “những từ để nói ra” [] ở đoạn trích trên? 
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng:“Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu”? 
Câu 4. Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” trong đoạn trích trên, hãy rút ra một bài học mà anh/chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài. (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng). 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh).
Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến trên?
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:
Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà - Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.191 - 192)
---------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 6
I- Phần 1 – Đọc hiểu (3 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Ngày 1-1947 – Trong khi đợi anh em công nhân thu xếp cơ quan in, Khang và tôi in đã. Nhưng mới làm việc được độ một tuần thì Tư lại lên, bàn nên thiên lại chỗ nhà đồng chí Chẩn, liên lạc ở dưới tiện hơn.
Lại chuyển vận gạo, muối, vải, đá luôn hai ngày. Mình khuân vác đã khá khoẻ rồi. Đi núi, cũng nhanh hơn, đỡ mệt hơn. Đường đi đến nhà đồng chí Chẩn, bấy giờ mình thấy thường rồi. Nhưng đường lên cơ thì thật là cơ cực. Hoàn toàn không có đường đi. Dốc chết người. Nhiều chỗ phải bám lấy cây, đánh đu lên. Thế mà mình vẫn đeo nửa bị dó gạo, cố đi cho bằng được. Đi ba, bốn chuyến liền, mỗi chuyến vừa lên vừa xuống đến một giờ. Lúc này mình mới biết được sức của mình. Thì ra mình cũng khoẻ chẳng kém gì ai. Thường thường, người ta chưa bao giờ dùng đến tất cả sức lực của mình. Một phần khả năng của người ta vẫn bỏ phí hoài, đến nỗi ta không biết rằng ta có nó. Tôi thấy rằng sau kháng chiến, nếu tôi thích đi cày, đi cuốc hơn cầm bút, tôi có thể đi cày, đi cuốc được. Cực nhọc không đáng sợ.
Anh bạn hỡi ! Hôm đi Phú Thọ, mới phải ngồi thuyền chật, anh đã cằn nhằn suốt cuộc hành trình. Anh thật là thảm hại !
Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chế. Con sẽ thành cứng rắn.
(Nhật ký Ở rừng, Nam Cao).
Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:
1. Đoạn trích được viết bằng thể nhật ký. Để viết thành công thể văn này, nhà văn Nam Cao đã dùng phương thức biểu đạt nào là chủ đạo? Tại sao ? (0.5 điểm).
2. Chỉ ra phương thức liên kết chính của đoạn trích. (0.5 điểm).
3. Tư tưởng mà người cha nói với con ở cuối đoạn trích: Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chết. Con sẽ thành cứng rắn, đem đến cho anh (chị) nhận thức gì ? (Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giấy thi) (1 điểm).
II – Phần làm văn (7 điểm).
Câu 1 (3 điểm):
Suy nghĩ của anh/ chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:
TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ
Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxHoc_ki_I.docx