Trắc nghiệm ôn tập học kì I sinh 9

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 8429Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm ôn tập học kì I sinh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm ôn tập học kì I sinh 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm)
	Mỗi câu hỏi trong phần này có kèm theo các phương án trả lời a, b, c, d. Hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất theo yêu cầu của từng câu hỏi rồi ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Theo cách gọi của MenĐen, yếu tố nằm trong tế bào qui định tính trạng của cơ thể là:
Cấu trúc gen	b. Nhiễm sắc thể
c. Nhân tố di truyền	d. Phân tử ADN
Câu 2: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
a. P: AABb x aaBB	b. P: Aabb x aaBb 	
c. P: AaBb x aaBb	d. P: AABB x aabb
Câu 3: Nếu mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1
Aabb x aaBb	b. AaBb x AaBB	c. AaBb x AaBb	d. Aabb x aabb
Câu 4: Xét về phương diện NST xác định giới tính thì ở người việc sinh con trai hay gái là do 
a. Hooc môn sinh dục quyết định	b. Người bố quyết định	
c. Người mẹ quyết định	d. Môi trường sống quyết định
Câu 5: Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau:
2	b. 4	c. 8	d. 16
Câu 6: Một đoạn gen có 15 chu kì xoắn. Tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó là bao nhiêu?
a. 100	b. 150	c. 200	d. 300
Câu 7: Loại ARN nào có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình tổng hợp prôtêin (hình thành chuỗi axit amin)
a. mARN	b. rARN 	c. tARN	d. Cả b và c
Câu 8: Đột biến nào sau đây thuộc loại đột biến dị bội thể?
a. Hiện tượng tam bội ở củ cải đường 	
b. Thể ba nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể 21 ở người	
c. Hiện tượng tứ bội ở dưa hấu
d. Hiện tượng lặp đoạn 16A ở ruồi giấm
Câu 9: Mức phản ứng của kiểu gen có di truyền được hay không? Vì sao?
a. Có, vì do kiểu gen qui định
b. Không, vì do môi trường chi phối
c. Không, vì phản ứng của kiểu gen
d. Có, vì quan hệ qua lại giữa kiểu gen – môi trường và kiểu hình.
Câu 10: Cơ sở của việc đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ là:
Chỉ cần dựa vào chỉ số IQ
Chỉ cần dựa vào chỉ số hình thái giải phẩu cơ thể
Dựa vào lối sống hàng ngày
Cần kết hợp chỉ số IQ với các yếu tố khác
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
c
d
a
b
c
d
c
b
a
d
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Giao phối chuột đen, lông dài với chuột trắng, lông ngắn ở F1 thu được 100% chuột đen, lông ngắn.
Xác định tính trạng trội, lặn. Xác định kiểu gen của P, viết sơ đồ lai từ P -> F1
Lai phân tích chuột F1 thì F2 thu được có kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai từ F1 -> F2
Câu 2: (1 điểm) Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của MenĐen như thế nào?
-Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào.
- Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì liên kết gen lại hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Vì vậy, di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể.
Câu 3: (1 điểm) Một đoạn phân tử ADN có A = 1600 nucleotit, có X = 2A
Tìm nucleotit loại T và G.
Tính chiều dài của đoạn ADN đó. Biết chiều dài một nucleotit là 3,4A0.
Câu 4: (1 điểm) Phân biệt bệnh di truyền và tật di truyền. Biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
-Phân biệt bệnh di truyền và tật di truyền:
 + Bệnh di truyền là những rối loạn sinh lý bẩm sinh.
 + Tật di truyền là những khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.
-Biện pháp hạn chế phát sinh bệnh di truyền và tật di truyền:
 + Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
 + Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh
 + Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng trên.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Phép lai phân tích có ý nghĩa.
tạo nguồn biến dị cho tiến hóa và chọn giống.
tạo biến dị tổ hợp.
để xác định kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.
để tìm ra cá thể có kiểu gen thuần chủng.
Câu 2: Theo Menđen, với 2 cặp gen dị hợp phân ly độc lập thì số lượng kiểu hình ở F2 là:
a. 4	b. 6	c. 8	d. 2
Câu 3: Nếu mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1
a. Aabb x aaBb	b. AaBb x Aabb
c. Aabb x aabb	d. AaBb x AaBb
Câu 4: Ở kì nào sau đây của nguyên phân NST ở trạng thái kép?
a. Kì đầu	b. Kì giữa	c. Kì sau	d. Cả a và b
Câu 5: Một gen dài 5100A0. Hỏi phân tử mARN được tổng hợp từ gen đó dài bao nhiêu?
a. 5100A0	b. 10200A0	c. 2550A0	d. 2500A0
Câu 6: Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở đâu?
a. trong nhân	b. trong lưới nội chất
c. trong bộ máy gôngi	d. trong ribôxôm
Câu 7: Trường hợp nào sau đây do thường biến gây nên?
Bệnh câm điếc bẩm sinh.
Bệnh bạch tạng ở người.
Sự thay đổi màu sắc thân của tắc kè hoa.
Bệnh Đao ở người
Câu 8: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ do sự phối hợp của các quá trình nào sau đây?
Nguyên phân và giảm phân
Giảm phân và thụ tinh
Nguyên phân và thụ tinh
Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 9: Trong chăn nuôi, trồng trọt, giống tương ứng với.; năng suất tương ứng vớivà kỉ thuật sản xuất tương ứng với
kiểu gen, môi trường, kiểu hình.
môi trường, kiểu gen, kiểu hình.
kiểu gen, kiểu hình, môi trường.
kiểu hình, kiểu gen, môi trường.
Câu 10: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa va chọn giống vì
Đột biến gen là biến dị di truyền được.
Đột biến gen là biến dị không di truyền được.
Đột biến gen chủ yếu có hại cho cơ thể sinh vật.
Đột biến gen chủ yếu có lợi cho cơ thể sinh vật.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
c
a
b
d
a
d
c
d
c
a
II/ PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Ở đậu Hà Lan, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân thấp.
Nếu cây lai F1 có sự phân tính kiểu hình theo tỉ lệ 3:1 thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào? Giải thích và viết sơ đồ lai.
Nếu cây lai F1 có sự phân tính kiểu hình theo tỉ lệ 1:1 thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như thế nào? Giải thích và viết sơ đồ lai.
Câu 2: (1.5 điểm) Điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình tổng hợp ARN và ADN (nguyên tắc tổng hợp, kết quả).
a. Nguyên tắc tổng hợp:
+ Khuôn mẫu: Xảy ra trên toàn bộ hai mạch đơn của gen.
+ Bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
+ Giữ lại một nửa
b. Kết quả:
 Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ, trong mỗi ADN con có một mạch đơn mới tổng hợp
a. Nguyên tắc tổng hợp:
+ Khuôn mẫu: Xảy ra trên một mạch đơn của gen.
+ Bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G.
b. Kết quả:
 Cứ mỗi lần tổng hợp tạo ra một ARN có số lượng, thành phần và trật tự các đơn phân giống mạch bổ sung của gen (chỉ khác T được thay bằng U)
Câu 3: (1.5 điểm)
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về cây trồng hoặc vật nuôi.
Mức phản ứng có di truyền được không? Vì sao?
a. - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
 Ví dụ: Khối lượng bình quân xuất chuồng ở 10 tháng tuổi của giống lợn Ỉ Nam Định là 35 – 40kg, trong điều kiện thức ăn và chăm sóc đầy đủ nhất cũng không vượt quá 50kg. Trong khi đó lợn Đại Bạch được cho ăn và chăm sóc đầy đủ nhất có thể đạt tới 150kg, trong trường hợp chăm sóc bình thường chỉ đạt 50 – 60kg.
b. Mức phản ứng di truyền được vì do kiểu gen qui định.
Câu 1: Tính trạng là:
Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể.
Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của một cơ thể.
Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo của nhiều loài.
Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của nhiều loài.
Câu 2: Phép lai phân tích là phép lai:
Giữa cá thể mang tính trạng trung gian cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng trội.
Giữa cá thể mang tính trạng trội đã biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng trội.
Câu 3: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 đồng tính vì:
Tính trạng trội át tính trạng lặn.
Gen trội át hoàn toàn gen lặn.
Gen trội không át hoàn toàn gen lặn.
Cả a và b
Câu 4: Ở người, gen A qui định mắt đen là trội hoàn toàn so với gen a qui định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen như thế nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa)
Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (Aa)
Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen(AA)
Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt xanh (aa)
Câu 5: Kết quả nguyên phân tạo ra loại tế bào nào?
Tế bào có bộ nhiễm sắc thể là 2n.
Tế bào có bộ nhiễm sắc thể là n.
Tế bào trứng (giao tử cái).
Tế bào tinh trùng (giao tử đực)
Câu 6: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và trao đổi chéo, sau đó tách rời nhau là đặc điểm của kì nào trong quá trình nguyên phân.
Kỳ giữa I
Kỳ giữa II
Kỳ đầu I
Kỳ đầu II
Câu 7: Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN có:
A + T = G + X
A + G 	= T + X
2A = 3G
3A = 2G
Câu 8: Một mạch đơn của gen có A = 100, T = 200, G = 300, X = 400. Gen trên dài bao nhiêu A0 (Ăngxtơrông)?
a. 340A0
b. 5100A0
c. 6800A0
d. 3400A0
Câu 9: Quá trình tổng hợp protein diễn ra ở đâu?
Trong chất tế bào
Trong nhân tế bào
Trong riboxom
Trong các bào quan
Câu 10: Câu nào đúng khi nói về mối quan hệ giữa ARN và protein?
Trình tự các nu trên mARN qui định trình tự các axit amin trong protein.
Trình tự các nu trên tARN qui định trình tự các axit amin trong protein.
Trình tự các nu trên rARN qui định trình tự các axit amin trong protein.
Trình tự các nu trên ADN qui định trình tự các axit amin trong protein.
Câu 11. Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4Ao. Đây là dạng đột biến
a. Thêm một cặp Nu b. Mất một cặp Nu
c. Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác d. Cả b và c đúng
Câu 12. Một gen có A= 150, G= 320. Số liên kết Hidro của gen là
a. 380 b. 630 c. 1260 d. 1090
Câu 13. Một gen có 2400 Nu. Phân tử mA RN được tổng hợp từ gen trên có chiều dài
a. 2400 Ao b. 8160 Ao c. 4080 Ao d. 1200 Ao
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
b
c
b
d
a
c
b
d
c
a
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
	Phân biệt thường biến và đột biến.
THƯỜNG BIẾN
ĐỘT BIẾN
- Biến đổi kiểu hình, không liên quan đến biến đổi kiểu gen.
- Không di truyền được.
- Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với thay đổi của môi trường.
- Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống.
- Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi kiểu hình.
- Không di truyền được.
- Biến đổi không đồng loạt, xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
- Thường có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
Câu 2: (3 điểm)
	Ở một thứ bí, quả tròn là tính trội so với quả dài. Cho giao phấn giữa bí quả tròn với bí quả dài thu được F1 đều có bí quả tròn.
a. Lập sơ đồ lai của P?
b. Nếu cho F1 giao phấn với P thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Câu 3. Những điểm khác nhau cơ bản giữa phân bào nguyên phân và giảm phân?
Câu 4. a. Thường biến là gì? Những tính chất cơ bản của thường biến.
b.Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
Kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường, môi trường xác định việc hình thành một kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng của kiểu gen.
Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Câu 5. Một người phụ nữ đã kể về gia đình bà ta như sau: ba mẹ tôi đều nhìn màu bình thường , sinh được ba chị em tôi, em trai tôi bị bệnh mù màu, tôi và chị cả nhìn màu bình thường. Chị tôi lấy chồng bình thường, sinh được hai cháu gái bình thường và một cháu trai mù màu. Chồng và con trai tôi nhìn màu bình thường.
Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên.
Bệnh mù màu do gen trội hay gen lặn quy định? Bệnh có liên quan với giới tính không?

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_HKI_MON_SINH_HOC_9.doc