Tổng hợp đề thi HSG tỉnh môn Tin học - Tin học trẻ

doc 26 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 30598Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề thi HSG tỉnh môn Tin học - Tin học trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp đề thi HSG tỉnh môn Tin học - Tin học trẻ
TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG TỈNH MÔN TIN HỌC - TIN HỌC TRẺ
Bài 1: Nhập vào tâm và bán kính của một đường tròn. Sau đó nhập vào một điểm A(x, y) bất kì và kiểm tra xem nó có thuộc đường tròn hay không?
Bài 2: Tính xy ( Với x, y là số thực). 
Bài 3: Tìm tất cả các chữ số có ba chữ số abc sao cho tổng các lập phương của các chữ
số thì bằng chính số đó ( abc = a3 + b3 + c3). 
Bài 4: : Nhập 3 loại tiền và số tiền cần đổi. Hãy tìm tất cả các tổ hợp có được của 3 loại tiền trên cho số tiền vừa nhập.
Bài 5: 
Trăm trâu trăm cỏ
Trâu đứng ăn năm
Trâu nằm ăn ba
Trâu già ba con một bó. Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
Bài 6: Lập tam giác PASCAL, bằng (dùng chương trình con) 
Bài 7: : Viết các chương trình con tính diện tích tam giác, tròn, vuông, chữ nhật trong một chương trình. Sau đó hỏi chọn một trong các phương án tính diện tích bằng cách chọn trong bảng chọn lệnh sau:
0. Không làm gì hết và trở về màn hình soạn thảo.
1. Tính diện tích hình vuông
2. Tính diện tích hình tròn
3. Tính diện tích tam giác
4. Tính diện tích hình chữ nhật
Bài 8: Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên có n phần tử. In ra màn hình phần tử nhỏ nhất, phần tử lớn nhất và giá trị trung bình của danh sách ra màn hình.
Bài 9: Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên có n phần tử.
a. Đưa những phần tử lẻ ra đầu danh sách, những phần tử chẵn về cuối danh sách và in kết quả ra màn hình.
b. Sắp xếp các phần tử lẻ đầu danh sách theo thứ tứ tăng dần, sắp xếp các phần tử
chẵn cuối danh sách theo thứ tự giảm dần. In danh sách ra màn hình. 
Bài 10: Viết chương trình nhập vào một chuỗi kí tự, sau đó nhập vào một kí tự bất kì và
đếm số lần của nó trong chuỗi đã nhập. 
Bài 11: Viết chương trình nhập vào một chuỗi ký tự, Kiểm tra xem nó có đối xứng hay không (Ví dụ: Chuỗi đối xứng RADAR, MADAM).
Bài 12: Viết chương trình nhập vào họ tên của một người. Sau đó in chuỗi họ tên ra màn hình với các ký tự đầu đổi thành chữ hoa, toàn bộ chuỗi họ và tên đổi thành chữ hoa. 
Bài 13: Viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên có n phần tử.
a. Sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần và in kết quả ra màn hình.
b. Nhập vào một số x bất kì, đếm số lần xuất hiện của nó trong dãy trên. 
c. In ra màn hình số phần tử nhỏ hơn hoặc bằng x.
d. In ra màn hình số phần tử lớn hơn x. 
Bài 14: Sử dụng lệnh lặp để tính tổng của 11 số hạng đầu tiên 
	S = 100 + 105 + 110 + ...
Bài 15: Tìm số ∏, biết rằng ∏/4 = 1 - 1/3 + 1/5 - 1/7 + ...
Với độ chính xác: | 1/2n-1 | < 10-5 
Bài 16: Cho một dãy số nguyên A(i)(i=1,N). Viết chương trình:
Tính và in ra trung bình cộng cuả các số dương
Đếm xem có bao nhiêu số chia hết cho 3. 
In ra vị trí các số bằng 0 (nếu có) trong dãy đã cho
Bài 17: Viết chương trình tìm các số có 3 chữ số mà tổng lập phương các chữ số của nó bằng chính nó (các số Amstrong).
Bài 18: Nhập một số thực x rồi tính
S = 1 + x/1! + x2/2! + x3/3! + ...+ xn/n! với độ chính xác | xn/n! | < 10-5
Bài 19: Dãy Fibonaxi được định nghĩa như sau:
A1=A2, An=A(n-1) + A(n-2) với n>=2. Hãy: Nhập một số n và in ra n số Fibonaxy đầu tiên. 
Nhập một số n và in ra các số Fibonaxy <= n
Bài 20: Cho một dãy số. viết chương trình:
Gom tất cả các số chia hết cho 7 vể đầu dãy và tất cả các số chia hết cho 5 vể cuối dãy.
Sắp xếp phần số đã gom theo thứ tự tăng dần
Bài 21: Cho một dãy số. Hãy viết chương trình Tìm phần tử nhỏ nhất và phần tử nhỏ thứ 2. Hãy cho biết vị trí đầu tiên của phần tử lớn nhất
Bài 22:Cho một dãy ký tự. Hãy viết chương trình Tách dãy trên thành 2 nửa, nửa đầu số, nửa sau chữ. Sắp xếp nủa đầu giảm dần, nữa sau tăng dần
Bài 23: xâu FIBINACCIXét dãy các xâi F1,F2,...,FN trong đó: 
F1 = 'A'; F2 = 'B' ; Fk+1 = Fk + Fk-1(K=>2) ví dụ: 
F1 = 'A' 
F2 = 'B' 
F3 = 'BA'
F4 = 'BAB'
F5 = 'BABBA'
F6 = 'BABBABAB'...
Cho xâu S độ dài không quá 25, chỉ bao gồm các kí tự 'A' và 'B'yêu ầu: hãy xác định số lần xuất hiện xâu S trong xâu FN,N<=35. Chú Ý: Hai lần xuất hiện ủa S trong FN không nhất thiết phải là các xâu rời nhau hoàn toàn.Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản FIBISTR.INP có cấu trúc như sau:Gồm nhiều dòng, mỗi dòng có N S. Giữa và S có đúng 1 dấu cách. Dữ liệu vào là chuẩn, không cần kiểm tra.Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản FIBISTR.OUT có cấu trúc như sau:Gồm nhiều dòng, mỗi dòng dữ liệu ứng với một dòng kết quả ra
Ví Dụ: FIBISTR.OUT FIBISTR.OUT3 A 13 AB 08 BABBAB 4
Bài 24: : SỐ PHẢN NGUYÊN TỐMột số tự nhiên n được gọi là số phản nguyên tố nếu nó ó nhiều ước số nhất trong n số tự nhiên đầu tiênYêu cầu: Cho số K (K<=10000) ghi ra số phản nguyên tố lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng K.Dữ liệu vào : Đọc từ file văn bản OPNT.INP có cấu trúc như sau:Dòng đầu tiên là số M(1<M<=100): số các số cần tìm số phản nguyên tố lớn nhất của nó.M dòng tiếp theo là các số K1,K2,..KMDữ liệu ra: Ghi ra file văn bản SOPNT.OUT có cấu trúc như sau:Gồm M dòng, Dòng thứ i (1<=i<=M) là số hản nguyên tố lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng Ki.ví dụSOPNT.INP SOPNT.OUT1 840 1000 
Bài 25: : que diêmNgồi nhà quá rỗi, Sơn có ý tưởng dùng các que diêm tạo thành các số hập phân. Một cách đại diện cho 10 chữ số thập phân như sau:1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 ( sr các bạn, cái này mình ko biết viết sao hết. Nó giống như cái chỉ số trong đồng hồ điện tử ý. ví dụ: ố 1 thì có 2 gạch nhỏ.)Cho N que diêm, Sơn có thể tạo ra một loạt các chữ số.Sơn kinh gạc phát hiện ra số nhỏ nhất và lớn nhất trong số đó có thể tạo được bằng cách sử dụng ất cả các que diêm của Sơn.Yêu cầu: Xác định số nhỏ nhất và lớn nhất mà Sơn có thể tạo ra.Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản MATCH.INP có cấu trúc như sau:Dòng đầu tiên là số test K(1<K<=100)K dòng tiếp theo, mỗi test gồm một dòng chứa số nguyên n (2<=n<=100) là số que diêm
Bài 26: Dãy số được gọi là dãy số đối xứng nếu đọc các phần tử của dãy số này từ trái sang phải hay đọc ngược lại đều được cùng kết qủa.
 Ví dụ: 1, 2, 1; 1, 2, 2, 1 là các dãy số đối xứng.
 Dãy số P được gọi là dãy số con của dãy số A nếu các phần tử thuộc P có mặt liên tiếp trong dãy số A với thứ tự không đổi.
 Ví dụ: 2, 1, 3 là dãy số con của 1, 2, 2, 1, 3;
 Cho dãy số tự nhiên A gồm n phần tử a1, a2, a3an (ai <35000, 5<n<100)
 Yêu cầu: Hãy viết phương trình tìm dãy số P là dãy số con đối xứng dài nhất của dãy số A
 Dữ liệu vào: Nhập vào số tự nhiên n và n phần tử của dãy số A.
 Kết quả: Xuất ra màn hình kết quả vừa tìm được
 Ví dụ:
 Dữ liệu vào: (nhập từ bàn phím) Kết quả: (xuất ra màn hình)
 N=5	1 2 2 1
 A: 1 2 2 1 2 
Bài 27: Xâu s1 có dộ dài m và s2 có độ dài n ( m,n là hai số tự nhiên; n,m<250)
Biết rằng s1,s2 chỉ chứa các kí tự ‘A’’Z’.
 Yêu cầu: Hãy viết phương trình tìm xâu con chung dài nhất của xâu s1 và s2.
 Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím 2 xâu s1 và s2.
 Kết quả: Xuất ra màn hình xâu con chung của 2 xâ s1 và s2.
 Ví dụ:
 Dữ liệu vào:	kết quả: ABBA
 S1:ABBABC
 S2:ABABBA
Bài 28: Cho xâu S có độ dài N9N<100). Xâu S chỉ chứa các k‎ tự số ‘0’’9’.
 Yêu cầu: Hãy viết chương trình tìm xâu S1 bằng cách hoán vị các k‎ tự số trong xâu S sao cho xâu S1 có giá trị nhỏ nhất lớn hơn S.
 Đữ liệu vào: Cho trong tệp tin so.inp, gồm 1 dòng ghi xâu S.
 Kết quả: Ghi trong tập tin so.out, gồm 1 dòng ghi kết quả vừa tìm được.
 Ví dụ:
 Dữ liệu vào: (So.inp)	Kết quả: (so.out)
 ‘1234’	‘1324’
Bài 29: Viết chương tìm ước số chung lớn nhất của hai số nguyên a và b khác 0, với a, b được nhập từ bàn phím.
Bài 30: Viết chương trình nhập vào một mảng gồm n phần tử (n<=100). Kiểm tra và in ra màn hình các số là số nguyên tố sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Bài 31:         Cho số tự nhiên N (N<=50). Hãy viết chương trình thực hiện:
            Câu a) Nhập số N, sau đó nhập N số nguyên từ bàn phím. thứ tự của các số gọi là chỉ số.
            Câu b) Hãy tính trong dãy số trên có bào nhiêu số dương chẵn.
            Câu c) Tìm (các) chỉ số của giá trị âm lớn nhất của dãy số nếu có.
            Câu d) Tìm tất cả các dãy con dài nhất các số khác không cùng dấu.
         * Đưa các kết quả thực hiện ra màn hình dưới dạng thích hợp
         * Chương trình phải được ghi trong file có tên là BL2.PAS
Bài 32: Nhập vào từ bàn phím một số N nguyên dương (N<=5000)
            Câu a) Hãy phân tích N thành tổng của hai số nguyên tố (nếu được) và thông báo không được nếu không có phương án nào.
            Câu b) Nếu N thoả mãn câu a, hãy đưa càng nhiều càng tốt các phương án phân tích (2 phương án có cùng các số hạng chỉ coi là một)
 * Đưa các kết quả thực hiện ra màn hình dưới dạng thích hợp.
* Chương trình phải được ghi trong file có tên là BL3.PAS.
Bài 33: Cho trước một dãy số bao gồm toàn các số 0 và 1. Dãy này có độ dài nhỏ hơn 255.
            a. Viết chương trình nhập dãy số trên từ bàn phím. Các số được nhập liên tiếp từ bàn phím, quá trình nhập dữ liệu kết thúc nhấn phím . Nếu việc nhập dữ liệu sai trên màn hình kết quả “Bạn đã nhập sai, đề nghị nhập lại” và cho phép nhập lại ngay dữ liệu.
            b. Một dãy con đúng của dãy trên được gọi là một dãy con liên tục bất kỳ của dãy trên bao gồm các số hạng giống nhau. Hãy tính độ dài lớn nhất của một dãy con đúng của dãy trên.
           c. Một dãy con đúng bậc 1 của dãy trên được coi là một dãy con liên tục bất kỳ của dãy trên bao gồm toàn các số hạng giống nhau ngoại trừ 1 phần tử. Hãy tính độ dài lớn nhất của một dãy con đúng bậc 1 của dãy trên.
Yêu cầu kỹ thuật: Chương trình phải được đặt tên là B2.PAS
Bài 34: Cho số nguyên N trong phạm vi từ 1000 đến 999999. Cần xác định số này có phải là thông tin về một ngày tháng có trong thế kỷ 21 không. (Thế kỷ 21 bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 2001 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 3000. Biết rằng 2  chữ số cuối của N là chỉ hai chữ số cuối của năm, các chữ số còn lại (ở đầu) xác định ngày và tháng.
 Ví dụ:
1111       tương ứng với 1 tháng 1 năm 2011;
21290     tương ứng với 2 tháng 12 năm 2090 hoặc 21 tháng 2 năm 2090;
131192tương ứng với 13 tháng 11 năm 2092;
32392     Không phải là thông tin về một ngày tháng nào cả;
311198 Không phải là thông tin về một ngày tháng nào cả;
29205     Không phải là thông tin về một ngày tháng nào cả;
 Dữ liệu: Nhập vào số N từ bàn phím.
Kết quả: Đưa ra màn hình các ngày tháng năm tương ứng với N hoặc thông báo là KHONG nếu N không phải là thông tin về một ngày tháng nào cả.
 Ví dụ:
Giá trị của N
Thông báo ra màn hình tương ứng
1111
21290
29205
1-1-2011
2-12-2090 HOAC 21-2-2090
KHONG
Bài 35:  Cho dãy số nguyên            a1, a2, ..., an (n £ 1000).
Hãy tìm cách thực hiện một số ít nhất phép đổi chỗ hai số hạng bất kỳ của dãy để thu được dãy số mà số lẻ đứng ở vị trí lẻ, số chẵn đứng ở vị trí chẵn.
 Dữ liệu: Vào từ file văn bản DAYSO.INP:
·          Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương n;
·          Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo chứa số hạng ai của dãy đã cho (-32767 à 32767, i = 1, 2, ..., n).
Kết quả: ghi ra file văn bản DAYSO.OUT:
·          Dòng đầu tiên ghi số lượng phép đổi chỗ cần thực hiện k (qui ước k = -1, nếu không thể biến đổi được dãy đã cho thành dãy thoả mãn yêu cầu đầu bài);
·          Nếu k > 0, thì dòng thứ j trong số k dòng tiếp theo ghi chỉ số của hai số hạng cần đổi chỗ cho nhau ở lần đổi chỗ thứ j  ( j =1, 2, ..., k).
Ví dụ:
 DAYSO.INP
DAYSO.OUT
DAYSO.INP
DAYSO.OUT
6
1
2
3
4
6
5
1
5 6
4
1
3
2
5
-1
Bài 36: Một nhóm gồm n bạn học sinh của một lớp tham gia một câu lạc bộ tin học vào dịp nghỉ hè. Biết rằng khoảng thời gian mà bạn thứ i có mặt tại câu lạc bộ là [ai, bi] (ai<bi tương ứng là các thời điểm đến và rời khỏi câu lạc bộ). Cô giáo chủ nhiệm lớp muốn tới thăm các bạn trong nhóm này. Hãy giúp cô giáo chủ nhiệm xác định thời điểm đến câu lạc bộ sao cho tại thời điểm đó cô giáo có thể gặp được nhiều bạn trong nhóm nhất. 
 Dữ liệu: Vào từ file văn bản MEETING.INP:
·          Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương n (n £ 1000);
·          Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo ghi 2 số nguyên không âm ai, bi , i = 1, 2, ..., n.
Kết quả: Ghi ra file văn bản MEETING.OUT:
·          Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương k là số lượng bạn đang có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến;
·          Trong k dòng tiếp theo ghi chỉ số của k bạn có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến, mỗi dòng ghi một chỉ số của một bạn.
Ví dụ:
 MEETING.INP
MEETING.OUT
MEETING.INP
MEETING.OUT
6
1  2
2  3
2  5
5  7
6  7
9 11
3
1
2
3
5
1 2
3 5
7 9
11 15
17 21
1
1
Bài 37: Ứng với mỗi số tự nhiên x, ta có số tự nhiên f(x) bằng tổng bình phương các chữ số của x. Từ x ta xây dựng dãy (Xn) như sau:
	X1 = x ; X2 = f(X1) ; X3 = f(X2) ; ; Xi = f(Xi - 1) với 1 <= I <= n
Ví dụ: 
	x = 12 ta có dãy: 12; 5; 25; 29; 85; 89; 145; 42; 20; 4; 16; 37; 58; 89
	x = 4 ta có dãy: 4; 16; 37; 58; 89; 145; 42; 20; 4
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên x và in ra màn hình dãy (Xn)
Dữ liệu vào: Số tự nhiên x.
Dữ liệu ra: In ra màn hình dãy (Xn)
Bài 38: Tạo một dãy gồm n (3 < n < 20) số nguyên nhận các giá trị ngẫu nhiên từ 1 đến 99. Xuất dãy và xuất ra vị trí các số nguyên tố của dãy.
Dữ liệu vào: Số nguyên n có giới hạn theo đề.
Kết quả ra: Mảng a ngẫu nhiên và vị trí các số nguyên tố trong mảng.
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra
19
So phan tu cua mang: 19
Mang a la:
 74 98 69 94 5 11 11 50 21 61 89 73 14 19 55 31 71 50 1 
Vi tri cac so nguyen to co trong a la: 5 6 7 10 11 12 14 16 17
Lưu ý: số 1 không phải là số nguyên tố
Bài 39: Viết chương trình in ra màn hình các số từ x đến y là số chẵn và chia hết cho 3. với x, y nhập từ bàn phím? Đếm xem có tất cả bao nhiêu số?
Dữ liệu vào: Số nguyên x và y (x < y).
Kết quả ra: Các số chẵn chia hết cho 3 trong phạm vi từ x đến y và đếm có bao nhiêu số.
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Dữ liệu ra
3
40
12 18 24 30 36
Co tat ca: 6 so
Bài 40: - Bài 2/1999 - Tổ chức tham quan 
(Dành cho học sinh THCS)
Trong đợt tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh của thành phố Hồ Chí Minh, Ban tổ chức hội thi Tin học trẻ tổ chức cho N đoàn ( đánh từ số 1 đến N) mỗi đoàn đi thăm quan một địa điểm khác nhau. Đoàn thứ i đi thăm địa điểm ở cách Khách sạn Hoàng Đế di km (i=1,2,...., N). Hội thi có M xe taxi đánh số từ 1 đến M (M³N) để phục vụ việc đưa các đoàn đi thăm quan. Xe thứ j có mức tiêu thụ xăng là vj đơn vị thể tích/km.
Yêu cầu: Hãy chọn N xe để phục vụ việc đưa các đoàn đi thăm quan, mỗi xe chỉ phục vụ một đoàn, sao cho tổng chi phí xăng cần sử dụng là ít nhất.
Dữ liệu: File văn bản P2.INP:
- Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương N, M (N£M£200);
- Dòng thứ hai chứa các số nguyên dương d1, d2, ..., dN;
- Dòng thứ ba chứa các số nguyên dương v1, v2, ..., vM.
- Các số trên cùng một dòng được ghi khác nhau bởi dấu trắng.
Kết quả: Ghi ra file văn bản P2.OUT:
- Dòng đầu tiên chứa tổng lượng xăng dầu cần dùng cho việc đưa các đoàn đi thăm quan (không tính lượt về);
- Dòng thứ i trong số N dòng tiếp theo ghi chỉ số xe phục vụ đoàn i (i=1, 2, ..., N).
Ví dụ:
P2.INP
P2.OUT
3 4
7 5 9
17 13 15 10
256
2
3
4
Bài 41: - Bài 10/1999 - Dãy số nguyên (Dành cho học sinh THCS)
Dãy các số tự nhiên được viết ra thành một dãy vô hạn trên đường thẳng:
1234567891011121314..... (1)
Hỏi số ở vị trí thứ 1000 trong dãy trên là số nào?
Em hãy làm bài này theo hai cách: Cách 1 dùng suy luận logic và cách 2 viết chương trình để tính toán và so sánh hai kết quả với nhau.
Tổng quát bài toán trên: Chương trình yêu cầu nhập số K từ bàn phím và in ra trên màn hình kết quả là số nằm ở vị trì thứ K trong dãy (1) trên. Yêu cầu chương trình chạy càng nhanh càng tốt.
Bài 42: - Bài 11/1999 - Dãy số Fibonaci 
(Dành cho học sinh THCS)
Như các bạn đã biết dãy số Fibonaci là dãy 1, 1, 2, 3, 5, 8, .... Dãy này cho bởi công thức đệ qui sau:
F1 = 1, F2 =1, Fn = Fn-1 + Fn-2 với n > 2. Cho trước số tự nhiên N, hãy tìm biểu diễn Fibonaci của số N.
Input: Tệp văn bản P11.INP bao gồm nhiều dòng. Mỗi dòng ghi một số tự nhiên.
Output: Tệp P11.OUT ghi kết quả của chương trình: trên mỗi dòng ghi lại biểu diễn Fibonaci của các số tự nhiên tương ứng trong tệp P11.INP.
Bài 43: - Bài 17/2000 - Số nguyên tố tương đương 
(Dành cho học sinh THCS)
Hai số tự nhiên được gọi là Nguyên tố tương đương nếu chúng có chung các ước số nguyên tố. Ví dụ các số 75 và 15 là nguyên tố tương đương vì cùng có các ước nguyên tố là 3 và 5. Cho trước hai số tự nhiên N, M. Hãy viết chương trình kiểm tra xem các số này có là nguyên tố tương đương với nhau hay không. 
Bài 44: - Bài 30/2000 - Phần tử yên ngựa 
(Dành cho học sinh THCS)
Cho bảng A kích thước MxN. Phần tử Aij được gọi là phần tử yên ngựa nếu nó là phần tử nhỏ nhất trong hàng của nó đồng thời là phần tử lớn nhất trong cột của nó. Ví dụ trong bảng số sau đây:
15	3	9
55	4	6
76	1	2
thì phần tử A22 chính là phần tử yên ngựa.
Bạn hãy lập chương trình nhập từ bàn phím một bảng số kích thước MxN và kiểm tra xem nó có phần tử yên ngựa hay không?
Bài 45: - Bài 37/2000 - Số siêu nguyên tố (Dành cho học sinh THCS)
Số siêu nguyên tố là số nguyên tố mà khi bỏ một số tuỳ ý các chữ số bên phải của nó thì phần còn lại vẫn tạo thành một số nguyên tố.
Ví dụ 7331 là một số siêu nguyên tố có 4 chữ số vì 733, 73, 7 cũng là các số nguyên tố.
Nhiệm vụ của bạn là viết chương trình nhập dữ liệu vào là một số nguyên N (0< N <10) và đưa ra kết quả là một số siêu nguyên tố có N chữ số cùng số lượng của chúng.
Ví dụ khi chạy chương trình:
Nhap so N:	4¿
Cac so sieu nguyen to có 4 chu so la:	2333 	2339	2393	2399	2939	3119	3137	3733	3739	3793	3797	5939	7193	7331	7333	7393	
Tat ca co 16 so_
Bài 46: - Bài 44/2000 - Tạo ma trận số (Dành cho học sinh THCS)
Cho trước số nguyên dương N bất kỳ. Hãy viết thuật toán và chương trình để tạo lập bảng NxN phần tử nguyên dương theo quy luật được cho trong ví dụ sau: 
1 2 3 4 5 6 
2 4 6 8 10 12 
3 6 9 12 2 4 
4 8 12 2 4 6 
5 10 2 4 6 8 
6 12 4 6 8 10 
Thực hiện chương trình đó trên máy với N=12, đưa ra màn hình ma trận kết quả (có dạng như trong ví dụ). 
Bài 47: - Bài 48/2000 - Những chiếc gậy (Dành cho học sinh THCS và THPT)
George có những chiếc gậy với chiều dài như nhau và chặt chúng thành những đoạn có chiều dài ngẫu nhiên cho đến khi tất cả các phần trở thành đều có chiều dài tối đa là 50 đơn vị. Bây giờ anh ta muốn ghép các đoạn lại như ban đầu nhưng lại quên mất nó như thế nào và chiều dài ban đầu của chúng là bao nhiêu. Hãy giúp George thiết kế chương trình để ước tính nhỏ nhất có thể của chiều dài những cái gậy này. Tất cả chiều dài được biểu diễn bằng đơn vị là những số nguyên lớn hơn 0.
Input
Dữ liệu vào trong file Input.txt chứa các khối mỗi khối 2 dòng. Dòng đầu tiên chứa số phần của chiếc gậy sau khi cắt. Dòng thứ 2 là chiều dài của các phần này cách nhau bởi một dấu cách. Dòng cuối cùng kết thúc file Input là số 0.
Output
Kết quả ra trong file Output.txt chứa chiều dài nhỏ nhất có thể của những cái gậy, mỗi chiếc trong mỗi khối trên một dòng.
Sample Input
9
5 2 1 5 2 1 5 2 1
4
1 2 3 4
0
Sample Output
6
5
Bài 48: - Bài 94/2002 - Biểu diễn tổng các số Fibonaci
(Dành cho học sinh THCS)
Cho số tự nhiên N và dãy số Fibonaci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, ....
Bạn hãy viết chơng trình kiểm tra xem N có thể biểu diễn thành tổng của của các số Fibonaci khác nhau hay không? 
Bài 49: - Bài 95/2002 - Dãy con có tổng lớn nhất
(Dành cho học sinh THPT)
Cho dãy gồm n số nguyên a1, a2, ..., an. Tìm dãy con gồm một hoặc một số phần tử liên tiếp của dãy đã cho với tổng các phần tử trong dãy là lớn nhất.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản SUBSEQ.INP
- Dòng đầu tiền chứa số nguyên dơng n (n < 106).
- Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo chứa số ai (|ai| £ 1000).
Kết quả: Ghi ra file văn bản SUBSEQ.OUT
- Dòng đầu tiên ghi vị trí của phần tử đầu tiên của dãy con tìm được.
- Dòng thứ hai ghi vị trí của phần tử cuối cùng của dãy con tìm được
- Dòng thứ ba ghi tổng các phần tử của dãy con tìm được.
Ví dụ:
SUBSEQ.INP
SUBSEQ.OUT
8 12 -14 1 23 -6 22 -34 13
3 6 40
Bài 50: Cho dãy số nguyên         a1, a2, ..., an (n £ 1000).
Hãy tìm cách thực hiện một số ít nhất phép đổi chỗ hai số hạng bất kỳ của dãy để thu được dãy số mà số lẻ đứng ở vị trí lẻ, số chẵn đứng ở vị trí chẵn.
 Dữ liệu: Vào từ file văn bản DAYSO.INP:

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_on_luyen_hsg_tin_hoc.doc