Tiết 51 : Kiểm tra 1 tiết Môn Vật lí 9 Bảng tính trọng số Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) 1. Cảm ứng điện từ 7 4 2,8 4,2 20,0 30,0 2. Khúc xạ ánh sáng 7 5 3,5 3,5 25,0 25,0 Tổng 14 9 6,3 7,7 45,0 55,0 Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1. Cảm ứng điện từ 8 tiết B21-B23- B24-B25 B22-B26-B27-B28-B31 B32- B33-B34-B35 Số câu hỏi 1(2,5’) B21 1(2,5) B26 1(7’) B27 1(2,5’) B35 1 (9’) B35 5 Số điểm 0,5 0,5 1,5 0,5 2 5 (50%) 2. Khúc xạ ánh sáng 7 tiết C3 C1-C2 -C4-C5- C13-C14-C15 Số câu hỏi 1 (2,5’) C3 1 (2,5’) C5 1 (2,5’) C13 1(14’) C15 4 Số điểm 0,5 0,5 0,5 3,5 5 (50%) TS câu hỏi 2 (10’) 3 (12’) 4 (28’) 9 (45’) TS điểm 1,0 2,5 6,5 10,0 (100%) Đề bài. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1: Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng: A. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. B. Cảm ứng điện từ. C. Lực điện từ. D. Chuyển hóa từ điện năng thành cơ năng. Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức xác định công suất hao phí do toả nhiệt khi truyền tải điện năng đi xa: A. P hp = B. P hp = C. P hp = D. P hp = Câu 3: Máy biến thế dùng để: A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định không đổi. B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định không đổi. C. Làm tăng, giảm cường độ dòng điện. D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu 4: Thấu kính hội tụ có: A. Phần rìa dày hơn phần giữa. B. Hai mặt đều lõm. C. Một mặt phẳng, mặt còn lại lõm vào. D. Phần giữa dày hơn phần rìa. Câu 5: Vật AB đặt trước thấu kính phân kì cho ảnh A’B’. Thông tin nào sau đây là đúng? A. Khi d > f thì A’B’ là ảnh thật. B. A’B’ luôn là ảnh thật. C. A’B’ luôn là ảnh ảo. D. A’B’ luôn ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ: A. Khi vật ở rất xa cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật B. Luôn cho ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. C. Khi vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. D. Khi vật ở trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 7(1,5đ): Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế? Câu 8 (2 đ): Một máy biến thế có n1 = 500 vòng, n2 = 20 000 vòng. a. Đây là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao? b. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp? c. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế một chiều 110 V thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp là bao nhiêu? Câu 9(3,5đ): Cho vật sáng AB có độ cao h = 6cm O A F B đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 10 cm. Điểm A thuộc trục chính. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d = 10 cm (A F) a. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. b. Tính độ cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh tới thấu kính? Đáp án – Thang điểm. Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: D Câu 5: C Câu 6: B Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 7: (1,5điểm) + Cấu tạo của máy biến áp: Gồm 2 bộ phận chính: Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau và cách điện với lõi sắt. Một lõi sắt ( hoặc thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây + Hoạt động: Khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp cũng xuất hiện một điệu điện thế xoay chiều. Câu 8: (2 điểm) a. Ta thấy n1 < n2 đây là máy tăng thế. b. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp là: V c. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế một chiều 110 (V) thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp là 0 (V) vì hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là hiệu điện thế một chiều nên máy biến thế không hoạt động được I B’ O AF B A’ Câu 9: (3,5 điểm) a. Hình bên b. Từ hình vẽ ta có: A’B’ = AB = .6 = 3 cm OA’ = OA = .10 = 5 cm
Tài liệu đính kèm: