BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM” GVHD: Th.s Lương Mỹ Thùy Dương SV thực hiện: Nhóm 2 Khóa : 2012 – 2016 Tp. HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2013 DANH SÁCH NHÓM 2 Họ và tên MSSV Phạm Thanh Chiến 12021641 Nguyễn Thị Ngọc Diễm 12026251 Quách Ái Đào 12015941 Mai Thị Thùy Dương 12021231 Lê Thành Long 12019871 Trần Thị Cẩm Ly 12021481 Nguyễn Thị Thùy Trang 12027521 Lê Thị Trang 12023411 Lý Nam Thái 12023371 Nguyễn Duy Thành 12021971 Phạm Doãn Thăng 12017441 Huỳnh Thị Anh Thư 12020541 Lương Hồng Vân 12027631 Phan Tuấn Vũ 12023151 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn ban giám hiệu trường ĐH Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để sinh viên có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở vật chất. Chúng em xin cảm ơn thư viện trường đã cung cấp tài liệu tham khảo và hỗ trợ chúng em làm bài tiểu luận. Và chúng em xin chân thành cảm ơn Th.s Lương Mỹ Thùy Dương – Giảng viên môn Kinh tế vĩ mô, đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Đây là một đề tài khá rộng và đang là tâm điểm của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, do nhận thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong có được sự đóng góp ý kiến từ cô và các bạn – những ai quan tâm đến vấn đề : “ thực trạng và giải pháp của Chính phủ về vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam”, để hoàn thiện đề tài này một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự thông minh của con người và sự phát triển như “vũ bão” của khoa học – kỹ thuật, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang và đã trong quá trình hoàn thiện, phát triển đất nước. Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, khó khăn : lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội,Nhưng vấn đề “nóng”, được quan tâm hàng đầu vẫn là “ THẤT NGHIỆP”. Thất nghiệp là một hiện tượng KT-XH tồn tại ở nhiều thời kì và là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi mặt của đời sống xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút. Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới con người trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất. Và cho tới ngày nay, đã có rất nhiều nhà kinh tế nghiên cứu thất nghiệp để phát hiện ra nguyên nhân gây ra nó và góp phần cải thiện những chính sách của nhà nước đối với người thất nghiệp. Bất kì một quốc gia nào trên thế giới dù có một nền kinh tế phát triển tới đâu thì vẫn tồn tại thất nghiệp. Đó là một vấn đề không thể tránh khỏi của một đất nước, tuy nhiên chỉ khác nhau ở mức độ thất nghiệp thấp hay cao mà thôi. Mặc dù thất nghiệp gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội nhưng đòi hỏi một xã hội không có thất nghiệp là vấn đề rất khó khăn mà các chính sách, các biện pháp của chính phủ nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đúng bằng thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được áp dụng ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể không bằng nhau như ở Mỹ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5-6%, ở Nhật tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3-4%, Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với tỷ lệ gia tăng tội phạm. Theo một số quan điểm, người lao động nhiều khi phải chọn những công việc có thu nhập thấp (trong thời gian tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình như: không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, Những thiệt thòi khi mất việc làm dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Riêng đối với Việt Nam, xuất phát từ một đất nước nghèo và hiện nay đang trên đà phát triển thì thất nghiệp là một vấn đề hết sức nan giải. Nó ảnh hưởng tới đời sống của người dân, khiến nhiều người rơi vào tình cảnh “ nhàn cư vi bất thiện” và làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Và hiện nay, mức độ gia tăng thất nghiệp ở nước ta đang ở mức báo động. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, vấn đề này càng được xã hội quan tâm nhiều hơn. Và nó đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có những chính sách hợp lí, hiệu quả. Đây là một chủ đề đang được rất dư luận quan tâm và cũng là mối lo của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nên nhóm chúng em xin được nghiên cứu về đề tài: “ thực trạng và giải pháp của chính phủ về vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam”. Với mong muốn tìm hiểu được hiện trạng thất nghiệp hiện nay ở nước ta như thế nào và các giải pháp của chính phủ ra sao đồng thời cũng phân tích và giúp mọi người phần nào hiểu rõ được vấn đề thất nghiệp. Và thông qua tìm hiểu sẽ đưa ra được những giải pháp hợp lí hơn cho tình hình “ thất nghiệp” của đất nước. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Định nghĩa thất nghiệp Thất nghiệp là tình trạng những người trong lực lượng lao động không tìm được việc làm. Có nghĩa là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm. 2. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động). Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp. Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp. Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ lệ thất nghiệp cũng như giá cả của lao động. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh chỉ ra, ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh niên còn là hậu quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động. 3. Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công thực tế trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng cầu. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế. Thất nghiệp cơ cấu: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn lao động không tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông tin, v.v... Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải giảm thuê mướn lao động. Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp Keynes vì Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu-tổng cung. Thất nghiệp cơ học(cọ sát): là loại thất nghiệp tạm thời hay thất nghiệp chuyển đổi, do người lao động đang chờ để tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm nào. Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng. Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ). Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM Sơ lược về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam Từ xưa thì đã có tình trạng người làm kẻ chơi, với chính sách bao cấp thì ai cũng giống nhau, miễn chúng ta có mặt ghi công. Nhưng thực chất đa số họ dựa vào số đông để ỷ lại, dựa dẫm vào nhau mà sống, chứ không phải là làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu như thời kỳ đổi mới mở cửa như ngày nay. Vậy việc ăn không ngồi rồi đó chính là tình trạng thất nghiệp mà chúng ta đang phân tích. Phân biệt giai cấp là một trong những yếu tố dẫn đến thất nghiệp. Giàu nghèo được phân biệt rõ nét, là một áp lực làm người nghèo cứ nghèo và người giàu cứ giàu. Mặc cảm sẽ làm nhiều người sống ỷ lại không chủ động đi tìm kiếm việc làm vì nghỉ làm cũng nghèo như vậy thôi,đó là bước ngoặt rào cản tâm lý của nhiều người khi đi tìm kiếm cơ hội việc làm. Những áp lực của đời sống hiện đại gồm ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước, dinh dưỡng nghèo nàn, máy móc nguy hiểm, công việc cộng đồng, sự cô đơn, vô gia cư và lạm dụng vật chất. Những vấn đề thất nghiệp xảy ra bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại dẫn tới sự bùng nổ dân số, và sự phát triển của xã hội đại chúng. Từ đó, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp bị mai một. Công nghiệp hóa làm tăng sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các địa phương, các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội dẫn đến mức chênh lệch giữa giàu và nghèo tăng. Đồng thời sẽ làm tăng tình trạng thất nghiệp. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam các năm gần đây Tính đến thời điểm tháng 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động. Trong đó có 52,1 triệu người chưa có việc làm, gần 70% lực lượng lao động thuộc khu vực nông thôn. Trong khi đó, lực lượng lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực Nhà nước có xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2012 ( giảm 3% từ quý I đến quý III). Ngược lại khu vực ngoài Nhà nước, bao gồm những người tự tạo việc làm, hộ kinh doanh cá thể, Doanh nhân tư nhân và hợp tác xã lại tăng lên. Ngoài ra, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong vấn đề việc làm. Có tới 2,5% phụ nữ không có việc làm trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1,7%. Tại Hội nghị Tổng kết tình hình thi hành Pháp luật và thực trạng quan hệ xã hội về việc làm ( 10/1/2012- Hà Nội), ông Tào Bằng Huy – Phó cục trưởng cục việc làm cho biết: “lực lượng lao động tăng 1,2 triệu người so với năm 2010 ( ước tính 51,6 triệu người) nhưng tỷ trọng qua đào tạo lại thấp – chỉ có 7,4 triệu người đã qua đào tạo ( có bằng hoặc giấy chứng chỉ), chiếm 14,7% và chủ yếu làm việc trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Trong các năm 2006-2011, tình hình thất nghiệp tại Việt Nam có nhiều biến chuyển, cụ thể là có xu hướng giảm dần. H. Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011( Nguồn: GSO) Các nhà nghiên cứu kinh tế của CIEM nhận định: số liệu thống kê lao động tại Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Đối với các nước có nền kinh tế lớn, việc làm được xem là chỉ báo quan trọng cho thấy “sức khỏe” của nền kinh tế thì tại Việt Nam, chỉ số này dường như chưa được quan tâm. Theo thống kê, Việt Nam sở hữu một khu vực lao động phi chính thức lớn và mở rộng. Người làm nghề tự do ngày một tăng lên: năm 2010 là 34,6%, đến năm 2011 là 35,8% và đến năm 2012 thì con số này tăng lên 36,6%. Theo báo cáo gần đây của Tổng cục thống kê về điều tra lao động việc làm quý IV năm 2012, nước ta có nhu cầu sử dụng các chỉ tiêu của thị trường lao động đối với nhóm người trong độ tuổi lao động ( nam từ 15 đến hết 59, nữ từ 15 đến hết 54 tuổi). Và đến 1/1/2013, cả nước có 1.326,8 nghìn người thiếu việc làm và 857,4 nghìn người thất nghiệp, so với thời điểm 1/1/2012 các con số này đã tăng lên 69,3 nghìn người và 4,3 nghìn người. Tuy nhiên, đến quý IV, số người thất nghiệp đã giảm đáng kể so với quý III, giảm 126,6 nghìn người, số người thiếu việc làm cũng giảm nhẹ. Trong số này, có tới 83,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55,6% người thiếu việc làm là nam giới. Đơn vị : % ( Nguồn : GSO/Dân trí) Ở các thành phố lớn, số người thiếu việc làm thường ít hơn số người thất nghiệp. Tp.Hồ Chí Minh là nơi có số người thất nghiệp lớn nhất cả nước với 117,6 nghìn người trong khi Hà Nội xếp sau với 65,9 nghìn người. Báo cáo cho biết,thất nghiệp trong thanh niên và phụ nữ đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Đây là những nhóm người được xem là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến đổi của thị trường lao động. Tổng cục thống kê đánh giá, mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta không biến động lớn. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thị quí IV/2012 gần như không thay đổi so với quí IV năm 2011 ( 2,88% và 2,99%). Tác động của vấn đề thất nghiệp đến đời sống người dân và nền kinh tế Việt Nam Thất nghiệp, vấn đề cả thế giới đang quan tâm không chỉ có ở Việt Nam chúng ta.Trên thực tế, ta không thể xóa bỏ tận gốc của thất nghiệp được mà ta chỉ có thể giải quyết nạn thất nghiệp trong một phạm vi nào đấy mà thôi. Chính vì thế mà khi thất nghiệp ở mức cao sẽ làm cho sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của người dân giảm hẳn, kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân xuống. Khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội xảy ra. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nhiều nước lớn đến mức ta không thể so sánh với thiệt hại do tính hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Bên cạnh đó, đời sống của người dân Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, một số người vì mưu sinh kiếm sống đã chấp nhận những công việc nguy hiểm, bấp bênh với thu nhập thấp. H. Công việc bấp bênh với thu nhập thấp Khi thất nghiệp cao kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm. Đó là các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng như cờ bạc, trộm cắp, nghiện ngập, đặc biệt là các tầng lớp thanh niên không có công ăn việc làm, họ sẽ chán nản, họ nghĩ ra mọi cách miễn là làm sao có tiền là được. Nhất là khi sa vào con đường nghiện ngập, những lúc cơn nghiện lên họ không làm chủ được mình thành thử họ phải kiếm ra tiền bằng mọi cách để thỏa mãn cơn nghiện, thậm chí còn đâm chém nhau, giết người cướp của không tiếc tay. Và những lúc đó thì họ làm sao có thể làm chủ được chính bản thân mình. Chính điều đó đã làm cho người dân hoang mang về các vấn đề xã hội xảy ra, phá vỡ đi nhiều mối quan hệ truyền thống. Quan trọng hơn là kinh tế của xã hội ngày càng giảm hẳn, tình trạng thất nghiệp ngày càng cao tạo ra nỗi lo cho toàn xã hội làm sao giảm được tỷ lệ thất nghiệp đến mức tối đa nhất. Sơ lược tình hình thất nghiệp trên thế giới 5 năm sau khi chịu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số người thất nghiệp tiếp tục tăng cao và con số kỷ lục là 202 triệu người trên toàn thế giới và đây cũng là con số kỷ lục chính thức trong năm 2013. Năm 2011, số người thất nghiệp trên thế giới là 196 triệu người và năm 2012 sẽ là 202 triệu người, chiếm 6,1% số người trong độ tuổi lao động. Những biện pháp “ thắt lưng buộc bụng” của chính phủ nhiều nước đang làm suy yếu các thị trường lao động trên thế giới và có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng việc làm mới. Tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề đặc biệt nghiêm trọng tại các nước EU khi chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay. Những chính sách khắc khổ và cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ càng làm cho sản xuất khó khăn, có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng sản xuất, đội quân thất nghiệp tăng, đời sống người lao động đi xuống. Số liệu cơ quan thống kê EU công bố cho thấy, số người thất nghiệp tại EU tính đến tháng 02/2012 là hơn 17,1 triệu người, bằng 10,8% lực lượng lao động và là mức cao nhất trong 15 năm qua. Những nhân tố làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế là giá dầu mỏ tăng, hoạt động thương mại toàn cầu yếu kém, thảm họa thiên nhiên khắc nghiệt. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ và làm xuất hiện các mâu thuẫn mới tại nhiều nước. Dựa trên số liệu năm 2011 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) , CNBC đưa ra danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới Danh sách các quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới STT Quốc gia Tỉ lệ thất nghiệp 1 Nam Phi 24,7% 2 Tây Ban Nha 21,6% 3 Hy Lạp 17,7% 4 Ireland 14,4% 5 Bồ Đào Nha 12,7% 6 Iran 11,5% 7 Colombia 10,8% 8 Thỗ Nhĩ Kỳ 9,8% 9 Hà Lan 9,6% 10 Pháp 9,3% Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp Việt Nam có một cơ cấu dân số tương đối trẻ, đây là một thế mạnh rất lớn để thực hiện mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” dựa trên lợi thế và tiềm năng của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng và cơ cấu lao động ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Xét trên tổng thể thị trường lao động, tình trạng dư cung vẫn còn phổ biến. Những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là đào tạo nghề chính quy còn thấp dẫn đến chất lượng lao động không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong những năm gần đây, mặc dù tình trạng học vấn của lao động không ngừng được cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chính quy trong cả nước không có việc làm ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học trở đảm nhận các công việc không cần bằng cấp, hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân, hoặc làm các công việc không cần đến trình độ đại học đang dần không còn xa lạ. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng này? Cung vượt quá cầu: khủng hoảng kinh tế Thế Giới kéo theo khủng hoảng tài chính do ”bong bóng” BĐS vỡ làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng suy kiệt. Doanh nghiệp không đầu tư sản xuất mà làm giàu bằng giá trị ảo lâm vào khủng hoảng, phá sản. Ngân Hàng tái cơ cấu, người dân thắt chặt chi tiêu, hoàng loạt việc làm bị cắt giảm ảnh hưởng lớn đến tầng lớp lao động trẻ chưa có kinh nghiệm. Chất lượng giáo dục: có một thực tế đáng buồn là chất lượng giáo dục trong những năm gần đây thấp đến mức báo động, “giữa nhà trường và thế giới việc làm bên ngoài đang có một khoảng cách quá lớn” Nhà trường giảng dạy theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa quá chú trọng lý thiết, không trang bị cho sinh viên đủ các kiến thức thực sự cần thiết trong quá trình học tập. Sinh viên thiếu năng lực, kỹ năng mềm: “có thể nói 90% sinh viên khi ra trường đều thiếu kỹ năng mềm, bằng cấp là quan trong nhưng năng lực thật sự và kinh nghiệm của các bạn mới là yếu tố quyết định”Anh Trần Trọng Thành, chủ tịch HĐQT công ty VINAPO nhấn mạnh điều này trong buổi trao đổi với sinh viên trong tại cuộc tọa đàm “Tự tin nghề marketing”. Số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạn
Tài liệu đính kèm: