Thư viện câu hỏi ôn tập kiểm tra Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017

doc 88 trang Người đăng dothuong Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện câu hỏi ôn tập kiểm tra Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện câu hỏi ôn tập kiểm tra Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017
MÔN HỌC: ĐỊA LÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
* Chuẩn cần đánh giá: Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 	* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất:
A. thâm canh lúa nước với trình độ cao.
B. công nghiệp và dịch vụ.
C. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công truyền thống.
D. nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. 	
	* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Số lượng các dân tộc của nước ta hiện nay là
 A. 52. B. 54. C. 56. D. 64.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. B
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
	* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 3. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày khái quát về sự phân bố các dân tộc ở nước ta. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
Khái quát tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta: 
- Người Việt ( Kinh) phân bố rộng khắp trong cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. 
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp có người Tày, Nùng ( tả ngạn sông Hồng), người Thái, Mường ( hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả)... Ở sườn núi cao 700-1000m có người Dao. Trên các vùng núi cao có người Mông. 
+ Trường Sơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc, cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: Đăk Lăk có người Ê-đê, Kon Tum và Gia Lai có người Gia-rai, Lâm Đồng có người Cơ-ho...
+ Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm và người Khơ-me cư trú thành dải hoặc xem kẽ với người Việt. Người Hoa sống tập trung ở các đô thị. 
- Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đang thay đổi.
	Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Thu thập thông tin về một dân tộc.
	* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 4. Em hãy thu thập thông tin về một dân tộc ở Việt Nam theo gợi ý sau: 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. Học sinh thu thập thông tin thông qua bài học, tư liệu hoặc một dân tộc ở địa phương học sinh cư trú theo gợi ý sau:
Dân tộc, ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, địa bàn cư trú.
Bài 2. Dân số và gia tăng dân số
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 2. Dân số và gia tăng dân số
	* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta: dân đông, gia tăng dân số nhanh; dân số trẻ, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi; nguyên nhân và hậu quả
 	* Mức độ: nhận biết- thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có đặc điểm là :
A. già và ổn định.
B. trẻ và ổn định.
C. già nhưng đang trẻ dần.
D. trẻ nhưng đang già dần.
Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
 Câu 1. D
Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả: 
- Đối với kinh tế: dân số đông và tăng nhanh khiến tích luỹ được ít, hạn chế việc đầu tư, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. 
- Đối với xã hội: Dân số tăng nhanh sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, cải thiện nhà ở, giao thông... khiến đời sống người dân chậm được nâng cao.
- Đối với môi trường : Dân số đông và tăng nhanh dẫn tới phải tăng cường khai thác tài nguyên, làm cho tài nguyên chóng cạn kiệt, đồng thời gây ô nhiễm môi trường...
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam.
 * Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 3. Cho bảng số liệu sau
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử nước ta giai đoạn 1979-2009 (đơn vị: ‰)
Tỉ suất
Năm 1979
Năm1989
Năm1999
Tỉ suất sinh
32,5
31,3
19,9
Tỉ suất tử
7,2
8,4
5,6
a) Tính tỉ lệ (%) gia tăng dân số của nước ta các năm và nhận xét.
b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên nước ta các năm 1979,1989,1999.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3.
 a) Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta
Năm 1979
Năm 1989
Năm 1999
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) 
2,53
2,29
1,43
Nhận xét :
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta qua các năm giảm.
- Giai đoạn 1989 đến 1999 giảm mạnh nhất.
b) Biểu đồ:
Biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên nước ta các năm
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: Địa lí dân cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999
 	 * Mức độ: vân dụng
CÂU HỎI
Câu 4. Dựa vào hình trong SGK, hãy phân tích và so sánh 2 tháp dân số của nước ta năm 1989 và 1999 về: hình dạng của tháp, cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ dân số phụ thuộc.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. Phân tích và so sánh 2 tháp dân số của nước ta năm 1989 và 1999
- Hình dạng: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, nhưng ở tháp dân số năm 1999 nhóm từ 0 đến 4 tuổi thu hẹp hơn so với năm 1989.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động
+ Nhóm dưới độ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động đều cao, nhưng năm 1999 nhóm dưới độ tuổi lao động nhỏ hơn năm 1989 (dẫn chứng)
+ Nhóm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động năm 1999 cao hơn năm 1989 (dẫn chứng)
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỉ trọng (dẫn chứng).
Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.
 * Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. Hãy lựa chọn các nội dung dưới đây rồi điền vào các ô trống ở dưới sao cho phù hợp
1. Người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau.
2. Mật độ dân số rất cao
3. Kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...
4. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
5. Kiểu nhà ống san sát nhau khá phổ biến
6. Nhiều chung cư cao tầng đang được xây dựng
7. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ngày càng tăng
Quần cư thành thị
Quần cư nông thôn
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
- Quần cư nông thôn: 1, 4, 7
- Quần cư thành thị: 2, 3, 5, 6
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Dựa vào bảng số liệu để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
 * Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 2.	Cho bảng số liệu sau:
Dân số và diện tích các vùng nước ta năm 2008
Dân số trung bình 
(nghìn người)
Diện tích (km2)
Cả nước
86210,8
331150,4
Đồng bằng sông Hồng
19654,8
21061,5
Trung du và miền núi phía Bắc
11207,8
95346,0
Bắc Trung Bộ 
10795,1
51534,2
Duyên hải miền Trung
9025,1
44360,7
Tây Nguyên
5004,2
54640,3
Đông Nam Bộ
12828,8
23605,5
Đồng bằng sông Cửu Long
17695,0
40602,3
1. Tính mật độ dân số cả nước và các vùng của nước ta năm 2008.
2. Dựa vào kết quả tính được hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư ở nước ta.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. 
1. Tính mật độ dân số nước ta.
Mật độ dân số được tính bằng: số dân / diện tích (Đơn vị: người/km2)
Vùng
Mật độ dân số (người/km2)
Cả nước
260
Đồng bằng sông Hồng
933
Trung du và miền núi Bắc Bộ
118
Bắc Trung Bộ
209.4
Duyên hải miền Trung
203.4
Tây Nguyên
92
Đông Nam Bộ
543
Đồng bằng sông Cửu Long
436
2. Nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta
- Năm 2008 nước ta có mật độ dân số là 260 người/km2, là quốc gia có mật độ dân số cao.
- Phân bố dân cư nước ta không đều: 
+ Vùng có mật độ dân số cao là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng.
+ Vùng có mật độ dân số thấp là Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thấp nhất là Tây Nguyên. Các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ mật độ dân số ở mức trung bình và thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
	* Chuẩn cần đánh giá: Dựa vào bản đồ nhận biết được sự phân bố dân cư Việt Nam (sự phân bố các đô thị)
 * Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 3. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang Dân số nhận xét về quy mô dân số đô thị và sự phân bố các đô thị ở nước ta.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
- Về quy mô
+ Về quy mô dân số các đô thị nước ta được chia thành 5 cấp: đô thị trên 1 triệu người, từ 500 001 đến 1 triệu người, từ 200 001 đến 500 000 người, từ 100 000 đến 200 000 người và dưới 100 000 người.
+ Đa số các đô thị của nước ta có quy mô dân số nhỏ từ 100 000 đến 500 000 người. Chỉ có 3 đô thị có số dân trên 1 triệu người: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, 3 đô thị có số dân từ 500 001 đến 1 triệu người: Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ.
- Về phân bố
+ Các đô thi tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ , Đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển duyên hải Miền Trung. 
+ Các khu vực trung du và miền núi: Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía tây Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên mạng lưới đô thị thưa thớt và đa số là các đô thị nhỏ với số dân dưới 100 000 người.
Bài 4. Lao đông và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động: nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh; chất lượng lao động còn hạn chế; cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
* Mức độ: nhận biết-thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. Trình bày đặc điểm nguồn lao động ở nước ta
Câu 2. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta có sự chuyển biến như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự chuyển biến đó. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. 
- Số lượng lao động: 
+ Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
+ Lực lượng lao động chiếm tỉ trọng trên 50% dân số
- Chất lượng nguồn lao động:
+ Người lao động có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
+ Người lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Câu 2. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta: 
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi
+ Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm.
+ Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng nhanh.
+ Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ cũng có xu hướng tăng.
- Ý nghĩa của sự thay đổi: Sự thay đổi trên là theo hướng tích cực, cho thấy nền kinh tế nước ta đang chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
* Chuẩn cần đánh giá: Biết được sức ép của dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Nêu một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Vấn đề việc làm ở nước ta:
- Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế - xã hội đất nước, số lao động có việc làm ở nước ta ngày càng tăng. 
- Tuy nhiên, nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, chất lượng lao động chưa cao trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn đã gây sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay: 
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn mới đạt 77,7%.
+ Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị khoảng 6%.
- Để giải quyết vấn đề việc làm cần thực hiện các giải pháp:
+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. 
+ Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở thành thị.
+ Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề..
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: II. Địa lí dân cư; 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta: còn thấp, không đồng đều, đang được cải thiện.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng?
Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là
A. mức thu nhập bình quân đầu người tăng
B. người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn
C. chất lượng cuộc sống của dân cư giữa các vùng còn chênh lệch
D. tuổi thọ trung bình của người dân tăng
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. C
Bài 6. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 1. Quá trình phát triển kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam 
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ, lạc hậu vào thời gian
A. sau năm 1954 đến năm 1975
B. từ năm 1945 đến 1954
C. cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX
D. cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX
 Câu 2. Thành tựu kinh tế nổi bật nhất trong công cuộc Đổi mới là :
A. 	nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng tương đối vững chắc.
B. 	cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
C. 	hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh.
D. 	nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. C
Câu 2. A
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 1. Quá trình phát triển kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá: Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới: thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
 Câu 3. Sau thời kì Đổi mới, cơ cấu nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo xu hướng:
A. tăng dần tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
B. giảm dần tỉ trọng ở khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
C. tỉ trọng khu vực kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ ổn định, tỉ trọng công nghiệp tăng rất nhanh.
 D. nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao và luôn ổn định, tỉ trọng công nghiệp tăng chậm, dịch vụ tăng nhanh.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. B
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 1. Quá trình phát triển kinh tế
* Chuẩn cần đánh giá: Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
 Câu 4. Dựa vào biểu đồ dưới đây, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Cơ cấu kinh tế nước ta phân theo ngành giai đoạn 1990-2005 đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp tăng đến năm 1991, sau đó liên tục giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất (dẫn chứng).
- Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng giảm đến năm 1991 sau đó liên tục tăng và năm 2005 chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng).
- Tỉ trọng dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao, tuy nhiên sự tăng giảm không ổn định (dẫn chứng)
Bài 7. Các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp
* Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản; điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định (tài nguyên đất, khí hậu. nước, sinh vật; dân cư và lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường).
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Nối các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp
có diện tích là 3 triệu ha, thích hợp với cây lúa và các cây ngắn ngày khác. Tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long, các đồng bằng Duyên hải Miền trung
có diện tích là 16 triệu ha, thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả.
có diện tích là 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
Đất nông nghiệp
Đất phù sa
Đất pheralit
Đất lâm nghiệp
	Câu 2. Điều kiện tự nhiên chủ yếu nào sau đây tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở nước ta?
A. Đất.	
B. Nước.	
C. Khí hậu.
D. Sinh vật.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1.
Câu 2. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp
* Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản; điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định (tài nguyên đất, khí hậu. nước, sinh vật; dân cư và lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường).
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 2. Nhân tố quyết định tạo nên thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta những năm qua là :
A. nguồn lao động ở nông thôn dồi dào, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
B. cơ sở vật chất – kĩ thuật nông nghiệp ngày càng hoàn thiện.
C. chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn của Nhà nước.
 D. thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
 Câu 2. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp
* Chuẩn cần đánh giá: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản; điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định (tài nguyên đất, khí hậu. nước, sinh vật; dân cư và lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường).
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta. 
Câu 5. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp. 
- Tài nguyên đất khá đa dạng, với hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp.
+ Nhóm đất phù sa: Tập trung tại các đồng bằng. Thích hợp trồng lúa nước và các loại cây ngắn ngày.
+ Nhóm đất feralit: Tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi. Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và một số cây ngắn ngày khác ( sắn, đậu tương...).
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nhiệt ẩm phong phú: cấy cối phát triển quanh năm, trồng được nhiều vụ. Khí hậu phân hoá theo mùa, theo chiều bắc-nam và theo độ cao tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp đa dạng : có thể trồng được các cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới, cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng. 
- Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, có giá trị lớn về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng. 
- Tài nguyên động, thực vật phong phú, nhiều giống cây trồng và vật nuôi có chất lượng tốt. 
Câu 5. 
- Giúp cho việc sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài.
- Làm tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh.
- Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh, góp phần gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp.
- Sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh góp phần giảm bớt khâu trung gian, giảm cước phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm.
Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chủ đề: III. Địa lí kinh tế; 2. Ngành nông nghiệp
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Các vùng trồng cây ăn quả lớn ở nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồ

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU_VIEN_CAU_HOI_DIA_LI_9_NAM_HOC_20162017.doc